Lý do khi khuỷu tay bị va chạm bạn thấy như điện giật
Dưới khuỷu tay là dây thần kinh rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, khi va chạm gây ra cảm giác sốc, tê buốt như bị điện giật.
Phần ngay dưới khuỷu tay được gọi là “funny bone” (xương cười), là dây thần kinh trụ chạy từ xương sống tới ngón tay út và ngón nhẫn. Đây là một trong ba bộ phận thần kinh chính trên tay.
Dây thần kinh trụ được bảo vệ bởi xương, cơ hoặc các dây chằng. Khi dây này đi qua khu vực khuỷu tay, nó chỉ đi qua một điểm gọi là hầm xương trụ – nơi được bởi vệ bởi lớp da và lớp mỡ.
“Khi dây thần kinh này bị va chạm, nó sẽ gửi một loạt những tín hiệu đến não gây ngứa ran, cảm giác sốc, tê hoặc đau đớn ở cánh tay và các ngón tay bên ngoài,” tiến sĩ Derick van Vuuren, nhà sinh lý học y khoa tại Đại học Stellenbosch, Nam Phi, nói.
Dây thần kinh nằm ở khuỷu tay rất dễ bị tổn thương từ tác động bên ngoài. Ảnh: BI
Cảm giác đau đớn và tê liệt này giảm đi trong vòng vài phút. Trong một vài trường hợp, bạn có thể gặp hội chứng đường hầm, tức tình trạng dây thần kinh bị kéo căng hoặc chèn ép dễ dàng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nabil Ebraheim, Chủ tịch Khoa chỉnh hình Đại học Toledo, Mỹ, cho biết triệu chứng nghiêm trọng hơn của hội chứng đường hầm là bàn tay yếu, vụng về, ngón út và áp út có thể bị co quắp. “Khi ấy có thể tập vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau hoặc đeo nẹp khuỷu tay để ngăn ngừa tác động. Phẫu thuật giải nén thần kinh có thể được cân nhắc để ngăn tình trạng này tiến triển”, ông Ebraheim nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
8 dấu hiệu báo động của đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Sau đây là những lưu ý cần biết trước khi quyết định uống một viên aspirin cho bớt đau lưngvà nói với bản thân là "mình không bị gì", theo báo Reader's Digest.
Bị thương ở lưng: Khi bạn té ngã, va quệt giao thông hoặc có những va chạm ở lưng và đau đến nỗi muốn đi gặp bác sĩ, nhiều khả năng bạn bị chấn thương cột sống. Bạn nên tiến hành chụp X-quang hay CT để đánh giá thương tích.
Sụt cân: Sụt cân nhanh và không giải thích được chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt. Và khi nó kèm theo đau lưng, đó có thể là một khối u ở xương sống.
Một khối u có thể làm suy yếu cột sống, dẫn đến gãy xương và đau, có thể đè dây cột sống và các nhánh, dẫn đến suy yếu cùng nhiều vấn đề khác.
Không thể kiểm soát bàng quang: Đau lưng kết hợp với mất chủ động tiểu hoặc đại tiện, cảm giác yếu hay tê chân là những dấu hiệu không được phớt lờ. Những triệu chứng này có thể là cảnh báo hội chứng đuôi ngựa vốn thường do sự đè ép toàn bộ bao dây thần kinh ở phần xương sống dưới gây ra, dẫn đến rối loạn ruột và bàng quang.
Đau khiến thức giấc nửa đêm: Trong nhiều trường hợp, đau lưng do tình trạng ngồi làm việc suốt ngày sẽ đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu thường xuyên thức giấc do đau lưng (mà không phải do chất lượng tấm nệm kém), đó là một cảnh báo.
Nếu kèm theo đó là việc mất đi sự thèm ăn, bị sốt hay tê người, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Đau dạ dày: Đau dạ dày thường được cảm nhận ở lưng, nghĩa là đau lưng có thể bắt nguồn từ vùng bụng. Tình trạng nghiêm trọng gì cần cảnh giác? Đó là bệnh phình động mạch chủ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần được cấp cứu.
Co thắt lưng và đau khung chậu: Nếu cơn đau lưng của bạn ít liên tục hơn và xảy ra theo từng cơn co thắt, bạn có thể đang bị sạn thận. Nếu đúng như vậy, bạn cũng có thể nhìn thấy chút máu trong nước tiểu.
Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể phải tiến hành chụp X-quang để định bệnh.
Loãng xương: Cơn đau có thể qua đi, nhưng nếu nó kéo dài, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn có thể cần tiến hành thủ thuật bơm xi măng sinh học cột sống (vertebroplasty) để củng cố nó.
Tê người: Việc chấn thương dây cột sống có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vĩnh viễn là lý do đủ để đưa bạn đến phòng cấp cứu, nếu bạn bị đau lưng và tê người, đặc biệt ở chân.
Tình trạng này thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương một hoặc nhiều dây thần kinh vùng thắt lưng. Bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Theo thanhnien
Cha mẹ còn cầm tay con theo kiểu này, đề phòng trật khớp tay con Nhiều cha mẹ có thói quen kéo mạnh tay con, kéo đột ngột hoặc cầm tay con để chơi trò quăng người mà không hề ý thức được hành động này có thể khiến cánh tay vốn còn rất non yếu của trẻ bị trật khớp. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tai nạn có thể xảy ra với trẻ, nguyên...