Lý do không ghép cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ vào dự án Trung Lương – Mỹ Thuận
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Văn bản 3085/BGTVT gửi Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận về việc triển khai dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Thi công cao tốc Mỹ Thuận đoạn nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Văn bản của Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật ký cho biết, hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo Ban Cán sự Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chuyển đổi dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ từ hình thức đầu tư PPP (hợp tác công tư) sang đầu tư công tại Thông báo 126 ngày 25/3/2020.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trường hợp, dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ chuyển sang đầu tư công, trách nhiệm quản lý đầu tư vẫn thuộc Bộ Giao thông Vận tải theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Giao thông đường bộ.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, việc ghép dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ vào dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và giao doanh nghiệp dự án triển khai đầu tư sẽ gặp một số khó khăn. Đầu tiên, dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận là hai dự án khác nhau được thực hiện bởi hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ thuộc phạm vi hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, không thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang nên sẽ phát sinh những vấn đề pháp lý, khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng.
Video đang HOT
Đặc biệt, việc ghép dự án chưa có nhà đầu tư vào dự án đang triển khai thực hiện không phù hợp với những vấn đề đã được nêu tại Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, trong thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước cũng có ý kiến kết luận kiểm toán của nhiều dự án BOT, việc bổ sung dự án, bổ sung hạng mục ngoài phạm vi dự án BOT đã ký hợp đồng là chưa phù hợp quy định.
“Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận những kiến nghị của Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện dự án theo chỉ đạo và chủ trương chung của Chính phủ”, văn bản của Bộ Giao thông Vận tải cho biết.
Trước đó, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã có Văn bản 600 ngày 18/3/2020 và Văn bản 748 ngày 26/3/2020 gửi Văn phòng Chính phủ; trong đó doanh nghiệp này đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện phương án gộp dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ vào dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang triển khai.
Quang Toàn
Cắt giảm tàu khách, đường sắt chuyển sang "cõng" hàng ở các tuyến
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ trương tăng cường chạy tàu hàng trên các tuyến đường sắt, trong đó sẽ tổ chức chạy thêm tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn tàu chuyên chở hàng bằng container đông lạnh. (Ảnh: HARACO cung cấp)
Ngoài việc duy trì 2 đôi tàu khách tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tăng cường chạy tàu hàng trên tất cả các tuyến trong mùa dịch COVID-19.
Để lưu thông hàng hóa phục vụ kinh tế-xã hội, khai thác tận dụng năng lực thông qua do cắt giảm tàu khách do diễn biến của dịch COVID-19, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ trương tăng cường chạy tàu hàng trên các tuyến đường sắt, trong đó đặc biệt tổ chức chạy thêm tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh với thời gian hành trình gần như tàu khách.
Bắt đầu từ ngày 1/4/2020, VNR sẽ xem xét giảm cước vận tải hàng hóa trong điều kiện giá nhiên liệu giảm và tiết kiệm chi phí. Tổng công ty luôn chủ động để phục vụ nhu cầu vận tải của các chủ hàng.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, từ hôm nay (30/3), Đường sắt Việt Nam dừng toàn bộ tàu khách địa phương, chỉ duy trì chạy 2 đôi tàu khách Thống nhất.
Cụ thể, từ 00 giờ 00 phút ngày 30/3 đến 15/4/2020, VNR tạm dừng chạy các đoàn tàu khách khu đoạn (tàu khách địa phương) trên tất cả các tuyến đường sắt gồm Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Quán Triều, Hà Nội-Đồng Đăng, Sài Gòn-Nha Trang, Sài Gòn-Phan Thiết, Sài Gòn-Đà Nẵng,...
Đối với tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tổ chức chạy 2 đôi tàu khách/ngày là tàu SE3/4 và SE 5/6. Trong đó, tàu SE3 xuất phát ở Hà Nội lúc 19 giờ 25 phút; tàu SE5 xuất phát ở ga Hà Nội lúc 8 giờ 50 phút; tàu SE4 xuất phát ở ga Sài Gòn lúc 19 giờ 25 phút ; tàu SE6 xuất phát ở ga Sài Gòn lúc 8 giờ 45 phút.
Trước đó, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR khẳng định, dịch COVID-19 khi xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trong đó sâu rộng nhất là vận tải và thương mại dịch vụ./.
Việt Hùng
Đề xuất dời ga Nha Trang để xây nhà ở, cao ốc thương mại Quy hoạch TP Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không có việc giải tỏa ga Nha Trang chuyển thành đất ở nhưng trong các phương án cải tạo, dời ga này lại đang đề xuất xây nhà ở, cao ốc thương mại. Ga Nha Trang hiện nay tại trung tâm thành phố, nằm trên đường Thái...