Lý do khiến Nam Mỹ thoát khỏi khủng hoảng COVID-19
Đầu năm nay, Nam Mỹ còn là tâm dịch của thế giới. Giới chuyên gia đang cố tìm hiểu tại sao số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 ở khu vực này lại giảm mạnh.
Nhân viên y tế đi tiêm chủng cho đối tượng người lớn tuổi sống ở một khu vực hẻo lánh ở phía nam Peru. Ảnh: AFP
Mới chỉ vài tuần trước, COVID-19 vẫn còn lây lan với cấp độ báo động ở khắp Nam Mỹ, gây ra tình cảnh quá tải bệnh viện ở nhiều nước, làm hàng nghìn người tử vong mỗi ngày. Nhưng thật bất ngờ, khu vực từng là tâm dịch của thế giới hiện đang dần thoát khỏi khủng hoảng. Số ca nhiêm mới giảm mạnh ở tất cả các nước trong khu vực, đi cùng đó là tỉ lệ tiêm chủng vaccine tăng nhanh.
Brazil, Argentina, Chile, Peru, Colombia, Uruguay và Paraguay từng rơi vào khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 trong nhiều tháng đầu năm nay. Các biện pháp phong tỏa được thực hiện không đồng đều và có thể gọi là lỏng lẻo, do chính phủ nhiều nước muốn khởi động lại nền kinh tế đang lao dốc.
Lây nhiễm giảm nhanh và mạnh trong bối cảnh biến thể Delta đang tàn phá nhiều nơi trên thế giới. Điều này khiến giới chuyên gia bất ngờ. “Tình hình đã lắng dịu ở khắp Nam Mỹ. Đó là một hiện tượng mà chúng tôi chưa biết lý giải ra sao”, Carla Domingues, một chuyên gia dịch tế học, người từng phụ trách chương trình miễn dịch tại Brazil, bày tỏ.
Không có thêm loạt biện pháp phong tỏa, giãn cách quy mô lớn được dựng lên ở Nam Mỹ, dù một số quốc gia vẫn áp đặt biện pháp kiểm soát chặt đường biên giới. Giới chuyên gia cho rằng nhân tố đầu tiên giúp kéo giảm dịch bệnh chính là tiến độ tiêm chủng vaccine. Chính quyền các nước Nam Mỹ về cơ bản không phải đối mặt với các xu hướng chống vaccine, chính trị hóa hay thuyết âm mưu liên quan đến vấn đề vaccine, điều mà Mỹ và nhiều nước khác gặp phải.
Video đang HOT
Brazil là nước mà chiến dịch tiêm chủng có thời điểm được coi là chậm, nhiều điểm nghẽn. Thế nhưng hiện có đến 64% người dân Brazil được tiêm ít nhất một liều vaccine – một tỉ lệ vượt cả Mỹ. Một người từng nghi ngờ vaccine như Tổng thống Jair Bolsonaro cũng đã từng phải thốt lên rằng “Brazil là một trong những nước đi đầu thế giới về tiến độ tiêm chủng”. Còn tại Chile và Uruguay, hơn 70% dân số đã được tiêm đủ liều.
Số ca mắc giảm, đa số các trường học ở các nước Nam Mỹ đã mở cửa trở lại, đón học sinh tới trường. Các sân bay cũng đông đúc, nhộn nhịp hơn, khi ngày càng có nhiều người nối lại hoạt động đi nghỉ. Lây nhiễm COVID-19 lắng dịu khiến Liên hợp quốc trong tuần vừa qua đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế lạc quan với khu vực. GDP của các nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean được dự báo tăng 5,9% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 5,2% hồi tháng 7.
Dòng người xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Brasslia, Brazil. Ảnh: AP
“Chúng tôi nỗ lực ngăn chặn, trì hoãn các vòng lây nhiễm phát mà biến thể Delta gây ra, đồng thời đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử”, Bộ trưởng Y tế Argentina Carla Vizzotti đề cập đến xu hướng chống dịch ở nước này. Tại Argentina hơn 61% dân số đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Jairo Méndez Rico, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm chuyên tư vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng biến thể Delta không lây lan mạnh ở Nam Mỹ bởi khu vực này có một số lượng lớn người có miễn dịch tự nhiên – số từng nhiễm COVID-19 trước đó. Nhưng ông cũng cho rằng biến thể Delta vẫn có thể làm tăng số ca nhiễm. “Rất khó để lý giải. Còn quá sớm để khẳng định điều gì đang diễn ra”, ông Rico nêu quan điểm.
