Lý do Microsoft không bị xét nét như Google, Facebook
Nhờ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lập pháp, Chủ tịch Brad Smith giúp Microsoft tránh những áp lực về độc quyền mà các công ty như Facebook hay Google đang đối mặt.
Sức ảnh hưởng của Smith được chú ý khi Microsoft muốn tạo thuận lợi cho thương vụ mua lại Activision Blizzard với giá 75 tỷ USD. Nhờ kinh nghiệm làm việc tại Microsoft 30 năm và giữ chức chủ tịch trong 7 năm, Smith giúp công ty có được vị trí đặc biệt trong mắt nhà chức trách.
Chiến lược của Smith là xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhà lập pháp. Ông còn công khai ủng hộ đề xuất kiểm soát hoạt động của Big Tech và rút khỏi các hiệp hội thương mại, được thành lập để công ty công nghệ bày tỏ tiếng nói trước giới chức.
“Vũ khí” của Smith tại Microsoft
Theo WSJ, rất ít lãnh đạo công nghệ sở hữu thâm niên làm việc và kinh nghiệm xoay xở trước pháp luật như Smith. Gia nhập Microsoft vào năm 1993, Smith là phó cố vấn giúp công ty vượt qua tranh chấp căng thẳng về độc quyền với chính phủ nhiều nước trong những năm 1990.
Năm 2001, Smith đề xuất trở thành tổng cố vấn tại Microsoft bằng slide PowerPoint với dòng chữ “Đã đến lúc làm hòa”. Ông đảm nhiệm chức vụ này kiêm phó chủ tịch vào năm 2002. Kể từ đó, Smith giải quyết hàng chục vụ kiện với các công ty, chính phủ trên khắp thế giới. “Tình hữu nghị” trở thành vũ khí cạnh tranh mới của Microsoft.
Brad Smith có 30 năm làm việc tại Microsoft, giữ vị trí chủ tịch được 7 năm.
Năm 2007, Microsoft thua cuộc trước Google trong thương vụ thâu tóm công ty quảng cáo trực tuyến DoubleClick. Một số nhân viên cũ tiết lộ Steve Ballmer, khi đó là CEO Microsoft, nói với Smith rằng hãy cho Google trải qua cảm giác bị giới chức theo dõi sát sao.
Ngay sau đó, Smith đã vận động các quan chức ngăn chặn thương vụ mua lại DoubleClick do Google đang thống trị lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số. Dù thất bại, nỗ lực của Smith đã châm ngòi cho cuộc chiến lớn với Google, công ty Internet muốn cạnh tranh với Microsoft trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp, một trọng tâm kinh doanh của Microsoft.
Microsoft theo đuổi chiến lược đặt họ ngoài nhóm Big Tech, trở thành công ty có trách nhiệm nhất
Adam Kovacevich, CEO Chamber of Progress
Smith đã thành lập nhóm Văn phòng Quan hệ Chiến lược, gồm những luật sư và nhà vận động hành lang để hỗ trợ tài chính, chuyên môn cho các tổ chức khởi kiện Google về vấn đề chống độc quyền tại Mỹ và châu Âu. Một trong số đó gồm Foundem, trang web so sánh giá tại Anh đã kiện Google vào năm 2009 với cáo buộc độc quyền. Đến năm 2017, các quan chức châu Âu phạt Google 3 tỷ USD liên quan đến đơn kiện.
Vai trò của Smith tiếp tục thay đổi khi Satya Nadella trở thành CEO Microsoft vào năm 2014. Nadella đã chuyển văn hóa Microsoft từ chính trị doanh nghiệp sang mở rộng hợp tác, động thái đầu tiên là mang bộ ứng dụng văn phòng Office lên iPad.
Là một trong những người ủng hộ Nadella nhiều nhất, Smith được thăng chức lên chủ tịch Microsoft vào năm 2015. Điều đó giúp ông có thêm quyền lực khi gặp gỡ quan chức chính phủ và làm chứng trong các phiên điều trần. Một năm sau, Microsoft và Google ký thỏa thuận đình chiến kéo dài 5 năm. Thời điểm đó, Smith đã đóng cửa Văn phòng Quan hệ Chiến lược.
Chiến lược ngoại giao khôn khéo
Từ khi đảm nhiệm vị trí chủ tịch, Smith trở thành gương mặt nổi bật của Microsoft, thường được các thành viên trong đội ngũ gọi là “Thống đốc Smith”. Khi nhà chức trách để mắt đến nhóm Big Tech, Smith nêu quan điểm ủng hộ đề xuất kiểm soát các hãng công nghệ lớn.
