Lý do Israel dẫn đầu thế giới về tiêm vaccine
Hơn 10% dân số Israel đã được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên, tỷ lệ vượt xa phần còn lại của thế giới.
Chiến dịch tiêm chủng của Israel bắt đầu từ ngày 20/12 và tính đến ngày 1/1, số liều vaccine được tiêm trên 100 người ở nước này là 11,5, gấp ba lần nước nhanh thứ nhì thế giới là quốc gia “tí hon” Bahrain, theo số liệu được tổng hợp chủ yếu từ các nguồn chính quyền địa phương bởi Our World in Data.
Trong khi đó, chưa đến 1% dân số Mỹ và chỉ một phần nhỏ dân số ở nhiều nước châu Âu được tiêm vaccine tính đến cuối năm 2020, mặc dù Trung Quốc, Mỹ và Anh đã phân phối nhiều liều hơn.
“Đó là một câu chuyện đáng kinh ngạc”, giáo sư Ran Balicer, chủ tịch nhóm cố vấn cho chính phủ Israel về phản ứng Covid-19, nói.
Thủ tướng Netanyahu là người đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 tại Israel ngày 19/12. Ảnh: AFP .
Balicer cho biết lợi thế của Israel là diện tích đất nước và quy mô dân số nhỏ với 9 triệu người. Tuy nhiên, nỗ lực triển khai nhanh chóng của chính phủcũng đóng vai trò quan trọng.
Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein cho biết Israel đã sớm thương thảo với nhà sản xuất và các công ty sẵn lòng cung cấp vaccine cho Israel vì các Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe (HMO – chương trình bảo hiểm sức khỏe mà thành viên phải đi khám chữa bệnh với những bác sĩ có ghi danh trước trong mạng lưới) của nước này nổi tiếng về khả năng thu thập dữ liệu hiệu quả và đáng tin cậy. “Chúng tôi đang dẫn đầu cuộc đua thế giới nhờ chuẩn bị sớm”, ông nói.
Đấu đá chính trị, các chỉ thị khó hiểu và sự thiếu tin tưởng của công chúng vào chính phủ đã khiến Israel lâm vào tình thế khó khăn hồi tháng 10, khi họ chật vật đối phó với sự gia tăng ca nhiễm và tử vong thuộc hàng tồi tệ nhất thế giới, xét về quy mô dân số.
Trong khi các hạn chế được áp dụng vào mùa thu đã làm giảm số ca nCoV mới, trong những tuần gần đây, Israel chứng kiến ca nhiễm tăng hơn 5.000 trường hợp mỗi ngày, khiến đất nước phải phong tỏa lần ba. Hơn 420.000 người Israel đã nhiễm virus, trong đó hơn 3.300 người đã chết.
Israel không công khai chính xác số liều vaccine mà họ đã nhận được hay số tiền họ đã chi để mua chúng, giải thích rằng các thỏa thuận là thông tin mật. Nhưng nếu Israel chi nhiều tiền hơn so với các quốc gia khác, chi phí đó vẫn xứng đáng để mở cửa lại nền kinh tế Israel sớm hơn một tuần, Edelstein nói.
Giáo sư Jonathan Halevy, chủ tịch Trung tâm Y tế Shaare Zedek ở Jerusalem, gọi việc triển khai sớm vaccine là “chiến lược đúng đắn”.
Với việc Israel ưu tiên nhân viên y tế và công dân từ 60 tuổi trở lên, Edelstein nói rằng phần lớn dân số trong nhóm nguy cơ cao có thể được tiêm mũi vaccine Pfizer-BioNTech thứ hai trước cuối tháng một. Khoảng 150.000 người Israel đang được tiêm phòng mỗi ngày.
Video đang HOT
Thủ tướng Netanyahu, đang bị xét xử với cáo buộc hối lộ, gian lận và lạm dụng tín nhiệm, đã biến chiến dịch tiêm chủng trở thành sứ mệnh cá nhân. Ông thể hiện rằng mình có công trong việc ký kết thỏa thuận và đảm bảo hàng triệu liều vaccine từ Pfizer, Moderna và công ty khác được cung cấp cho Israel.
