Lý do khiến Indonesia thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á

Theo dõi VGT trên

Hàng loạt yếu tố liên quan tới biến thể mới, thời gian cách ly, điều kiện truy vết và xét nghiệm khiến Indonesia chìm sâu trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Lý do khiến Indonesia thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á - Hình 1

Thi thể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại Indonesia (Ảnh: Reuters).

Indonesia đang phải vật lộn với sự gia tăng của ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. “Ổ dịch” lớn nhất Đông Nam Á liên tục ghi nhận hơn 30.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Tính đến nay, hơn 66.400 người đã tử vong vì Covid-19 tại Indonesia, trong khi số người mắc bệnh cũng vượt 2,5 triệu người. Indonesia ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục hôm 7/7, lên tới 1.040 người trong một ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm xảy ra sau kỳ nghỉ lễ Idul Fitri vào giữa tháng 5. Vào dịp này, nhiều người đã về quê và tụ tập tại các điểm du lịch, bất chấp lệnh cấm đi lại.

Chính phủ Indonesia đã đoán trước được kịch bản này. Năm ngoái, Indonesia cũng từng ghi nhận số ca nhiễm tăng khoảng 60-70% sau kỳ nghỉ Idul Fitri.

Để chuẩn bị trước tình hình, chính phủ Indonesia đã bổ sung tới 72.000 giường cách ly và khoảng 20.000 giường trong số đó đã kín chỗ trước kỳ nghỉ lễ.

Tuy nhiên, mức tăng số ca nhiễm sau kỳ nghỉ lễ Idul Fitri năm nay cao hơn đáng kể so với năm ngoái.

Năm nay, một số khu vực tại Indonesia đã ghi nhận mức tăng hơn 200%, khiến nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng.

Ngày 1/7, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan thậm chí thừa nhận rằng, chính phủ không ngờ số ca nhiễm tăng đột biến như vậy.

Theo người phát ngôn của chính phủ Indonesia về vấn đề tiêm chủng Covid-19, Siti Nadia Tarmizi, một lý do dẫn tới sự gia tăng đột biến số ca nhiễm tại nước này là việc người dân coi nhẹ các biện pháp chống dịch. Một lý do khác là sự xuất hiện của biến thể Delta.

Các chuyên gia tin rằng biến thể Delta, vốn rất dễ lây lan và chưa xuất hiện vào năm ngoái, đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong việc khiến số ca mắc Covid-19 tại Indonesia tăng vọt.

“Thực tế đã chứng minh ở khắp mọi nơi trên thế giới rằng, chủng Delta này rất dễ lây nhiễm”, Giáo sư Zubairi Djoerban, người đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19 tại Hiệp hội Y tế Indonesia, cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nhiều yếu tố đã góp phần dẫn đến tình trạng tồi tệ hiện nay tại Indonesia.

Các yếu tố như sự trở lại của lao động nhập cư từ nước ngoài cùng thời điểm người dân phớt lờ lệnh cấm đi lại trước kỳ nghỉ lễ Idul Fitri, hay thời gian cách ly ngắn, việc truy vết và xét nghiệm chưa hiệu quả cũng góp phần khiến số ca nhiễm tăng mạnh.

Biến thể Delta bùng phát

Bệnh viện Indonesia quá tải bệnh nhân Covid-19

Giáo sư Djoerban nhận định, do chủng Delta nguy hiểm hơn so với biến thể ban đầu của Covid-19, nên những người bị nhiễm Delta hầu như đều cần được điều trị tại bệnh viện.

“Đó là lý do tất cả các bệnh viện đều kín chỗ”, giáo sư Djoerban nói.

Ông Djoerban cho biết, trước đây những người bị mắc Covid-19 sẽ phát triển kháng thể sau khi khỏi bệnh.

Tuy nhiên, các kháng thể được phát triển bởi các chủng virus trước đây dường như không cung cấp nhiều khả năng giúp người bệnh chống lại biến thể Delta.

“Vì vậy, có một số người đã từng mắc Covid-19 nhưng sau đó bị tái nhiễm”, ông Djoerban nói thêm.

