Lý do khiến Tecomen đồng hành cùng Microsoft trong hành trình trở thành hãng máy lọc nước hàng đầu thế giới
Với sự hỗ trợ và đồng hành của Microsoft ở giai đoạn”toàn cầu hoá”, tập đoàn Tecomen đã tiết kiệm tới 1 triệu đô chi phí đầu tư chuyển đổi số và gia tăng hiệu suất làm việc trong những bước đầu chinh phục thị trường thế giới.
Tập đoàn Tecomen bắt đầu cung ứng các thiết bị lọc nước, gia dụng và sức khỏe trên khắp châu Á từ năm 2006, đến nay đã trở thành nhà sản xuất máy lọc nước lớn nhất Đông Nam Á với quy mô hơn 1.000 nhân viên. Không dừng ở khu vực, tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2040 sẽ ghi tên vào danh sách top 10 toàn cầu. Một trong những bước đầu để triển khai kế hoạch này, Tecomen đã bắt đầu quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý SAP lên đám mây Microsoft Azure từ năm 2018.
Ảnh: Sưu tầm
Thời gian triển khai nhanh chóng, tiện lợi và dễ sử dụng.
Ông Phạm Tuấn Khánh – Chuyên gia IT cấp cao của Tecomen cho biết, Tecomen bắt tay với Microsoft chuyển đổi số toàn bộ ‘đế chế’ 6 công ty con chỉ mất 6 tháng với sự hỗ trợ từ những chuyên gia công nghệ giỏi nhất của NGS – đối tác ủy quyền của cả SAP lẫn Microsoft. Trong khi các phần mềm cũ mất 2 tháng đặt hàng máy chủ và thích ứng khá chậm chạp, thì với bộ giải pháp SAP on Azure, các kỹ sư chỉ cần nhấp chuột vài phút là đã triển khai xong hệ thống mới, sẵn sàng nhập cơ sở dữ liệu. Sau 6 tháng, cuộc khảo sát nội bộ thu về số lượt phản hồi tích cực vượt mong đợi. Các nhân viên đều “hiểu Azure” một cách nhanh chóng và tường tận.
Ngoài ra, hệ thống còn tuỳ biến tối ưu theo nhu cầu sử dụng, linh hoạt nhân rộng quy mô đến mức ấn tượng. Khi ban lãnh đạo Tecomen dự định mở văn phòng mới ở Indonesia, khối lượng công việc gia tăng chóng mặt, song chỉ cần nhấn nút “Nâng cấp” trên Microsoft Azure là có ngay hệ thống vận hành mới trong tích tắc.
Video đang HOT
Tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư.
Ưu điểm của SAP không chỉ nằm ở sự tiện lợi, mà đây còn là giải pháp giúp Tecomen tiết kiệm được một khoảng lớn trong chi phí đầu tư.
Ông Khánh cho biết, Microsoft giúp Tecomen tiết kiệm tới 1 triệu USD chi phí đầu tư. Trước đây, với các phần mềm truyền thống, Tecomen mất ít nhất 2 tháng để đặt mua máy chủ. Còn đối với SAP, Tecomen không cần máy chủ, không cần mua băng thông hay ADSL dự phòng cáp hỏng như trước. Ngoài ra, chi phí đầu tư lúc trước phải trả hết một lần ngay khi nhận bàn giao. Nhưng với hệ thống hiện tại, việc chi trả được tính theo hàng tháng và sẽ theo hóa đơn kê khai các hoạt động sử dụng thực tế trong tháng.
Tính năng bảo mật cao cấp.
Đại diện Tecomen đánh giá cao độ bảo mật của SAP. Những “con số nhảy múa” được tải lên đám mây, nơi cực kỳ an toàn với tính năng bảo mật mạnh mẽ anti-DdoS. Và chỉ bằng một cú nhấp chuột, các quản lý cấp cao có thể truy cập vào hệ thống báo cáo lãnh đạo thông minh SAP BI, qua web hoặc mobile, mọi lúc mọi nơi, để kiểm soát các chỉ số KPI, đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác dựa trên phân tích dữ liệu cập nhật theo thời gian thực.
Gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc cho hàng nghìn nhân viên.
Bà Đào Thu Hương – Giám đốc Chiến lược và Đổi mới của Tecomen nhận định, với lợi thế đồng bộ dữ liệu chính xác đến từng con số, bộ giải pháp SAP on Azure đã giúp gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc cho hàng nghìn nhân viên. Nếu trước đây phòng hành chính làm báo cáo mất cả tuần thì nay chỉ vài phút, quy trình phê duyệt giấy tờ “ngốn” nhiều tháng thì nay chỉ một tuần. Thông qua SAP, tiến độ sản xuất lẫn yêu cầu cung ứng vật liệu từ nhà máy được kết nối trực tiếp và tức thời tới phòng thu mua; phòng kinh doanh nhanh chóng tùy chỉnh báo cáo tồn kho xuất nhập khẩu, phát triển kế hoạch bán hàng kịp thời để đưa lên đám mây.
Chuyên gia Tuấn Khánh cho biết thêm, công việc phòng IT giờ đây cũng nhẹ nhàng hơn nhiều, không cần phải kiểm tra hệ thống máy chủ hay phần cứng mỗi ngày. Sắp tới, Tecomen sẽ đưa vào triển khai tính năng Internet Vạn Vật (IoT) trên Azure, kết hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) và Máy học (Machine Learning) lấy dữ liệu từ các cảm biến, thiết bị từ nhà máy để nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Giải quyết triệt để lỗi ngắt kết nối của cáp cũ.