Đầu tháng 12/2020, sau khi Pfizer công bố kết quả sơ bộ khả quan, Netanyahu cho biết ông đã làm việc “suốt ngày đêm” để đạt được thỏa thuận, thậm chí gọi điện cho giám đốc điều hành của công ty lúc 2h sáng.
Israel sẽ tổ chức bầu cử vào tháng ba và Netanyahu đang lấy viễn cảnh Israel nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và y tế làm nền tảng cho chiến dịch chính trị của mình . Ông nêu khả năng Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng toàn dân.
Netanyahu đã được khen ngợi về những nỗ lực của mình, ngay cả từ một số người chỉ trích lâu năm, sau khi nhiều người cho rằng ông đã xử lý kém cuộc khủng hoảng năm ngoái. “Chúng ta không thể đổ lỗi cho Netanyahu về tất cả vấn đề của Israel rồi lại bỏ qua đóng góp của ông ấy khi điều gì đó có hiệu quả”, Gideon Levy, nhà bình luận của báo cánh tả Haaretz, viết trong tuần này.
Netanyahu trở thành người Israel đầu tiên tiêm vaccine vào ngày 19/12, nói rằng ông muốn làm gương cho dân chúng. Hôm 29/12, ông đến một cơ sở ở Jerusalem để chúc mừng người Israel thứ 500.000 tiêm vaccine.
Hôm 31/12, ông thăm một trung tâm tiêm chủng ở thị trấn Tira, miền trung Israel, để khuyến khích cộng đồng thiểu số Arab của đất nước đi tiêm nhiều hơn. Người Arab, chiếm 1/5 dân số, do dự về tiêm phòng hơn những cộng đồng khác.
“Chúng tôi đã mang về hàng triệu liều vaccine, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xét về quy mô dân số”, Netanyahu nói. “Chúng tôi mang chúng đến cho tất cả mọi người: Do Thái và Arab, sùng đạo và thế tục”. “Hãy đi tiêm phòng”, ông thúc giục bằng tiếng Arab.
Các đại diện Arab cho biết họ phải chiến đấu với tin giả về vaccine trên mạng xã hội và tin tức tiếng Arab. Samir Subhi, thị trưởng Umm al-Fahm, nơi Netanyahu và Edelstein thăm cuối tuần trước, nói với truyền hình Israel rằng ông đã gửi tin nhắn thoại đến 25.000 người trong khu vực, kêu gọi đi tiêm phòng và mô tả cuộc chiến chống virus là “thiêng liêng với tất cả mọi người”.
Cộng đồng Do Thái bảo thủ, nhóm chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong đại dịch, cũng được coi là nhóm người có thể phản đối tiêm chủng. Tuy nhiên, những lo ngại ban đầu đó đã biến mất.
Giáo sĩ Yitzchok Zilberstein, người có tiếng nói trong cộng đồng, đưa ra tuyên bố sau khi tham khảo ý kiến của giáo sư Balicer rằng bất kỳ nguy cơ nào do vaccine gây ra là không đáng kể so với sự nguy hiểm của virus. Một số người có vai vế trong cộng đồng cũng tiêm vaccine công khai.
Chiến dịch tiêm chủng của Israel chưa mở rộng đến người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza. Các chuyên gia pháp lý và các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng Israel có nghĩa vụ cung cấp vaccine cho người Palestine.
Cơ quan Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề nhân đạo đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tuần này cho biết chính quyền Palestine đã xin hỗ trợ tài chính từ hệ thống chia sẻ vaccine toàn cầu Covax và đang làm việc với các tổ chức quốc tế về hậu cần.
Edelstein nói rằng nghĩa vụ trước hết của chính phủ Israel là chăm sóc công dân của mình, nhưng Israel sẵn sàng giúp ngăn chặn tình trạng lây nhiễm ở người Palestine nếu có thể.
Trung tâm xét nghiệm và tiêm vaccine tại quảng trường Rabin. Ảnh: Reuters .