Giáo sư Djoerban lưu ý rằng những người đã được tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm biến thể Delta, mặc dù tỷ lệ này ở Indonesia hiện không cao.

“Đó là lý do sau khi tiêm phòng, chúng ta không nên chủ quan và quá tự tin. Chúng ta vẫn cần tuân thủ các biện pháp y tế”, ông nói thêm.

Tiến sĩ Dwi Bambang, cũng tin rằng các biến thể mới – bao gồm cả Delta – là một yếu tố góp phần vào tình hình hiện tại ở Indonesia.

Nhà nghiên cứu về phổi làm việc tại 3 bệnh viện khác nhau ở thủ phủ Semarang của Trung Java cho biết, hiện ông có nhiều bệnh nhân hơn so với năm ngoái.

“Tất cả phòng bệnh đều kín chỗ. Để được cấp một phòng điều trị tích cực với máy thở là rất khó”, ông Bambang cho biết thêm.

Thời gian cách ly ngắn

Lý do khiến Indonesia thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á - Hình 2

Bệnh nhân Covid-19 nằm vạ vật trên sàn đất trước lều tạm bên ngoài khu cấp cứu ở bệnh viện Bekasi, Jakarta, Indonesia (Ảnh: Reuters).

Biến thể Delta được cho là đã vào Indonesia từ những người nhập cảnh.

Tiến sĩ dịch tễ học Atik Choirul Hidajah cho biết, ngoài những người về quê hồi tháng 5, còn có nhiều lao động nhập cư Indonesia từ nước ngoài trở về.

Nhà dịch tễ học từ Surabaya tại Đại học Airlangga cho biết, mặc dù bất kỳ ai nhập cảnh vào Indonesia đều phải xuất trình xét nghiệm âm tính, nhưng việc thực thi diễn ra không nghiêm ngặt.

Những người đến Indonesia chỉ mất 5 ngày cách ly, trong khi Tiến sĩ Hidajah nói rằng thời gian ủ bệnh thông thường của Covid-19 là 14 ngày.

Mãi tới tháng 4, Indonesia mới áp dụng thời gian cách ly là 14 ngày đối với những người từ Ấn Độ, Pakistan và Philippines. Nhưng ngay cả khi quy định này được đưa ra, cảnh sát Indonesia vẫn phát hiện một số du khách từ Ấn Độ vi phạm quy định.

Tiến sĩ Masdalina Pane, thành viên của Hiệp hội các chuyên gia dịch tễ học Indonesia (PAEI), đồng tình rằng thời gian cách ly 5 ngày là quá ngắn và nó đã góp phần làm tăng đột biến số ca bệnh gần đây.

“Thời gian cách ly không nên chỉ có 5 ngày, mà phải là 14 ngày. Tôi tin rằng đây là lý do khiến số ca nhiễm tiếp tục tăng, ngoài sự xuất hiện của biến thể Delta”, Tiến sĩ Pane cho biết.

Cuối tuần trước, chính phủ Indonesia cho biết thời gian cách ly đối với những người mới đến Indonesia sẽ tăng lên 8 ngày, kể từ ngày 6/7.

Truy vết không hiệu quả

Một yếu tố khác dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm gần đây tại Indonesia là việc chính phủ đã giảm số lượng người theo dõi, truy vết các ca mắc Covid-19 từ cách đây vài tháng.

Hồi tháng 1, Indonesia đã tuyển 8.000 người truy vết tiếp xúc tại 59 khu vực sau khi ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới.

Tuy nhiên, số người tham gia truy vết đã giảm từ cuối tháng 3, sau khi tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu giảm.

“Bản chất chính của việc truy vết là ngăn chặn và cách ly có kỷ luật”, Tiến sĩ Pane, thành viên của nhóm chuyên trách chống Covid-19 của chính phủ Indonesia, cho biết.

