Lý do khiến quốc gia đi đầu về tiêm chủng vẫn có số ca Covid-19 tăng
Israel thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh hàng đầu nhưng giảm dần tốc độ, nới lỏng các quy định giãn cách sớm.
Israel trở thành tâm điểm của đại dịch Covid-19 vào năm 2021 khi triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm vắc xin. Đến cuối tháng 2, khi rất nhiều nước chưa tiếp cận vắc xin, 50% dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều, phần lớn sử dụng vắc xin Pfizer.
Sau đó, Israel đã mở cửa trở lại vào mùa hè năm 2021. Tuy nhiên, kể từ đó Israel đã ghi nhận các đợt bùng phát dịch mới, với khoảng 7.000 ca mỗi ngày trong thời gian gần đây.
Israel thực hiện tiêm mũi 3 cho những người đã tiêm đủ 2 mũi
Một phần của tình trạng này liên quan tới việc bao phủ vắc xin. Sau khi khởi động nhanh chóng, quá trình triển khai chủng ngừa của Israel chậm lại. Không có bất kỳ sự gián đoạn trong cung ứng vắc xin, vì vậy các yếu tố như sự do dự hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể là một vấn đề.
Tỷ lệ dân số được tiêm một liều vắc xin đã tăng chậm từ 50% vào tháng 2 lên 68% vào tháng 9. Trẻ em từ 12-15 tuổi đã được đưa vào danh sách triển khai từ tháng 6. Mặc dù vậy, hiện chỉ có 62% dân số được tiêm 2 liều.
Điều này đã khiến Israel tụt hậu so với nhiều quốc gia khác về mức độ phủ vắc xin. Có khoảng 30% dân số Israel chưa được tiêm phòng, tương đương khoảng 2,7 triệu người có khả năng nhiễm bệnh.
Cũng có những lo ngại rằng khả năng miễn dịch do vắc xin Pfizer cung cấp có thể suy giảm theo thời gian, mặc dù phần lớn nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dữ liệu bệnh viện của Israel cho thấy những người được tiêm chủng vẫn dễ nhiễm bệnh. Các báo cáo gần đây ghi nhận gần 60% số ca nhập viện đã tiêm chủng đầy đủ.
Tuy nhiên, như các chuyên gia nhận định, những con số này không đồng nghĩa vắc xin đã mất tác dụng. Xu hướng tương tự cũng đã xuất hiện ở Anh, có thể đơn giản phản ánh thực tế là người cao tuổi được tiêm chủng nhiều và sớm hơn trong khi cũng dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, biến thể Delta đang phổ biến ở Israel. Chủng virus này đang thúc đẩy hàng loạt đợt bùng phát. Khả năng lây lan lớn hơn của Delta có thể giải thích một phần cho sự gia tăng số ca bệnh.
Nới lỏng quá sớm?
Một vấn đề khác là Israel đã chấm dứt các hạn chế trong đại dịch. Vào tháng 7, Tiến sĩ Asher Salmon, Giám đốc Cục Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Y tế Israel, cho rằng Israel có thể đã dỡ bỏ các hạn chế quá sớm.
Đây là ví dụ cho thấy sự lây nhiễm cộng đồng dễ dàng xảy ra khi không có những giới hạn phù hợp. Hậu quả nghiêm trọng của việc nới lỏng các hạn chế đã được thấy ở Ấn Độ.
Chỉ số hạn chế Covid-19 là thước đo đánh giá mức độ nghiêm ngặt của các chính sách ngăn chặn Covid-19 ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Tính đến ngày 28/8, chỉ số của Israel là 45,4, ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với New Zealand (96,3), nơi kiểm soát tốt các đợt bùng phát Covid-19.
Thời điểm để tiêm nhắc lại
Giữa những lo ngại về khả năng miễn dịch suy giảm, Israel thực hiện một chương trình tiêm liều vắc xin thứ ba.
Về hiệu quả của mũi tăng cường, các báo cáo ban đầu rất đáng khích lệ. Ở những người được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm Covid-19 đã được xác nhận giảm 11 lần so với những người tiêm hai liều.
