Lý do khiến Iran chưa thể giao tên lửa đạn đạo cho Nga
Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine cho biết cho đến nay, Iran vẫn chưa giao tên lửa đạn đạo cho Nga và lý do là áp lực ngoại giao và bất ổn chính trị nội bộ.
Tên lửa được phóng lên trong một cuộc diễn tập ở miền Trung Iran. Ảnh minh họa: AFP
Theo tờ The Guardian, ông Mykhailo Podolyak cũng rằng các lực lượng Nga đã sắp dùng hết lô máy bay không người lái đầu tiên của Iran và chỉ có tên lửa hành trình trong kho dự trữ đủ cho hai hoặc ba cuộc tấn công hàng loạt nữa vào Ukraine.
Theo Ukraine, ban đầu Iran đã cung cấp tới 2.400 máy bay không người lái cho Nga và số này được dùng gần hết trong các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố như Kiev và Zaporizhzhia. Tuy nhiên, ông Podolyak nói Iran đã chuyển giao công nghệ cho Nga và việc sản xuất bao nhiêu là tùy Nga.
Video đang HOT
Về tên lửa, Nga đã tìm cách bổ sung kho vũ khí bằng cách đặt hàng Iran. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã đến thăm Tehran vào tháng 11 và đã đưa tên lửa vào danh sách mua sắm, nhưng ông Podolyak cho biết thỏa thuận vẫn chưa được thông qua. Ông nói: “Iran đã phải chịu áp lực ngoại giao rất lớn và các cuộc biểu tình cũng gây áp lực lên chính phủ. Chính phủ đang có các vấn đề nội bộ. Đó là lý do tại sao họ không có thời gian để chốt hợp đồng với Nga. Đó không phải là ưu tiên của họ”.
Các chính phủ phương Tây cũng cho rằng Iran chưa đưa ra quyết định về việc có cung cấp tên lửa cho Nga hay không phần nào cho thấy Iran đang suy nghĩ về lập trường của mình trong xung đột tại Ukraine, cũng như về mối quan hệ lâu dài với Nga.
Một quan chức phương Tây cho biết: “Iran sẽ muốn suy nghĩ cẩn thận về những gì họ cam kết, nhưng họ cũng thảo luận sâu hơn về những thỏa thuận mà Iran và Nga sắp tiến tới”.
Ông Podolyak cho rằng các cuộc đàm phán liên quan tên lửa vẫn đang diễn ra giữa Nga và Iran nhưng cho đến hôm nay, chưa có tên lửa nào được chuyển giao cho Nga.
Tình báo phương Tây đã xác nhận các ước tính trước đó của Ukraine vào tháng 10 rằng Nga đã sử dụng hết 70% số tên lửa chính xác. Tuy nhiên, Nga đã thực hiện nhiều cuộc tấn công để làm hư hỏng hoặc phá hủy một nửa mạng lưới điện của Ukraine kể từ đó. Điều này khiến không rõ Nga còn bao nhiêu vũ khí trong kho.
Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga đang đẩy mạnh sản xuất tất cả các loại vũ khí. Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Dmitry Medvedev tuyên bố hôm 24/10: “Tiến độ sản xuất vũ khí và thiết bị đặc biệt đang tăng gấp nhiều lần, từ xe tăng đến pháo binh, tên lửa chính xác cao và máy bay không người lái”. Vị quan chức này nói rằng ông đã nhiều lần thấy tuyên bố của các nhà phân tích phương Tây cho rằng Nga sẽ sớm cạn kiệt trang thiết bị quân sự và vũ khí. Ông nhắn nhủ phương Tây không nên hy vọng về điều đó.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cũng cho biết theo lệnh của Tổng tư lệnh, Tổng thống Vladimir Putin, ông đã tới Nizhny Tagil và kiểm tra dây chuyền sản xuất xe tăng của Tập đoàn Uralvagonzavod, một trong những nhà sản xuất xe bọc thép lớn nhất trong khu vực. Hình ảnh được công bố cho thấy phái đoàn do ông Medvedev dẫn đầu thị sát các dây chuyền, trong đó có hàng chục xe tăng chủ lực T-72B3 và T-90M đang hoàn thiện.
Theo ông Medvedev, các cuộc thảo luận diễn ra trong chuyến thị sát chủ yếu liên quan đến vấn đề đẩy nhanh tiến độ vận chuyển thiết bị cho các lực lượng vũ trang để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và khắc phục các vấn đề còn thiếu sót.
Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 3 quan chức Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa ICBM
Mỹ ngày 1/12 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức cấp cao của Triều Tiên liên quan đến các chương trình vũ khí của nước này sau vụ thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất và mới nhất của Bình Nhưỡng trong tháng 11.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh:YONHAP/TTXVN
Bộ Tài chính Mỹ đã đưa các quan chức Triều Tiên Jon Il Ho, Yu Jin, và Kim Su Gil vào danh sách trừng phạt, những người này trước đó cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 4.
Các lệnh trừng phạt nói trên được đưa ra sau vụ việc Triều Tiên thử ICBM hôm 18/11 và giữa lúc có những quan ngại rằng Triều Tiên có thể nối lại việc thử bom hạt nhân kể từ năm 2017. Một tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết hai ông Jon Il Ho và Yu Jin đóng một vai trò lớn trong việc Triều Tiên phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) đồng thời giữ những cương vị tương ứng là Phó Cục trưởng và Cục trưởng Cục Công nghiệp Đạn dược Triều Tiên. Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, ông Kim Su Gil là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên từ năm 2018 - 2021 và giám sát việc thực thi các quyết định liên quan đến chương trình WMD.
Về phía Triều Tiên, nước này khẳng định phi hạt nhân hóa là điều không còn được bàn đến, đồng thời cáo buộc Mỹ và các đồng minh theo đuổi các chính sách "thù địch", khiến Bình Nhưỡng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng quân đội.
Chủ tịch Kim Jong-un tiết lộ mục tiêu hạt nhân của Triều Tiên Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết mục tiêu cuối cùng của nước này là sở hữu lực lượng hạt nhân mạnh nhất thế giới. Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh:YONHAP/TTXVN Theo hãng tin Reuters ngày 27/11, truyền thông nha nước Triều Tiên ngày 26/11 cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đưa ra phát...