Nền tảng đám mây SAP trên Microsoft Azure đã giúp giải quyết được bài toán “ngắt kết nối” bấy lâu của hệ thống cáp AAG cũ. Mỗi cuối tuần, Tecomen có thể an tâm cắt điện toàn khối văn phòng mà không lo mất bất kỳ dữ liệu nào.
Với những tiện ích nêu trên, SAP đã giúp Tecomen đơn giản hóa quy trình, thúc đẩy và mở rộng một cách nhanh chóng trên nhu cầu vận hành. Bà Thu Hương đánh giá: “Microsoft cung cấp nền tảng tổng thể, hệ sinh thái làm việc hiện đại, nơi có mọi thứ chúng tôi cần để chuyển đổi số, trao quyền cho nhân viên tối ưu hóa hoạt động kinh doanh theo cách thức mới”.
Đồng thời, bà cũng nhấn mạnh rằng: “Chuyển đổi số là bước quan trọng để hiện thực hóa khát vọng toàn cầu hóa, đó cũng là lý do vì sao chúng tôi chọn nền tảng đám mây SAP trên Microsoft Azure”.
Có thể thấy rằng, nền tảng đám mây SAP trên Microsoft Azure chính là một cánh tay đắc lực đồng hành cùng Tecomen trên hành trình chinh phục khát vọng toàn cầu hóa.
Tiết kiệm triệu USD nhờ chuyển đổi số trên điện toán đám mây
Nhà sản xuất máy lọc nước Tecomen ước tính đã cắt giảm được một triệu USD chi phí nhờ sử dụng hệ thống quản lý trên nền tảng đám mây.
Tại sự kiện công bố dự án "Embrace" tại Việt Nam, đại diện Tecomen (đơn vị sản xuất máy lọc nước Karofi) cho biết, đơn vị này đã bắt đầu quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý SAP của mình lên đám mây Microsoft Azure từ đầu năm 2018. Việc chuyển đổi này giúp họ có thể đơn giản hoá quy trình quản lý, thúc đẩy việc vận hành, và theo ước tính, việc chuyển đổi số đã giúp Tecomen cắt giảm được khoảng một triệu USD chi phí so với hệ thống quản lý cũ.
Tecomen cũng là một trong những khách hàng đầu tiên của SAP thực hiện chuyển đổi lên Microsoft Azure - dự án hợp tác giữa Microsoft và SAP nhằm chuyển đổi các giải pháp vận hành doanh nghiệp của SAP như S/4HANA và SAP Cloud Platform, lên nền tảng điện toán đám mây Azure của Microsoft.
Theo bà Đào Thanh Hương, Giám đốc Chiến lược & Đổi mới Tecomen, khả năng giảm chi phí đầu tư là một trong những lợi thế lớn của Embrace. "Thay vì đầu tư 'một cục' lớn cho hạ tầng và thiết bị ban đầu, chúng tôi có thể sử dụng dịch vụ đám mây và trả tiền theo từng năm, với số tiền nhỏ hơn nhiều so với số tiền trên", bà Hương nói, đồng thời nhận định giải pháp này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được không nhỏ thời gian xử lý dữ liệu. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần đào tạo lại nhân sự vận hành trên nền tảng mới", bà Hương nói.
Theo ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, ngoài chi phí, khả năng phòng ngừa rủi ro và rút ngắn thời gian là những lợi thế khi doanh nghiệp chuyển đổi số trên nền tảng điện toán đám mây. Với kinh nghiệm từng triển khai các hệ thống quản lý cho doanh nghiệp lớn như ngân hàng, ông Trường cho biết các doanh nghiệp này nếu sử dụng hệ thống "on-premise" thường sẽ phải mua phần cứng và server đáp ứng được trong ít nhất 4 năm. "Điều này dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu cực lớn, trong khi lại lãng phí tài nguyên nếu chưa sử dụng hết, và sau 2-3 năm, các hệ thống này có thể trở nên lỗi thời", ông Trường nói. Trong khi đó, nếu sử dụng đám mây như Azure của Microsoft, doanh nghiệp có thể tuỳ biến tối ưu theo nhu cầu sử dụng, rút ngắn thời gian triển khai, thời gian xử lý, cũng như tránh được những rủi ro về thiên tai, về an toàn thông tin nếu như tự vận hành.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam.
Tuy vậy, hạn chế của hệ hệ thống điện toán đám mây là việc vận hành sẽ phụ thuộc không nhỏ vào đường truyền Internet. Vị đại diện Microsoft cho biết đã làm việc với một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam xây dựng đường truyền băng thông lớn, kết nối trực tiếp từ khách hàng đến trung tâm dữ liệu.
Với việc SAP hợp tác với Microsoft trong dự án Embrace, các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống quản lý của SAP sẽ có thể dễ dàng chuyển đổi từ On-premise sang "đám mây" công cộng. SAP cho biết sẽ ưu tiên chuyển đổi các khách hàng đang sử dụng SAP ERP, S/4HANA sang đám mây Microsoft Azure, tuy nhiên, cũng sẽ tôn trọng quyết định lựa chọn nhà cung cấp đám mây theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Theo vnexpress
Nền tảng đám mây Amazon AWS đang dần đánh mất thị phần vào tay Microsoft Azure Dù vẫn đang là người dẫn đầu thị trường, nhưng trong khi thị phần Amazon AWS sụt giảm, đại kình địch Microsoft Azure lại ngày càng gia tăng. Hôm qua hãng phân tích độc lập Canalys đã công bố báo cáo mới nhất của họ về thị trường điện toán đám mây toàn cầu trong Quý 4 năm 2019 và cả năm 2019....