Tiến sĩ Hidajah ở Surabaya cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu và dữ liệu mới nhất tính đến cuối tháng 6 cho thấy, tỷ lệ truy vết ở Indonesia là 1:10, trong khi tỷ lệ tiêu chuẩn ít nhất phải là 1:30. Điều này có nghĩa là đối với một người mắc Covid-19, chỉ có khoảng 10 người tiếp xúc gần được theo dõi, trong khi cần truy vết ít nhất 30 người để đảm bảo hiệu quả.

“Do chưa truy tìm được các đối tượng nghi nhiễm nên không xét nghiệm được. Và nếu những người này không được xét nghiệm, họ không thể được điều trị. Vì vậy, chúng ta nên tăng cường truy vết”, Tiến sĩ Hidajah cho biết thêm.

Bà Hidajah lưu ý thêm rằng những bệnh nhân nghi nhiễm nên được cách ly tại nhà, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ thực sự ở nhà.

Nếu việc truy vết và xét nghiệm vẫn còn hạn chế và thời gian cách ly vẫn còn ngắn, các nhà dịch tễ học đều tin rằng tỷ lệ lây nhiễm sẽ không giảm.

Bộ trưởng Y tế Indonesia nói rằng nước này sẽ ghi nhận mức cao nhất về số ca nhiễm Covid-19 vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, nhưng số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng cho đến nay. Bác sĩ Pane khẳng định điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

“Nếu không có biện pháp can thiệp ngay bây giờ, số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng cao”, Bộ trưởng Y tế Indonesia cảnh báo.

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 11/7, tám quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 63.788 ca mắc COVID-19 và 1.310 ca tử vong.

Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 5.527.867 ca, trong đó 106.091 người tử vong.

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jakarta, Indonesia ngày 9/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong ngày 11/7, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất vẫn là Indonesia với 36.197 ca. Báo cáo của Lực lượng đặc nhiệm xử lý COVID-19 Indonesia ngày 11/7 cho biết thủ đô Jakarta đã ghi nhận mốc mới về số ca nhiễm COVID-19 trong ngày với 13.133 ca và 54 người tử vong. Tính từ tháng 3/2020 đến nay, Jakarta ghi nhận 662.442 ca mắc COVID-19 và 9.403 người tử vong.

Trong những ngày gần đây, số ca mắc ở Indonesia ở mức cao đáng lo ngại, nằm trong nhóm những quốc gia có số ca mắc hàng ngày cao nhất thế giới. Các quan chức lo rằng số ca mắc hàng ngày ở Indonesia có thể lên tới 70.000.

Các bệnh viện tại Indonesia đang khan hiếm, thậm chí hết sạch ôxy. Một số bệnh viện đã tạm đóng cửa hoặc từ chối nhận bệnh nhân do thiếu nhân viên và thiết bị. Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia cho biết: "Tình hình không hề dễ dàng. Chúng tôi đang gặp khó khăn".

Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Thái Lan với 9.539 ca. Trong số đó, có 9.436 ca mắc trong cộng đồng và 103 ca trong nhà tù. Tổng số ca mắc mới ngày 11/7 này chỉ kém số ca mắc cao kỷ lục ngày 17/5 một chút: 9.635.

Tiếp đó là Malaysia với 9.105 ca, Philippines với 5.916 ca, Việt Nam với 1.953 ca, Campuchia với 981 ca, Lào với 89 ca và Singapore với 8 ca.

Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.007 ca), Philippines (105 ca), Malaysia (91 ca), Thái Lan (86 ca) và Campuchia (21 ca).

Chuyên gia cảnh báo số ca mắc thực tế ở Malaysia có thể gấp 4-5 lần

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Số ca mắc COVID-19 mới ở Malaysia tăng mạnh trong thời gian gần đây và đã lập những mốc mới, nhưng nguyên Phó Tổng Thư ký Bộ Y tế nước này Lockman Hakim dự tính con số thực tế có thể cao ít nhất gấp 4-5 lần con số công bố.

Ngày 11/7, Malaysia ghi nhận 9.105 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này và là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới trong ngày trên mức 9.000 ca. Phó Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết nguyên nhân số ca mắc mới COVID-19 gần đây gia tăng mạnh là do nước này tiến hành xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn, có mục tiêu tại đại đa số khu vực đang thực hiện Lệnh Hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) thuộc bang Selangor và lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur.