Tuy nhiên, việc sử dụng liều tăng cường đang gây tranh cãi. Đã có những lời kêu gọi các quốc gia giàu có chia sẻ kho dự trữ vắc xin với những nước nghèo. Tính đến đầu tháng 9, chỉ có 5,4% dân số châu Phi tiêm ít nhất một liều.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nên tạm hoãn tiêm nhắc lại ít nhất cho đến cuối tháng 9. Nhưng có vẻ như không có quốc gia nào sẽ thay đổi chính sách của họ – bao gồm cả Israel.
Nhìn chung, việc triển khai vắc xin của Israel được đánh giá thành công. Nhưng đất nước này cũng là một ví dụ về những gì có thể xảy ra khi các hạn chế được nới lỏng quá nhanh. Tất cả các quốc gia cần phải duy trì kế hoạch dài hạn để giảm thiểu tác động của Covid-19.
Ưu tiên phủ vắc xin cho 5 tỉnh, thành
Từ đầu tháng 9, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương này phải hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 trước ngày 15.9.
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 vào ngày 15.9.Ảnh DUY TÍNH
TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam đang muốn tăng tốc tiêm vắc xin để tiến tới kiểm soát dịch, nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị cho trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên các tỉnh, thành này đang khan hiếm vắc xin, chờ phân bổ.
Covid-19 sáng 18.9: Cả nước 667.650 ca nhiễm, 433.465 ca khỏi | Số ca nhiễm ở TP.HCM đang giảm
Để đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin, đặc biệt tại 5 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 toàn quốc, đã có các cuộc họp với các đơn vị thuộc bộ này về công tác tiếp nhận, bảo quản, phân bổ vắc xin và vật tư y tế phục vụ tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trong tháng 9 dự kiến về hơn 30 triệu liều
Chiều qua 17.9, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: "5 tỉnh, thành trọng điểm này đã và đang được ưu tiên phân bổ vắc xin Covid-19". Trước đó, từ đầu tháng 9, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương này phải hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 trước ngày 15.9. Để đảm bảo tiến độ tiêm, lãnh đạo Bộ Y tế đã giao Cục Y tế dự phòng giám sát, đôn đốc việc tiếp nhận, phân bổ, cung ứng vắc xin của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho các tỉnh, thành, đơn vị. Theo dõi, đôn đốc sở y tế các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng.
Người dân Q.3 (TP.HCM) đi tiêm vắc xin Covid-19 ngày 15.9. Ảnh DUY TÍNH
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư sau khi có thông báo về thời gian bàn giao các đợt vắc xin, phải thực hiện và có quyết định phân bổ vắc xin cho các đơn vị, địa phương trong vòng 24 giờ. "Lãnh đạo Bộ Y tế cũng sẽ theo dõi sát, đôn đốc và giám sát trong vòng 24 giờ sau khi ký quyết định", Thứ trưởng Tuyên cho biết, và nhắc lại việc nếu các địa phương tiêm chậm, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng và công bố công khai kết quả tiêm chủng của đơn vị trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chi hơn 2.650 tỉ mua thêm 20 triệu liều vắc xin Pfizer phòng Covid-19
Thẻ xanh Covid mới chỉ thí điểm cho doanh nghiệp
Đáng chú ý, để phục vụ triển khai "thẻ xanh vắc xin", Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tiêm chủng, các địa phương nhập thông tin tiêm chủng lên hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 để quản lý và báo cáo nhanh kết quả tiêm hằng ngày, đảm bảo số liệu được cập nhật kịp thời, sát với tiến độ triển khai thực tế. Đồng thời, cập nhật số liệu kết quả tiêm chủng lên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 trước 17 giờ hằng ngày và chịu trách nhiệm về số liệu phân bổ, kết quả tiêm chủng vắc xin của tỉnh, thành.
Theo Bộ Y tế, đến ngày 16.9, Bộ Y tế đã phân bổ 41 đợt vắc xin Covid-19 với tổng số hơn 39,7 triệu liều, trong đó có 2,53 triệu liều vắc xin mới phân bổ ngày 14.9. Đến nay, cả nước đã tiêm được 33 triệu liều vắc xin, trong đó 6 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi so với dân số 18 tuổi trở lên hiện đạt 37,9%. Mục tiêu Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng với khoảng 70 - 80% dân số tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19.