“Microsoft theo đuổi chiến lược đặt họ ngoài nhóm Big Tech, trở thành công ty có trách nhiệm nhất”, Adam Kovacevich cho biết. Ông là cựu chuyên gia vận động hành lang của Google, hiện đứng đầu Chamber of Progress, tổ chức vận động hành lang phi lợi nhuận do Amazon, Apple và Google tài trợ.
Kinh nghiệm của Brad Smith sẽ được kiểm chứng với thương vụ Microsoft thâu tóm Activision Blizzard trị giá 75 tỷ USD.
Video đang HOT
Sau khi công bố thâu tóm Activision Blizzard đầu năm nay, đội ngũ của Smith đã liên hệ các cộng sự của nghị sĩ Ken Buck, người đứng đầu Tiểu ban Chống độc quyền Hạ viện Mỹ. Chủ tịch Microsoft muốn xoa dịu lo lắng về tác động của thương vụ với tính cạnh tranh công bằng.
Là một trong những người phản đối nhóm Big Tech mạnh mẽ nhất, Buck đã chia sẻ thông tin về thương vụ của Microsoft lên Twitter với lời lẽ tích cực. Trước đó, Smith đã chủ động kết nối với Buck ngay khi ông được bầu vào Hạ viện Mỹ năm 2014. “Smith đã tận dụng kinh nghiệm cố vấn rằng cách tốt nhất để đối phó những người tại Quốc hội là gặp mặt trực tiếp”, Buck cho biết.
Năm 2020, Buck và các thành viên trong hội đồng chống độc quyền tại Hạ viện chuẩn bị cho cuộc điều trần của CEO Amazon, Facebook, Apple và Google. Cuộc họp của thành viên tiểu bang với các nhà lập pháp có sự góp mặt của Smith. Trong bài thuyết trình dài hơn một tiếng, Smith nói về lịch sử của Microsoft dưới sự giám sát của Washington. Từ đó, các nhà lập pháp đồng ý hỏi những câu khó nhằn cho những CEO.
Theo một số nguồn tin thân cận, Microsoft đã hợp tác với ủy ban cho cuộc điều tra chống độc quyền chứ không phải mục tiêu. Microsoft nghiêng về nhóm khách hàng doanh nghiệp, trong khi Apple, Google, Amazon hay Facebook hướng mục tiêu kinh doanh đến người dùng nhiều hơn.
Trước các nhà lập pháp, Smith thường ủng hộ áp đặt quy định cho các nền tảng công nghệ lớn. Ông tán thành dự luật cho khả năng tải app từ kho ứng dụng ngoài trên các hệ điều hành như iOS, khẳng định sẽ tuân thủ quy định nếu Australia buộc Google trả tiền cho báo chí.
Đầu tháng 4, Google gây căng thẳng khi đăng bài ghi rằng việc chính phủ sử dụng quá nhiều sản phẩm Microsoft tạo ra nguy cơ tấn công mạng. Frank Shaw, phát ngôn viên của Microsoft cho biết đó là nghiên cứu “đáng thất vọng nhưng không quá ngạc nhiên”.
Năm 2021, Microsoft khiến Apple khó chịu khi làm chứng cho vụ kiện của Epic Games, chủ sở hữu tựa game Fortnite chống lại Apple với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. Táo khuyết cáo buộc Microsoft là con rối đứng sau các lập luận của Epic Games. “Một người quan sát tỉnh táo sẽ tự hỏi liệu Epic có phải bình phong của Microsoft hay không”, Apple cho biết trong hồ sơ nộp lên tòa án.
Microsoft do Smith làm chủ tịch không tham gia phiên điều trần về chống độc quyền của Quốc hội Mỹ năm 2020.
Trong những năm gần đây, Microsoft đã rút khỏi các hiệp hội công nghệ, tổ chức vận động hành lang như TechNet và Internet Association. Nguồn tin nội bộ nói rằng Microsoft không muốn bị bó buộc với những hãng công nghệ khác.
Smith cho biết Microsoft vẫn duy trì hợp tác với đối thủ. Năm ngoái, công ty đã ký thỏa thuận với Google và Amazon để tạo ra bộ tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khách hàng dành cho các công ty đám mây. “Khi ngành công nghiệp trưởng thành, hợp tác cùng nhau sẽ được đánh giá cao, kể cả khi chúng tôi có thể bất đồng với một số vấn đề trong cùng thời điểm”, Smith cho biết.
Sự chú ý dành cho thương vụ Activision
Thỏa thuận Microsoft mua lại Activision Blizzard đang được Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) xem xét. Vào cuối tháng 3, 4 nghị sĩ Mỹ đã gửi thư đến FTC cho rằng thương vụ có thể làm suy yếu cáo buộc của nhân viên liên quan đến môi trường làm việc, quấy rối tình dục tại hãng game này.