Dịch bệnh lắng dịu có bền vững vẫn còn là câu hỏi để ngỏ. Một số chuyên gia lo ngại số ca nhiễm giảm nhanh dễ khiến người dân chủ quan, lơ là việc đeo khẩu trang hay tránh tụ tập đông người trong khi COVID-19 vẫn là nguy cơ với thế giới. “Tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng dẫn đến giảm hiệu lực của vaccine. Không nên để người dân có tâm lý xả hơi khi dịch lắng dịu trong cuộc khủng hoảng này” Chrystina Barros, chuyên gia y tế tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro nhận định.
Dịch bệnh khó đoán định, nhưng chính phủ các nước Nam Mỹ sẽ mở cửa biên giới trong một vài tháng tới. Tổng thống Argentina Alberto Fernández tuyên bố hồi cuối tháng 7 rằng nước này đã nhìn ra con đường để đưa nhịp sống trở lại bình thường. “Chúng ta đáng để có một đời sống khác, một nhịp sống mà mọi người được thưởng thức âm nhạc, hội họa, điêu khắc, đi rạp hát, xem phim. Một cuộc sống mà mọi người có thể cười mà không cần khẩu trang, có thể ôm những người mình yêu mến”, ông Alberto Fernández phát biểu.
Ấn Độ đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho giáo viên
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 25/8 thông báo nước này sẽ phân phối bổ sung hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các bang trong nỗ lực đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho đội ngũ cán bộ giáo viên vào đầu tháng 9 tới, khi quốc gia châu Á này dần mở cửa đón học sinh trở lại các lớp học trực tiếp.
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một trường học ở Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết, bộ đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các bang ưu tiên tiêm chủng toàn bộ giáo viên trước ngày Nhà giáo (ngày 5/9). Theo đó, các bang của Ấn Độ sẽ nhận được tổng cộng hơn 20 triệu liều vaccine bổ sung phục vụ mục đích này.
Tuần trước, Ấn Độ cũng đã cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và hiện đang tìm cách tiêm chủng cho gần 10 triệu giáo viên các cấp sau khi bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ giữa tháng 1 với đối tượng ưu tiên là người trưởng thành.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh một số bang chuẩn bị mở cửa lại trường học. Theo kế hoạch, bang Gujarat lần đầu tiên trong 18 tháng sẽ khôi phục các lớp học trực tiếp cho học sinh cấp 2 từ ngày 2/9 với số học sinh tham gia lớp học trực tiếp tối đa là 50%. Trong khi đó, học sinh cấp 3 tại bang này đã được đến trường gần 1 tháng trước.
Một báo cáo sơ bộ cho thấy trong tháng 8, dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc học tập của gần 320 triệu học sinh các cấp của Ấn Độ. Báo cáo khuyến nghị cần đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho toàn bộ học sinh, sinh viên và giáo viên cũng như đội ngũ liên quan đến ngành giáo dục để các trường học mở cửa trở lại trong thời gian sớm nhất.
Đến nay, Ấn Độ đã sử dụng 596 triệu liều vaccine để tiêm chủng và đã có gần 50% trong tổng số 944 triệu người trưởng thành được tiêm chủng 1 mũi vaccine, còn số người đã hoàn thành 2 mũi tiêm chủng chiếm khoảng 14% trong số đó. Ấn Độ hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với 32,5 triệu ca mắc trong đó có 435.758 bệnh nhân không qua khỏi.
Do lo ngại nguy cơ lây nhiễm từ biến thể Delta, Credit Suisse - ngân hàng cho vay lớn thứ 2 của Thụy Sĩ, đã yêu cầu nhân viên thuộc các chi nhánh tại Mỹ làm việc tại nhà từ ngày 7/9 nếu chưa tiêm chủng. Ngân hàng này cũng đã quyết định lùi kế hoạch cho phép toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng cho đến ngày 18/10.
Theo Bloomberg, trên thực tế, sự lây lan của biến thể Delta đã khiến nhiều công ty tài chính trên Phố Wall xem xét lại kế hoạch khôi phục hình thức làm việc trực tiếp, trong khi nhiều công ty tại đây đã bắt đầu thực hiện quy định bắt buộc nhân viên đeo khẩu trang và tiêm chủng.
Trước đó, một loạt các ngân hàng như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Citigroup cũng đã đưa ra quy định nhân viên đã tiêm chủng mới đi làm trực tiếp. Đây là một trong những biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm tại môi trường tập trung đông người, nhất là môi trường công sở.
Tiêm phòng giúp giảm tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 tại Tây Ban Nha Ngày 23/7, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias khẳng định chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 đã giúp giảm tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Onda Cero, bà Darias cho biết tốc độ gia tăng số ca mắc mới tại quốc gia này đang...