Về số lượng vắc xin, từ đầu tháng 9, lãnh đạo Bộ Y tế dự kiến các tháng cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều (không tính nguồn COVAX). Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ước khoảng 30 triệu liều vắc xin sẽ về trong tháng 9 này. Việc phân bổ vắc xin ưu tiên cho các tỉnh, TP trọng điểm đã triển khai tiêm mũi 1 tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 cho người dân. Ngoài các tỉnh, thành trọng điểm, vắc xin cũng được phân bổ cho các địa phương để triển khai tiêm cho các vùng nguy cơ, các đối tượng ưu tiên và chú trọng các đối tượng lao động sản xuất tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo chương trình Tiêm chủng mở rộng, số vắc xin Việt Nam tiếp nhận thực tế có thể thay đổi do phụ thuộc vào nhà cung ứng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổng hợp kết quả tiêm chủng vắc xin và đề xuất phân bổ vắc xin tiêm mũi 2 cho 5 tỉnh, thành trên. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư khẩn trương thực hiện phân bổ cho các tỉnh, thành trước ngày 18.9.
ĐỒ HỌA: DUY ANH. Đến 30.9 TP.HCM cần hơn 1,8 triệu liều vắc xin
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 16.9, TP tiêm được 98.000 liều vắc xin Covid-19. Như vậy, tính đến 7 giờ 30 ngày 16.9, 22 quận huyện, TP.Thủ Đức; các bệnh viện của TP; các bệnh viện, đơn vị bộ, ngành đóng trên địa bàn TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 8,56 triệu liều vắc xin cho người dân.
Chi hơn 2.650 tỉ đồng mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin Pfizer
Phó thủ tướng Lê Minh Khái hôm qua 17.9 ký Quyết định 1547/QĐ-TTg, theo đó sử dụng 2.652 tỉ đồng từ nguồn Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 để mua bổ sung 19.998.810 liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer và chi thực hiện các hoạt động phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo đề nghị của Bộ Y tế tại văn bản ngày 16.9.
Chí Hiếu
Tại cuộc họp báo chiều qua 17.9, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết đến 30.9 còn khoảng 515.988 người dân đang đợi tiêm mũi 1. Người cần tiêm mũi 2 với vắc xin AstraZeneca là 781.817 người; với Moderna là 111.283 người; Pfizer là 60.532 người và Vero Cell là 848.864 người. Như vậy, tổng số mũi 1 và 2 cần tiêm đến 30.9 là hơn 2,24 triệu. "Nhưng số vắc xin hiện có của TP là 410.820 liều các loại. Trong đó, AstraZeneca là 138.136 liều, Pfizer là 164.140 và Vero Cell hơn 108.000 liều. Như vậy TP cần hơn 1,8 triệu liều để tiêm mũi 1 và mũi 2. Sở Y tế báo cáo TP và đề nghị Bộ Y tế, tùy theo điều kiện khả năng của T.Ư phân bổ đến đâu thì tiêm đến đó", Phó giám đốc Sở Y tế nói.
Cùng ngày, trả lời PV Thanh Niên về kế hoạch tiêm vắc xin đến cuối năm của TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế, cho hay kế hoạch tiêm từ 28.9 - 31.12.2021 của TP chưa thay đổi. Theo kế hoạch, tổng cộng số lượng vắc xin cần sử dụng cho 4 giai đoạn từ ngày 29.8 - 31.12 là khoảng hơn 8,1 triệu liều. Trong đó, sử dụng cho mũi 1 khoảng 1,4 triệu liều; mũi 2 khoảng hơn 6,7 triệu liều. Để đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin đáp ứng nhu cầu bao phủ vắc xin cho người dân, TP tiếp nhận nguồn vắc xin do Bộ Y tế cấp; đàm phán mua và vận động nguồn được tài trợ.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết mục tiêu ban đầu của TP là ở giai đoạn 1, từ 28.8 - 15.9, tiêm 90% mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên và 15% mũi 2, nhưng đã vượt chỉ tiêu. Lãnh đạo Sở Y tế đặt ra tiêm mũi 1 càng cao càng tốt. Đến giai đoạn 2, từ ngày 16 - 30.9 thì mũi 2 đạt 42%, nếu có vắc xin có thể đạt 50%. Đến ngày 15.10 thì đạt 80% mũi 2, sau đó đạt 100% với điều kiện được cung cấp đủ vắc xin.