Trước khi thương vụ được công bố vào tháng 1, Smith nói rằng ông bị mất ngủ. Không thể nằm trên giường, chủ tịch Microsoft lên kế hoạch loại bỏ lời chỉ trích bằng cách giải quyết những lo ngại về cạnh tranh.
Sáng hôm sau, Smith gọi điện cho Giám đốc Xbox, Phil Spencer đề nghị thông báo kế hoạch cho đối thủ Sony, nói với hãng này rằng Microsoft sẽ tiếp tục sản xuất trò chơi của Activision Blizzard cho dòng máy game PlayStation.
Smith là người ủng hộ chiến lược thay đổi Microsoft của CEO Satya Nadella.
Cùng với CEO Nadella, Smith thông báo kho ứng dụng của Microsoft sẽ không yêu cầu lập trình viên sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền. Một tháng sau, Microsoft công bố các chính sách mới của kho ứng dụng cho nhà lập pháp và báo chí.
Theo WSJ, động thái trên làm mềm lòng các nhà lập pháp trên thế giới trước khi mảng game của Microsoft có sự phục vụ của Activision Blizzard.
“Chúng tôi tập trung thích ứng với quy định hơn là chống lại chúng. Công ty muốn làm rõ với nhà lập pháp và công chúng rằng nếu thương vụ (mua lại Activision Blizzard) được chấp nhận, họ có thể tin tưởng Microsoft sẽ thích ứng với các quy định hiện có, cũng như điều hành hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm”, Smith chia sẻ trước các phóng viên.
Choáng trước mức lương "TRONG MƠ" của nhân viên tại các tập đoàn "khủng" như Apple, Facebook, Tiktok: Kiếm hàng trăm nghìn USD mỗi năm, điều này là thứ quyết định tất cả
Nếu mơ về một công việc được trả lương cao, mang lại thu nhập dư dả, hãy thử ứng tuyển vào các ông lớn hàng đầu dưới đây.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã vượt qua đại dịch, công bố mức tăng trưởng ấn tượng, liên tục kiếm lợi nhuận và thu hút nhân tài, nhân lực toàn cầu.
Mới đây, tạp chí Business Insider đã thực hiện một thống kê về mức lương mà các vị trí nhân viên chủ chốt trong các công ty đó được nhận trong 1 năm làm việc. Đó đương nhiên là các con số đáng mơ ước với bất kì người làm công ăn lương nào.
Google: Các kỹ sư phần mềm nhận hơn 300.000 USD
Google thường được biết đến là một trong những nơi tốt nhất để làm việc, với mức lương lí tưởng.
Một kỹ sư phần mềm tại đây được trả 353.000 đô la, một phó chủ tịch về kỹ thuật có thể được trả 475.000 USD và một phó chủ tịch cấp cao sẽ nhận được mức lương hàng năm lên tới 650.000 USD
DoorDash: Các công việc cao cấp trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh được trả 250.000 USD
Dịch vụ của DoorDash đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của các hộ gia đình trên khắp nước Mỹ. Với tham vọng mở rộng ra nước ngoài, họ đã trả nhiều tiền để thu hút những nhân viên phù hợp cho tham vọng phát triển đó.
Theo dữ liệu tiền lương do Insider tổng hợp, một kỹ sư phần mềm tại DoorDash có thể kiếm được 250.000 USD tiền lương hàng năm. Một nhà quản lý dự án, ở khía cạnh tăng trưởng, có thể kiếm được con số 240.000 USD. Và ở mảng kinh doanh, một giám đốc về chiến lược bán hàng và hoạt động được trả 265.000 USD.
Amazon: Các kiến trúc sư về giải pháp đám mây được trả từ 90.800 - 185.000 USD
Đơn vị đám mây của Amazon, hiện do Adam Selipsky điều hành, liên tục tuyển dụng nhân tài kỹ thuật và kinh doanh để giữ vững vị thế thống trị của mình.
Theo dữ liệu mà Insider thu thập được và cung cấp, ở đây, những nhân viên được trả lương cao nhất có thể nhận được tới 185.000 USD lương cơ bản.
Apple: Các công việc marketing cấp cao có thể nhận về 325.000 USD
Năm 2021, Apple tiếp tục sự thành công với mức tăng doanh thu 33% và thu về 95 tỷ USD lợi nhuận từ việc bán iPhone, iPad, Mac cũng như các thiết bị và dịch vụ khác. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng gã khổng lồ công nghệ đang trên đà trở thành công ty đầu tiên đạt 3 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường trong năm nay.
Các quảng cáo của Apple luôn rất kinh điển, là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của công ty. Do đó, Apple cũng sẵn sàng chi trả khoản tiền lương không nhỏ cho các vị trí đảm nhiệm mảng marketing cấp cao của tập đoàn này - lên tới 325.000 USD.