Ông Hakim cho rằng cùng với việc số ca mắc mới COVID-19 ở Selangor và Kuala Lumpur tăng mạnh, hiện đã không còn thích hợp cho việc xét nghiệm quy mô lớn để xác định những người có nguy cơ cao. Ưu tiên hàng đầu bây giờ phải hướng tới việc cứu sống những người đã và sẽ bị mắc bệnh.

Theo chuyên gia này, do trước đây Malaysia chưa tiến hành xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn, cho nên, số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày trên thực tế lớn hơn so với con số Bộ Y tế công bố. Do đó, lưu vực sông Klang (gồm Selangor, Kuala Lumpur và một phần Seremban) cần phải có hành động kiên quyết, tập trung hơn nữa.

Thái Lan lập nhiều trạm kiểm soát triển khai quy định phòng dịch mới

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 3
Các cửa hàng đóng cửa khi các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Khoảng 145 trạm kiểm soát, trong đó 88 trạm ở thủ đô Bangkok, đã được thiết lập để kiểm soát sự di chuyển của người dân, trong khi Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan (RTAF) cảnh báo sẽ có hành động pháp lý mạnh mẽ đối với những người vi phạm các quy định mới.

Tổng tư lệnh RTAF, Đại tướng Chalermpol Srisawat, đã ra lệnh lập 88 trạm kiểm soát ở Bangkok cùng 22 trạm ở các tỉnh lân cận và 35 trạm khác tại 4 tỉnh ở miền Nam Thái Lan. Trước đó, Công báo Hoàng gia Thái Lan ngày 10/7 đã đăng tải các biện pháp phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt mới được Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) thông qua, trong đó có lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau từ 12/7 trong ít nhất 14 ngày tại 10 tỉnh trong vùng kiểm soát tối đa và nghiêm ngặt.

Tướng Chalermpol đã chỉ thị cho các nhà chức trách thực hiện nghiêm các biện pháp này. Phó phát ngôn viên RTAF Teerapong Pattamasingh Na Ayuthaya cho biết bất kỳ ai phớt lờ những các hạn chế sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý dựa trên sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp và Đạo luật về bệnh truyền nhiễm. Ngoài lệnh giới nghiêm và các biện pháp khác, việc tụ tập từ hơn 5 người cũng sẽ bị cấm theo những quy định mới.

Lào tăng cường các biện pháp phòng chống dịch

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 19/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Y tế Lào ngày 11/7 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 89 ca mắc COVID-19 mới, gồm 86 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Luang Namtha.

Theo Bộ Y tế Lào, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhất là làn sóng lây nhiễm thứ 2 từ giữa tháng 4 vừa qua, lượng lao động Lào ở Thái Lan trở về nước tăng cao, tạo áp lực trong việc tiếp nhận và phân bổ cách ly. Điều này đã khiến cho một số tỉnh biên giới, trong đó có tỉnh Champasak bị quá tải lượng bệnh nhân mắc COVID-19.

Trước tình hình trên, Chính phủ Lào tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép; tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tại các khu cách ly, đặc biệt là tại các địa điểm tiếp nhận lao động Lào về nước.

Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép để có biện pháp xử lý kịp thời. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 2.719 ca mắc COVID-19 và 3 ca tử vong.

Đại diện WHO lo ngại về tình hình tại Campuchia

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Lý Ái Lan đã bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới và số ca tử vong tăng mạnh tại Campuchia, đồng thời kêu gọi cả cộng đồng chung sức ngăn chặn đại dịch.

Theo bà Lý Ái Lan, Campuchia cần có biện pháp can thiệp hiệu quả hơn ngoài sử dụng thuốc và vaccine ngừa COVID-19. Hiện mỗi ngày số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia vẫn vào khoảng 1.000 ca và số ca tử vong ở mức hai chữ số.