TP.HCM còn hơn 500.000 người chờ tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19
Hà Nội đề xuất phân bổ vắc xin để tiêm mũi 2
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến 12 giờ ngày 17.9, Hà Nội đã thực hiện 17 đợt tiêm vắc xin cho các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND TP.Hà Nội. Tổng số mũi đã tiêm là 5,27 triệu, đạt tiến độ 88,5% trên tổng số liều vắc xin được cấp.
Trước đó, theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, TP đã xét nghiệm được 85% số người theo kế hoạch, tiêm vắc xin mũi 1 đạt 93,18% cho người trên 18 tuổi. Trong đó, số người còn lại chưa được tiêm là nằm trong đối tượng chống chỉ định, người già có bệnh nền sức khỏe yếu, không đủ điều kiện tiêm chủng. Hà Nội cũng yêu cầu Sở Y tế và các đơn vị triển khai kế hoạch tiêm mũi 2, phối hợp Bộ Y tế trong việc phân bổ vắc xin để tiếp tục phủ vắc xin mũi 2 đến người dân.
Kho vắc xin của Long An đã hết sạch
Ngày 17.9, bác sĩ Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, cho biết để phủ kín vắc xin, Long An đang cần hơn 1,2 triệu liều để tiêm đủ 2 mũi cho tất cả người đã tiêm mũi 1. Theo tiến độ tiêm thì tháng 11, Long An sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm đủ 2 mũi cho toàn bộ dân trên địa bàn tỉnh Long An từ đủ 18 tuổi trở lên. "Nay kho vắc xin của chúng tôi đã hết sạch. Chúng tôi đang chờ Bộ Y tế tiếp tục phân bổ để sẵn sàng tiêm cho kịp tiến độ", ông Phúc nói.
Bình Dương đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vắc xin
Tiêm vắc xin Pfizer cho người già có bệnh nền ở P.Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Chiều 17.9, bác sĩ Trần Văn Chung, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Dương, cho hay Bình Dương đã được Bộ Y tế phân bổ 2.113.340 liều vắc xin Covid-19 các loại. Trong đó, Bình Dương đã tổ chức tiêm được tổng cộng 1.941.014 liều. Hiện số lượng 750.000 liều vắc xin Sinopharm đã được tiêm hết từ lâu. Đến ngày 17.9, Bình Dương triển khai tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca cho người chưa được tiêm mũi 1 (đối với vắc xin AstraZeneca) và Pfizer cho người bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, người già... Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho hay địa phương đang cần thêm 2 triệu liều vắc xin để tiêm đủ mũi 2 cho người dân. UBND tỉnh Bình Dương cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vắc xin, nếu có đủ sẽ tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân Bình Dương trong tháng 10.2021.
Đồng Nai ngày nào cũng xin nhưng vắc xin chưa về đúng hẹn
Toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 2,2 triệu người trên 18 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19. Tính đến hết ngày 16.9, toàn tỉnh đã tiêm được 1.787.246 mũi vắc xin. Để có thể phủ vắc xin mũi 2 cho toàn dân trên 18 tuổi (4,4 triệu người), Đồng Nai cần thêm khoảng 2,6 triệu liều nữa. Theo kế hoạch, ngày 14.9 Bộ Y tế hứa cấp thêm cho Đồng Nai 500.000 liều vắc xin Sinopharm, tuy nhiên Đồng Nai vẫn chưa nhận được.
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết ngày nào ông cũng gọi ra Bộ Y tế xin nhưng vắc xin vẫn chưa về đúng hẹn. "Đồng Nai đã tiêm hết số vắc xin được phân bổ. Hiện các đội tiêm vắc xin ở Đồng Nai tạm thời được nghỉ và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, có tín hiệu từ Hà Nội sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng ngay", ông Vũ nói.
Đã làm rõ vụ cô gái khoe được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer nhờ "xin ông anh" Qua kết quả thanh tra xác minh, cô gái lên mạng khoe được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer nhờ "xin ông anh" không thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Chiều 10/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết, vụ việc liên...