Lý do khiến các ca ngộ độc Botulinum hiếm gặp
Có rất nhiều yếu tố khiến vi khuẩn C. botulinum và bào tử của chúng không thể phát triển. Nếu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm đúng cách, ngộ độc Botulinum sẽ khó xảy ra.
Thời gian vừa qua, một số địa phương trong cả nước liên tiếp ghi nhận các ca ngộ độc Botulinum, nhiều ca nặng đang phải thở máy. Nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Clostridium botulinum trong các hũ thực phẩm Pate Minh Chay mà những người này đã sử dụng.
Theo các chuyên gia, ngộ độc Botulinum thực tế rất hiếm gặp, mỗi năm thế giới chỉ ghi nhận khoảng 1.000 ca. Tại Việt Nam, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, hơn 20 năm làm nghề, đây là lần đầu anh và nhiều đồng nghiệp gặp các ca bệnh ngộ độc Botulinum.
Vậy lý do nào khiến các ca ngộ độc Botulinum hiếm gặp?
Mộtt bệnh nhân ngộ độc Botulinum đang điều trị tại BV Bạch Mai – Ảnh: M.Nhật
Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh, nguyên phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, Clostridium botulinum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, Gram dương, hình que, hình thành bào tử, di động, với khả năng tạo ra độc tố thần kinh.
Loại vi khuẩn này tạo ra nội bào tử chịu nhiệt, thường được tìm thấy trong đất và có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi. C. botulinum có 4 nhóm (từ I – IV) và 7 type (từ A-G) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố được tạo ra.
Botulinum là độc tố mạnh nhất mà loài người biết đến, tuy nhiên, vi khuẩn C. botulinum chỉ tạo ra độc tố trong quá trình sinh bào tử, điều này lại chỉ có thể xảy ra trong môi trường yếm khí.
Có rất nhiều yếu tố khiến C. botulinum không thể phát triển. Theo đó, chúng thường bị ngăn cản bởi độ axit cao, tỷ lệ đường hòa tan cao, hàm lượng oxy cao, độ ẩm rất thấp hoặc bảo quản ở nhiệt độ dưới 3 C (38 F) đối với type A.
Video đang HOT
C. botulinum cũng không thể phát triển dưới độ pH 4,6 (ở những thực phẩm có tính axit) như trái cây, cà chua, dưa chua,…Với những thực phẩm có tính axit thấp (hầu hết các loại rau và thịt), vi khuẩn C. botulinum sẽ bị tiêu diệt khi đun sôi nước và thực phẩm (tốt nhất là sử dụng nồi áp suất).
Hơn nữa, loại vi khuẩn nói trên cũng không thể phát triển khi có hơn 0,5% oxy. Chúng chỉ phát triển và sinh độc ở nơi không có oxy, nhất là môi trường kín như các thực phẩm đóng hộp.
Do vậy, nếu người tiêu dùng bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách; các nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ, đúng khoa học, từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, vận chuyển,… ngộ độc Botulinum sẽ khó xảy ra.
“Đó là lý do khiến các ca ngộ độc Botulinum xưa nay hiếm gặp”, Tiến sĩ Trinh cho hay.
Vi khuẩn Clostridium botulinum – Hình minh họa
Tuy nhiên, Tiến sĩ Đào Tuyết Trinh cũng đưa ra lưu ý, với các thực phẩm có hàm lượng axit thấp, nếu không được đóng hộp đúng cách, dù vi khuẩn C. botulinum bị tiêu diệt khi đun sôi nước và thực phẩm, nhưng các bào tử của chúng sẽ không bị tiêu diệt.
Cụ thể, quá trình đóng hộp loại bỏ oxy ra khỏi lọ, tạo ra một môi trường oxy thấp sẽ cho phép bào tử phát triển thành vi khuẩn hoạt động. Khi bảo quản lọ ở nhiệt độ phòng, bào tử nảy mầm và sinh ra độc tố. Lúc này, cần đun sôi thực phẩm ít nhất trong 10 phút mới có thể phá hủy hoàn toàn chất độc.
“Việc kiểm soát ngộ độc thực phẩm do C. botulinum gây ra hầu như dựa trên sự phá hủy nhiệt (đun nóng) bào tử. Hoặc, ức chế sự nảy mầm của bào tử thành vi khuẩn và sản sinh độc tố trong thực phẩm”, Tiến sĩ Trinh nhấn mạnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc Botulinum, người dân nên:
- Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
- Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường.
- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm theo các cách khác nhau (hộp, chai, lọ, hộp,…) và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (nhiệt độ đông đá làm vi khuẩn ngừng phát triển).
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
- Với các thực phẩm lên men (dưa muối, măng, cà muối,…), nên đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống, đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
Đặc biệt, cần tìm hiểu về ngộ độc Botulinum để có cách phòng tránh; nhận biết những dấu hiệu ngộ độc Botulinum sau ăn để đi khám và điều trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn TP HCM đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, HCDC cho biết, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12.
Tháng 8 vừa qua, TP HCM đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân nữ 16 tuổi, ở quận 7 tử vong vì sốt xuất huyết. Cũng trong tháng 8, tại một số tỉnh, thành khác cũng ghi nhận các trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30/8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 1.574 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 1.612 trường hợp (cùng kỳ năm 2019 ghi nhận 3.186 trường hợp). Tuy nhiên, trong tuần từ ngày 17 đến 23/8 ghi nhận 67 ca mắc sốt xuất huyết tại 42 xã, phường, thị trấn, thì đến tuần từ ngày 24 đến 30/8, số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên 152 trường hợp tại 74 xã, phường, thị trấn.
Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người không đến bệnh viện mà tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh thêm nặng.
Trước đó, đầu tháng 8/2020, Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một thanh niên (17 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân này đã tử vong do suy đa tạng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lý giải, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như ra máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Thế nhưng hiện nay, do lo ngại lây nhiễm Covid-19, nhiều người khi mắc sốt xuất huyết không đến bệnh viện khám từ sớm mà chỉ đến khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, khó cứu chữa.
Trước sự việc nhiều người dân tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà do nỗi lo lây nhiễm dịch Covid-19, ThS.BS Lê Hồng Nga, sốt xuất huyết khác với các bệnh truyền nhiễm khác đó là diễn biến nặng thường vào ngày thứ 5-7 của bệnh, thời điểm bệnh nhân thường giảm hoặc hết sốt. Do đó chúng ta không thể chủ quan, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có chiến lược theo dõi và điều trị cho phù hợp. Chúng ta không vì Covid-19 mà e ngại tới cơ sở y tế khám bệnh vì hiện nay các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc và tổ chức các quy trình tách biệt bệnh nhân khám thông thường và bệnh nhân có triệu chứng hô hấp
Bên cạnh đó, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng...
"Nếu có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà", PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.
34 người Hà Tĩnh mua sản phẩm Minh Chay Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh xác định 34 người trên địa bàn mua trực tuyến sản phẩm Minh Chay, thu hồi được 22 hộp. Nhà chức trách ngày 6/9 xác định người Hà Tĩnh mua sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới tại Hà Nội, cư ngụ ở các huyện Lộc Hà, Cẩm...