Tại trụ sở của một HMO ở Jerusalem tuần này, hoạt động tiêm chủng diễn ra rất trật tự. Mọi người ngồi trong các bốt nhỏ và được tiêm vaccine trong vòng một hoặc hai phút sau khi họ đến, ít hơn nhiều so với thời gian họ gọi điện để đặt lịch.
Tại Tel Aviv, Tòa thị chính và Trung tâm Y tế Sourasky cho biết để đáp ứng nhu cầu, họ mở một trung tâm tiêm chủng lớn tại Quảng trường Rabin của thành phố vào tuần đầu tiên của tháng một.
Đôi khi họ còn kêu gọi những người không nằm trong nhóm ưu tiên đến tiêm, thay vì vứt bỏ những khay vaccine đã rã đông còn sót lại mà không thể bảo quản đến ngày hôm sau. “Chúng tôi tận dụng từng giọt”, Sharon Alroy-Preis, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế, nói.
Vòng xoáy bất ổn mới trên chính trường Israel
Chính trường Israel đang rối ren trong bối cảnh nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc lần thứ ba nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Israel tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc quốc hội nước này phải giải tán sau khi không thông qua được ngân sách quốc gia năm 2020-2021 trước thời hạn cuối cùng vào rạng ngày 23/12, đã đẩy Israel vào vòng xoáy bất ổn mới với cuộc bầu cử lần thứ tư liên tiếp trong vòng 2 năm qua.
Diễn biến này trên thực tế đã được dự báo từ lâu do mâu thuẫn vẫn thường xuyên bộc phát trong nội bộ liên minh cầm quyền ở Israel. Theo thỏa thuận thành lập chính phủ chia sẻ quyền lực được đảng Likud do Thủ tướng Benjamin Netanyahu dẫn đầu và đảng Xanh - Trắng của ông Benny Gantz ký tháng 4/2020, ông Gantz đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và sẽ tiếp quản ghế thủ tướng từ ông Netanyahu trong nửa cuối nhiệm kỳ của chính phủ thứ 35 tại Israel. Tuy nhiên, các nhà phân tích đều nhìn nhận khả năng thực hiện thỏa thuận là rất thấp.
Thực tế đã chứng minh rõ điều này, khi Thủ tướng Netanyahu thường xuyên sử dụng vấn đề ngân sách quốc gia và việc bổ nhiệm một số chức vụ quan trọng trong ngành tư pháp, y tế, tài chính... để chi phối hoạt động của chính phủ liên minh. Vấn đề ngân sách được xem là một lỗ hổng lớn trong thỏa thuận liên minh. Không ít lần ông Netanyahu đã bác bỏ yêu cầu của phe Xanh - Trắng trong việc thông qua ngân sách quốc gia và ông Gantz đã không thể gây sức ép đủ lớn do lo ngại bị đổ lỗi là nhân tố gây ra sự sụp đổ của liên minh. Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nếu bên nào phá vỡ thì bên kia sẽ đảm nhiệm chức vụ thủ tướng cho đến hết nhiệm kỳ của chính phủ.
Ít ngày trước thời hạn cuối cùng, vấn đề ngân sách quốc gia một lần nữa nóng trở lại và ông Gantz không thể tìm được biện pháp thoát khỏi "thế khó" mà đảng Likud đặt ra. Thủ tướng Netanyahu muốn thông qua dự thảo ngân sách thời hạn 1 năm, thay vì 2 năm như thông lệ với lập luận rằng điều này giúp chính phủ linh hoạt trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, đảng Xanh - Trắng muốn một ngân sách 2 năm bởi cho rằng Israel và liên minh cầm quyền cần sự ổn định trong cả năm 2021, thời điểm ông Netanyahu chuyển giao cương vị thủ tướng cho ông Gantz. Mặc dù hai bên đã thống nhất được một số nội dung, nhưng dự luật vẫn không thể được thông qua như dự kiến dù số phiếu chênh lệch rất nhỏ. Cả hai phía đều đổ lỗi cho nhau về kết quả này.
Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính dẫn tới thất bại này chính là sự chia rẽ trong nội bộ của cả đảng Likud và đảng Xanh - Trắng. Rạn nứt lớn nhất trong đảng Likud là đầu tháng 12/2020, nghị sỹ Gideon Sa'ar đã tuyên bố rời đảng và đứng ra thành lập một đảng mới có tên gọi "Hy vọng mới - Đoàn kết vì Israel". Ông Sa'ar đã thành công khi kêu gọi một số nghị sỹ Likud rời bỏ hàng ngũ và gia nhập đảng Hy vọng mới.
Trong khi đó, một số nghị sỹ thuộc đảng Xanh - Trắng, như Asaf Zamir, Miki Haimovich Ram Shefa và Michal Cotler-Wunsh đã không tiếp tục ủng hộ Chủ tịch đảng Gantz và bỏ phiếu chống, vì cho rằng không thể tiếp tục tin tưởng lời hứa của Thủ tướng Netanyahu.
Một nguyên nhân khác là trở ngại từ phe đối lập, dẫn đầu là Chủ tịch đảng Yesh Atid, ông Yair Lapid hoàn toàn không muốn dự luật này được thông qua. Đảng cánh hữu Yamina của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Naftali Bennet cũng mong muốn lật đổ ông Netanyahu.
Ngoài ra, còn một lý do nữa ảnh hưởng tới kết quả cuộc bỏ phiếu, là một số nghị sỹ thuộc đảng Likud trung thành với ông Netanyahu và các nghị sỹ Xanh - Trắng phải cách ly do bị mắc COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân, nên không thể đến tham gia bỏ phiếu.
Với thực tế hiện nay, Israel sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử mới, theo luật sẽ diễn ra vào ngày 23/3/2021 - tức 90 ngày sau khi quốc hội giải tán. Đây sẽ là cuộc bầu cử lần thứ tư liên tiếp tại Israel chỉ trong thời gian 2 năm.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại phiên họp Quốc hội ở Jerusalem ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch COVID-19, các phiên tòa xét xử Thủ tướng Netanyahu, các đối thủ tranh cử và ảnh hưởng từ chính quyền mới của Mỹ là những yếu tố có tác động lớn tới cuộc bầu cử sắp tới. Israel khó có thể giải quyết dứt điểm dịch bệnh đang hoành hành trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Tỷ lệ lây nhiễm trong vài ngày gần đây có xu hướng gia tăng và chính phủ đã quyết định áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba từ ngày 27/12 trong ít nhất 2 tuần. Trong khi đó, Bộ Y tế Israel đánh giá chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 phải tới ít nhất là tháng 4/2021 mới có hiệu quả rõ rệt. Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng mà ông Netanyahu muốn dựa vào để nâng cao hình ảnh với cử tri, chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi. Đó là lý do ông Netanyahu muốn lùi thời gian bầu cử đến tháng 5 hoặc 6.
Yếu tố thứ hai, tháng 2 - 3/2021 là giai đoạn cao trào trong đợt xét xử 3 vụ án liên quan đến Thủ tướng Netanyahu với các cáo buộc tham nhũng, gian lận và lạm dụng tín nhiệm. Việc bị các đối thủ lợi dụng vấn đề trên để công kích sẽ hết sức bất lợi cho nhà lãnh đạo này trong chiến dịch vận động cử tri. Ông Netanyahu sẽ nỗ lực tối đa để giảm thiểu ảnh hưởng của các vụ xét xử, nhưng điều này không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, phe cánh hữu chiếm ưu thế áp đảo trong cuộc bầu cử tới, trong khi đảng Xanh - Trắng đi vào thoái trào. Một số thành viên đảng này thậm chí còn thông báo ý định rời khỏi đảng. Tuy nhiên, nội bộ phe cánh hữu cũng đang tồn tại sự chia rẽ lớn. Hai ứng cử viên cho chức thủ tướng Israel trong thời gian tới là ông Naftali Bennet của đảng Yamina và ông Gideon Sa'ar của đảng Hy vọng mới đều có mâu thuẫn và là đối thủ cạnh tranh gay gắt với đương kim Thủ tướng Netanyahu. Hơn nữa, hai nhân vật này đều là những chính trị gia có kinh nghiệm và không dễ bị ông Netanyahu chi phối như đối với Chủ tịch Xanh - Trắng Gantz.
