Lý do khiến lễ hoá trang biến thành sự kiện ’siêu lây nhiễm’ COVID-19 ở Đức
Lễ hội hoá trang tại toà thị chính Gangelt giáp biên giới Hà Lan bị ví là “Vũ Hán của Đức” sau khi trở thành nơi làm bùng phát dịch ở bang North-Rhine Westphalia năm ngoái.
Nhà virus học Hendrik Streeck, một trong những tác giả của nghiên cứu, chỉ ra hệ thống thông gió kém là yếu tố chính dẫn đến sự kiện siêu lây lan ở North-Rhine Westphalia. Ảnh: Getty Images
Tờ Guardian đưa tin, dựa trên phân tích hiện trường, các chuyên gia phát hiện virus SARS-CoV-2 trong không khí được phát tán qua hệ thống thông gió cấp thấp có khả năng đã gây ra sự kiện “ siêu lây nhiễm” COVID-19 đầu tiên ở Đức.
Trong số 411 người dự lễ hội được xét nghiệm sau đó, gần một nửa đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Một người đàn ông 47 tuổi trình diễn tại lễ hội chính là người đầu tiên ở Đức phải nằm khoa chăm sóc tích cực vì mắc COVID-19.
Sau nhiều tháng phân tích địa điểm cùng các hoạt động chuyển động tại lễ hội, nhóm nghiên cứu tại Đại học Bonn cho biết hệ thống thông gió hoạt động kém của toà thị chính Gangelt, chỉ đưa được 25% khí sạch vào luồng không khí, chính là yếu tố quan trọng khiến virus lan truyền trong đám đông.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho hay những người ngồi gần cửa thoát khí có nguy cơ nhiễm virus cao nhất.
Nhà virus học Hendrik Streeck, một trong những tác giả, cho biết: “Một lần nữa, giọt bắn siêu nhỏ và hệ thống thông gió lại đóng vai trò quan trọng trong việc có gây lây nhiễm hay không.
Ông Streeck cùng đồng nghiệp khẳng định không tìm thấy bằng chứng về giả thuyết cho rằng những người dự tiệc đã uống chung cốc hoặc tiếp xúc gần khi say xỉn là yếu tố hàng đầu dẫn đến các sự kiện “siêu lây nhiễm”.
“Chúng tôi đã xác định mức độ tiêu thụ rượu theo số lượng đồ uống và không quan sát thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của lượng rượu tiêu thụ đến nguy cơ mắc bệnh”, nhóm nghiên cứu nêu rõ.
Khoảng thời gian mà khách tham gia ở trong tòa thị chính cũng là một dấu hiệu quan trọng về việc liệu họ có bị nhiễm virus hay không, quan trọng hơn so với việc họ ngồi gần nhau hay không.
Những người lớn tuổi có nhiều khả năng bị nhiễm virus tại buổi lễ hội hơn là trẻ em, với nguy cơ lây nhiễm trung bình tăng 28% cho mỗi 10 tuổi chênh lệch.
Quan chức WHO đảo ngược quan điểm về mũi vaccine tăng cường
Lãnh đạo WHO khu vực châu Âu cho biết mũi vaccine Covid-19 thứ ba không phải "thứ xa xỉ", mà là để bảo vệ người dễ bị tổn thương.
"Mũi vaccine Covid-19 thứ ba không phải mũi tiêm xa xỉ tước đi từ những người đang chờ được tiêm liều đầu tiên. Về cơ bản đó chỉ là cách đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất", Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết hôm 30/8.
Tuyên bố được quan chức WHO đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm nCoV tăng cao ở châu Âu và quá trình tiêm chủng ở khu vực đang chững lại, tạo ra tình huống "đáng lo ngại sâu sắc".
Theo tiến sĩ Kluge, hơn 30 trong số 53 nước thành viên khu vực châu Âu của WHO đã báo cáo tỷ lệ tăng ca nhiễm trong 14 ngày ít nhất 10%, trong khi tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là với các nhóm có nguy cơ cao, vẫn còn thấp ở một số quốc gia.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge phát biểu tại một sự kiện ở Moskva, Nga, hồi tháng 9/2020. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo WHO khu vực châu Âu còn cảnh báo tâm lý hoài nghi vaccine và phủ nhận khoa học đang ngăn cản một số quốc khu vực này kiểm soát đại dịch.
Tuyên bố của tiến sĩ Kluge trái ngược với quan điểm trước đó của WHO, khi tổ chức này hồi đầu tháng tuyên bố rằng chưa có dữ liệu cho thấy cần phải tiêm mũi vaccine tăng cường. WHO còn cảnh báo tiêm mũi vaccine thứ ba sẽ gia tăng bất bình đẳng về vaccine giữa các nước giàu và các nước thu nhập thấp.
Gần 850 triệu liều vaccine Covid-19 đã được sử dụng ở châu Âu trong 8 tháng qua và gần một nửa dân số khu vực này đã được tiêm chủng đầy đủ. Một số nước trong khu vực như Pháp, Đức đang lên kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường.
Tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường vẫn là vấn đề gây tranh cãi vì chưa rõ bao nhiêu người cần tiêm và tần suất ra sao. Một số nhà khoa học cũng đặt câu hỏi liệu có đủ bằng chứng cho thấy mũi tiêm tăng cường là cần thiết, đặc biệt là đối với người trẻ khỏe.
WHO cảnh báo thêm 236.000 người chết vì Covid-19 ở châu Âu WHO lo ngại có thêm hàng trăm nghìn người chết vì Covid-19 tại châu Âu trong ba tháng tới, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine chững lại. "Tuần trước, tỷ lệ người chết trong khu vực tăng 11%. Theo một dự báo đáng tin cậy, châu Âu có thể ghi nhận khoảng 236.000 ca tử vong từ nay đến ngày 1/12", giám...