Bình luận trên của đại diện WHO được đưa ra vào thời điểm Campuchia vừa nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Trung Quốc, trong nỗ lực đẩy mạnh tiêm phòng trên quy mô lớn nhằm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào tháng 10 tới. Sau nhận định của đại diện WHO, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine ngày 10/7 cũng bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia vào thời điểm này.

Theo bà Or Vandine, tình hình dịch bệnh tại Campuchia có thể vượt qua "giới hạn đỏ" nếu một số cá nhân không chú ý thực hiện các biện pháp phòng dịch. Khi đó, Campuchia sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn như dịch bệnh sẽ lan tràn trong cộng đồng mà không biết rõ nguồn lây, số ca mắc mới và tử vong sẽ liên tục tăng.

Ngày 11/7, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tổng số ca mắc COVID-19 đã vượt ngưỡng 60.000 ca và tiến sát 61.000 ca, với 981 ca mới trong 24 giờ qua, trong đó có tới 259 ca nhập cảnh. Bên cạnh đó có thêm 21 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này lên 902 ca.

Singapore thắt chặt kiểm soát với du khách từ Indonesia

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Vịnh Marina, Singapore, ngày 14/5/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết sẽ ngay lập tức giảm phê duyệt nhập cảnh đối với du khách từ Indonesia đến Singapore mà không phải là công dân hoặc thường trú nhân (PR) của nước này. Đây là một phần trong các biện pháp kiểm soát biên giới được thắt chặt của Singapore do sự gia tăng mạnh các ca mắc COVID-19 ở Indonesia.

Ngoài ra, từ ngày 12/7, những du khách có lịch sử đi lại đến Indonesia trong vòng 21 ngày qua sẽ không được phép quá cảnh qua Singapore. Nếu những du khách như vậy nhập cảnh vào Singapore sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) âm tính với COVID-19 được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành đến Singapore. Những người đến Singapore mà không có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hợp lệ có thể bị từ chối nhập cảnh.

Trong khi đó, thường trú nhân và người có thẻ dài hạn tại Singapore nếu không tuân thủ các yêu cầu mới có thể bị hủy bỏ thẻ.

COVID-19 tại ASEAN hết 11/7: Toàn khối thêm 63.788 ca mắc; Indonesia trên 1.000 ca tử vong mới - Hình 7
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Vịnh Marina, Singapore, ngày 2/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hiện tại, tất cả các du khách nhập cảnh vào Singapore với lịch sử đi lại gần đây đến Indonesia trong vòng 21 ngày trước khi khởi hành đến Singapore sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính hợp lệ được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Tất cả du khách này sẽ tiếp tục được cách ly 14 ngày tại các cơ sở tập trung, xét nghiệm PCR khi đến và vào ngày thứ 14 sau khi đến, đồng thời xét nghiệm nhanh kháng nguyên khi đến và những ngày sau đó.

Trong khi đó, ngày 11/7, một tàu của lực lượng hải quân Singapore chở 40 tấn oxy lỏng, 500 bình oxy và 570 thiết bị tạo oxy đã lên đường đến Indonesia để hỗ trợ cho cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nước này.

Bộ trưởng cấp cao điều phối chính sách an ninh quốc gia Singapore Trương Chí Hiền cho biết công tác hỗ trợ được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa ông và Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan - người đang điều phối chiến dịch chống COVID-19 của Jakarta.

Trước đó vào ngày 9/7, hai máy bay chở vật tư y tế viện trợ của Singapore gồm máy thở, khẩu trang, găng tay và áo choàng đã đến Indonesia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore nhấn mạnh, là nước láng giềng và đối tác thân thiết của Indonesia, Singapore sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Indonesia để hỗ trợ các nỗ lực của Jakarta chống lại đại dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sótVụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sót
06:07:26 31/01/2025
Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DCTổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC
05:50:04 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Đối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hạiĐối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hại
08:56:39 31/01/2025

Tin đang nóng

Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!
19:00:59 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?
20:51:04 01/02/2025

Tin mới nhất

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

20:30:45 01/02/2025
Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp.
Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu chủ chốt của Nga

Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu chủ chốt của Nga

20:21:47 01/02/2025
Nhà máy lọc dầu Lukoil ở vùng Volgograd từng nhiều lần trở thành mục tiêu bị tấn công trong gần 3 năm diễn ra cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Nhà máy sản xuất đạn pháo cho Ukraine của EU phát nổ

Nhà máy sản xuất đạn pháo cho Ukraine của EU phát nổ

20:18:30 01/02/2025
Vụ nổ xảy ra tại một nhà máy sản xuất đạn dược của Expal Munitions ở Đông Nam Tây Ban Nha, khiến 6 công nhân bị thương, 1 người trong số đó đang nguy kịch.
Nga siết chặt miệng túi quanh Pokrovsk, thành trì Ukraine trên đà thất thủ

Nga siết chặt miệng túi quanh Pokrovsk, thành trì Ukraine trên đà thất thủ

20:09:27 01/02/2025
Quân đội Nga vây bọc và gia tăng áp lực dồn dập lên lực lượng Ukraine xung quanh khu vực chiến lược Pokrovsk ở miền Đông.
Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

18:01:20 01/02/2025
Chúng tôi đã cất cánh và đang trên đường đưa sáu công dân Mỹ này về nhà. Họ vừa nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và không ngừng cảm ơn ông ấy , ông Grenell viết trên mạng xã hội X, kèm theo bức ảnh chụp sáu người vừa được thả.
Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

17:57:45 01/02/2025
Cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập là một trong những điểm vào chính vào lãnh thổ Palestine và là tuyến đường quan trọng để viện trợ. Nhưng biên giới đã bị đóng cửa kể từ khi lực lượng Israel chiếm giữ phía Palestine vào tháng 5/2024.
Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

17:49:37 01/02/2025
Báo cáo của FAO và IGAD cho biết tình trạng di dời dân số đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực của nhiều cộng đồng tiếp nhận người nhập cư, gây thêm áp lực đối với nguồn lực của họ.
Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

17:46:52 01/02/2025
Hai đồng phạm bị cáo buộc của Rogers được xác định là thành viên của cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc, nhưng đã đóng giả làm nghiên cứu sinh tại một trường đại học ở nước này.
Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

17:44:42 01/02/2025
FAA sẽ phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) điều tra vụ việc. NTSB sẽ chỉ đạo cuộc điều tra và sẽ cung cấp tất cả các thông tin cập nhật.
Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hậu trường phim

23:33:30 01/02/2025
Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành đang dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, Hoa hậu Việt Nam 2018 Tiểu Vy gây nhiều bất ngờ về diễn xuất.
Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Sao âu mỹ

23:30:54 01/02/2025
Nam ca sĩ Justin Bieber tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy. Anh cũng liên tục có những hành động gây chú ý trên mạng xã hội.
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Sao việt

23:27:48 01/02/2025
Sau Lê Giang thì người đẹp này có bài đăng dài nhắc thẳng tên MC Quốc Thuận về status ám chỉ phim Trấn Thành vô tri, nhạt nhẽo .
Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Nhạc quốc tế

23:14:59 01/02/2025
Vào cuối tháng 1, một video có sự góp mặt của Jennie với tư cách là khách mời đã được tải lên kênh YouTube SsookSsook .
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Nhạc việt

23:11:03 01/02/2025
Nhiều người thừa nhận, chỉ có đu idol quốc nội mới cảm nhận được sự mắng mỏ đầy đanh đá nhưng lại ngập tràn yêu thương đến từ thần tượng như vậy.
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim châu á

22:06:34 01/02/2025
Theo 163, ngày 2/1, tức Mùng 4 tết, suất chiến của phim Anh Hùng Xạ Điêu: Hiệp Chi Đại Giả đã tụt xuống còn 6,3%, trong khi ngày đầu phim đạt hơn 10%.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Sao châu á

19:04:25 01/02/2025
Sáng 1/2, cộng đồng mạng châu Á dậy sóng khi Lisa (BLACKPINK) bất ngờ chia sẻ lên story Instagram hình ảnh vào hôm hẹn hò bạn trai - CEO Frédéric Arnault
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Tin nổi bật

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.