Lý do khiến Mỹ mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương
Mỹ vừa tuyên bố muốn mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương (TBD) – bản kế hoạch không làm nhiều người bất ngờ. Vậy, đâu là nguyên nhân?
Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dươngcủa Mỹ là Đô đốc Scott Swift cho biết ông muốn Hạm đội Ba của Mỹ mở rộng hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương khi tác chiến chặt chẽ hơn với Hạm đội Bảy hiện đóng tại Nhật Bản.
Ông Swift cho hay, bước đi này nhằm tập trung vào các khu vực &’bất ổn nhất’. Trong hai bài phát biểu gần đây mà giới truyền thông ít chú ý, Đô đốc Scott Swift đã đặt vấn đề về nhu cầu cho một đường biên giới hành chính chạy dọc đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới các hoạt động cho Hạm đội Bảy tại Tây TBD còn Hạm đội Ba ở mạn phía Đông.
Một dấu hiệu sớm cho sự thay đổi về mặt chiến thuật, đó là khi các quan chức Hải quân Mỹ nói rằng Phó Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Ba là Nora Tyson chứ không phải là người đồng nhiệm của bà ở Hạm đội Bảy sẽ đại diện cho Hải quân Mỹ có mặt tại Nhật vào ngày 18/10 tới đây. Đây là sự kiện được Hải quân Nhật tổ chức ba năm một lần nhằm biểu dương sức mạnh.
“Bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là thay đổi trụ sở hay cầu cảng (của các hạm đội), mà điều này sẽ cho phép hai hạm đội hoạt động cùng nhau ở những &’khu vực bất ổn nhất’” – ông Swift phát biểu hồi đầu tháng 9 tại trụ sở của Hạm đội Bảy ở Yokosuka, Nhật Bản, nhưng không đi sâu vào chi tiết cụ thể.
Tàu đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) của Hạm đội Thái Bình Dương, góp mặt trong biên chế Hạm đội 7 từ tháng 1/2015.
Video đang HOT
Các nhà quan sát cho rằng việc kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai hạm đội của Mỹ không nằm trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, mà theo đó, 60% kho tàng của hải quân Mỹ sẽ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tuy nhiên, những bình luận này của ông Swift lại được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày có nhiều tham vọng về chủ quyền tại nhiều vùng biển ở TBD, điều này cho thấy việc Hải quân Mỹ muốn mở rộng hoạt động tại TBD không nằm ngoài mục đích kiềm tỏa Trung Quốc.
Chính vì vậy, xuyên suốt chiến lược chuyển trục mà Tổng thống Obama đưa ra, việc quan trọng nhất mà nước Mỹ cần làm, đó là phong tỏa và kiềm chế sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc.
Mỹ dựa vào sức mạnh cứng là các liên minh quân sự với học thuyết chuỗi đảo để bao vây, phong tỏa Trung Quốc. Đồng thời sử dụng quyền lực mềm là hợp tác, hỗ trợ… với các quốc gia xung quanh để kìm hãm Trung Quốc.
Việc kìm hãm Trung Quốc là có lý do, khi quốc gia này trỗi dậy một cách mạnh mẽ, lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình thường xuyên mơ về một giấc mơ đại Trung Hoa, nơi mà trong tương lai, dân tộc này sẽ chi phối thế giới, lãnh đạo thế giới, làm chủ nguồn tài nguyên, năng lượng.
Và điều nay động chạm trực tiếp tới quyền lợi của nước Mỹ. Người Mỹ đang giữ ngôi đầu và giấc mơ Trung Hoa không khác gì một mưu đồ soán ngôi lộ liễu.
Giấc mơ Trung Hoa và vị thế nước Mỹ là mâu thuẫn nhau như nước với lửa, điều này cho thấy việc Mỹ không đạt được nhiều thành tựu trên bàn ngoại giao với Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu.
Theo Chúc Sơn
Đất Việt
Mỹ sẽ điều 2 hạm đội cùng hoạt động ở Tây Thái Bình Dương
Một đô đốc Mỹ đề xuất cho Hạm đội 3 mở rộng phạm vi hoạt động từ các căn cứ ở San Diego sang khu vực Tây Thái Bình Dương để tăng cường phối hợp với Hạm đội 7 đồn trú tại Nhât Bản.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ được điều sang hỗ trợ Hạm đội 7- Anh: AFP
Reuters ngày 27.9 đưa tin cho biết trong 2 bài phát biểu gần đây, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nêu thắc mắc về việc có nên để tồn tại ranh giới phân chia phạm vi hoạt động của Hạm đội 7 và Hạm đội 3 hay không.
Hạm đội 7 đang phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương với 1 tàu sân bay, 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 quân nhân. Còn Hạm đội 3 hoạt động ở phía đông Thái Bình Dương với hơn 100 tàu chiến, gồm 4 tàu sân bay.
Một dấu hiệu mới phát sinh cho thấy đang có sự điều chỉnh về mặt chiến thuật của quân đội Mỹ, đó là việc các quan chức Hải quân nước này từng tuyên bố nên để cho chuẩn đô đốc Nora Tyson, chỉ huy Hạm đội 3, đại diện Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận thường niên Japan Fleet Review với hải quân Nhật, diễn ra vào ngày 18.10 tới.
"Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu thấy chuẩn đô đốc Tyson hoạt động nhiều hơn cho quá trình phát triển của mô hình này", đô đốc Swift cho biết hôm 7.9 nhân chuyến thăm Hạm đội 7 ở cảng Yokosuka (Nhật Bản).
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ còn cho biết thêm rằng sẽ không có chuyện dời địa điểm đồn trú trong bất kỳ thay đổi nào có thể phát sinh trong thời gian tới, mà sẽ là sự điều chỉnh cho phép 2 hạm đội cùng làm việc với nhau tại "các khu vực bất ổn nhất".
Phát biểu của ông Swift được đưa ra ngay trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực ngày một gia tăng, đặc biệt là tại Biển Đông do các hành động của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang xây 3 đường băng trên các đảo này, bất chấp sự phản đối của các nước.
Một quan chức thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiết lộ với Reuters rằng ý tưởng gỡ bỏ ranh giới hành chính phân chia phạm vi hoạt động giữa các hạm đội Mỹ đang được soạn thảo.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trấn an đồng minh Đô đốc Scott Swift, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đang nỗ lực trấn an các đồng minh trong khu vực rằng vai trò trụ cột của quân đội Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì bất chấp làn sóng quan ngại về tham vọng trên biển của Trung Quốc. Đô đốc Scott Swift (bên trái) trên một chuyến...