Facebook: Giám đốc kỹ thuật được trả khoảng 360.000 USD
Nhân viên của Facebook được biết đến với mức lương đáng kể. Một giám đốc quảng cáo nội bộ có mức lương hơn 330.000 USD, trong khi một giám đốc kỹ thuật có khoảng 360.000 USD.
Facebook không chỉ trả lương theo công việc, mà còn theo địa điểm làm việc. Ví dụ, một nhân viên phân tích dữ liệu ở California nhận về từ 130.000 - 150.000 USD mỗi năm, trong khi nếu ở Texas, người đó sẽ chỉ kiếm được 128.000 USD hoặc 111.000 USD. Một kỹ sư phần mềm ở New York được trả 160.000 USD, nhưng một người tương tự ở Rhode Island và Texas chỉ nhận về 118.000 USD.
Microsoft: Giám đốc kinh doanh có mức lương 250.000 USD
Lấy mốc 175.000 USD là cận dưới, Business Insider tiến hành tổng hợp và phân tích các vị trí có thu nhập bằng hoặc cao hơn đó. Mức lương cao nhất tại Microsoft thuộc về vị trí giám đốc kinh doanh, với số tiền 250.000 USD.
Uber: Mức lương đầy cạnh tranh với các ông lớn ở Thung lũng Silicon
Các kỹ sư cấp cao tại Uber có thể kiếm được mức lương hơn 200.000 USD, trong khi các nhà khoa học dữ liệu có thể kiếm được gần 150.000 USD và các giám đốc sản phẩm cấp cao có thể kiếm được khoảng 190.000 USD trở lên, chưa bao gồm vốn chủ sở hữu hay tiền thưởng.
Intel: Giám đốc kỹ thuật có mức lương hơn 300.000 USD
Intel đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm, lợi nhuận thu hẹp và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Đài Loan Semiconductor, AMD, Nvidia và các hãng khác, cùng với sự thiếu hụt chất bán dẫn và mất đi những khách hàng lớn như Apple.
Chính bởi tất cả những điều đó, Intel trả nhiều tiền và trông cậy vào các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý, tiếp thị và các kỹ sư phần mềm và phần cứng khác nhau. Một giám đốc kỹ thuật làm việc ở đây có thể nhận mức lương hơn 300.000 USD.
IBM: Các nhân tài nhận gần 335.000 USD
Dưới thời Giám đốc điều hành Arvind Krishna, IBM đang cố gắng tái tạo lại chính mình cho kỷ nguyên điện toán đám mây, do Amazon, Microsoft, Alibaba và Google thống trị cho đến nay.
Một phần trong công cuộc đổi mới của IBM bao gồm việc phát triển cơ sở 350.000 nhân viên hùng hậu của mình để bổ sung tài năng kỹ thuật trong đám mây, đám mây lai và AI, cũng như trong các lĩnh vực như chiến lược, tư vấn và phân tích kinh doanh.IBM cũng trả cho những nhân tài đó số tiền đáng mơ ước lên tới 335.000 USD hàng năm, chưa tính tiền thưởng.
Dell: Mặt bằng lương chung là hàng trăm nghìn USD
Nhu cầu về phần cứng tăng cao trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến thu nhập kỷ lục cho các công ty như Dell bất chấp những vấn đề trong chuỗi cung ứng. Một số nhân viên cũng đã được trả gần 200.000 đô la nhờ đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của công ty trong các mảng phân tích kinh doanh, bán hàng hay kĩ thuật. Ví dụ, một nhân viên kỹ thuật phần mềm có trụ sở tại Texas kiếm được 198.083 đô la.
TikTok: Mức lương dao động từ 60.000 USD đến gần nửa triệu USD
ByteDance và công ty con TikTok, ứng dụng truyền thông xã hội phát triển chóng mặt gần đây đã trả cho nhân viên mức lương rất hấp dẫn.
Các vị trí mảng công nghệ sẽ có mức lương cao, chẳng hạn các giám đốc kỹ thuật cấp cao nhận về từ 440.000 đến 480.000 USD mỗi năm. Ở mức thấp nhất, nhân viên kế toán cũng được trả tới 59.700 USD, trong khi chuyên gia nhân sự có mức lương 68.408 USD.
Như vậy, mức lương cơ bản trung bình hàng năm tại TikTok và ByteDance là 188.500 USD - một con số không hề khiêm tốn.
TikTok cấm người dùng tại Nga tạo video mới Người dùng tại Nga tạm thời không thể tạo nội dung mới trên nền tảng Tik Tok. TikTok sẽ tạm ngừng tải lên và phát trực tiếp video mới trên ứng dụng của mình ở Nga, với lý do là luật "tin tức giả mạo" mới được thông qua của quốc gia này. "Theo luật mới về tin tức giả mạo của Nga,...