Một yếu tố khác cũng hết sức quan trọng là ảnh hưởng từ chính quyền mới của Mỹ. Mặc dù hiện chưa thể biết khả năng can thiệp của Mỹ vào tiến trình thành lập một chính phủ mới tại Israel, nhưng không thể bỏ qua yếu tố này do tính chất quan hệ giữa Mỹ và Israel. Tuy vậy, ông Netanyahu sẽ khó có thể nhận được sự trợ giúp mạnh mẽ như dưới thời Tổng thống Donald Trump. Yếu tố thuận lợi rõ rệt đối với uy tín của ông Netanyahu lúc này là thành tích ngoại giao nhờ các thỏa thuận và tuyên bố hòa bình gần đây giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan và Maroc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid Al Zayani trong cuộc họp báo chung tại Jerusalem ngày 18/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả thăm dò dư luận gần đây của các kênh truyền hình KAN và 12, đảng Likud có khả năng giành được 28 - 29 ghế trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong khi đó, đảng Hy vọng mới được 18 - 20 ghế; đảng Yamina được 13 - 15 ghế; liên đảng Yesh Atid-Telem được 13 - 16 ghế. Đảng Xanh - Trắng chỉ giành được 5 - 6 ghế và có nguy cơ phải giải tán do không còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo chính trị gia.
Mặc dù vẫn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, nhưng đảng Likud được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác để thành lập liên minh cầm quyền. Khả năng liên minh với đảng Hy vọng mới là rất thấp do Chủ tịch đảng này Gideon Sa'ar trước đó rời khỏi Likud và tuyên bố sẽ không hợp tác với một đảng Likud dưới quyền của ông Netanyahu. Việc mời đảng Yamina của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Naftali Bennet cũng không hề dễ dàng do mâu thuẫn từ trước. Hơn nữa, cho dù đảng Yamina có đồng ý hợp tác với Likud, Shas và UTJ (United Torah Judaism) thì liên minh cánh hữu này cũng chỉ được khoảng 58 ghế, chưa đủ 61 ghế tối thiểu để có thể thành lập chính phủ mới. Ngoài ra, các đảng phái cũng lo ngại khả năng ông Netanyahu phá vỡ thỏa thuận, tương tự như từng làm với đảng Xanh - Trắng. Điều này càng thêm khó khăn cho ông Netanyahu.
Trong khi đó, một liên minh tiềm tàng với hai thành phần chính là Hy vọng mới và Yamina cũng chưa hội đủ số ghế cần thiết. Mặc dù trên lý thuyết thì liên minh này có thể kêu gọi sự tham gia của các đảng nhỏ Arab, nhưng lịch sử và thực tế chính trường Israel cho thấy điều đó không có khả năng xảy ra. Nguyên nhân là người Do Thái chiếm đa số áp đảo tại Israel và việc liên minh với phe Arab sẽ bị coi là "một sự phản bội".
Từ nay đến thời điểm tổ chức bầu cử còn 3 tháng nữa và sẽ có những thay đổi trong chính trường Israel. Thủ tướng Netanyahu sẽ nỗ lực vận động để giành được số phiếu lớn nhất, từ đó nắm thế chủ động trong đàm phán thành lập liên minh cầm quyền. Trong trường hợp rơi vào thế bất lợi, không loại trừ khả năng ông Netanyahu sẽ cản trở việc thành lập một chính phủ mới trong thời gian quy định, dẫn tới một cuộc bầu cử tiếp theo. Điều này đã từng xảy ra trong vài cuộc bầu cử gần đây tại Israel.
Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ giải pháp 2 nhà nước cho xung đột Israel - Palestine Ngày 2/12, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã khẳng định lập trường ủng hộ giải pháp xây dựng hòa bình, ổn định tại Trung Đông và mong muốn đóng góp cho tiến trình này. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong cuộc điện đàm 25 phút với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, Thủ...