Lý do Iran lo ngại về một chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump
Giới lãnh đạo và đồng minh của Iran được cho là đang chuẩn bị cho một kịch bản tồi tệ nhất đối với họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới: Sự trở lại nắm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Harrisburg, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump và Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn đang trong một cuộc đua cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Iran và các đồng minh khu vực ở Liban, Iraq và Yemen lo ngại nếuông Trump có thể giành chiến thắng trong Ngày Bầu cử 5/11, điều đó có thể gây ra nhiều rắc rối hơn cho họ.
Theo các quan chức Iran, Arab và phương Tây, mối lo ngại chính của Iran là khả năng ông Trump trao quyền cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tấ.n côn.g các địa điểm hạt nhân của Iran, tiến hành các vụ á.m sá.t có chủ đích và tái áp dụng “chính sách gây sức ép tối đa” thông qua các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran.
Họ dự đoán ứng viên Trump, người từng là tổng thống trong nhiệm kỳ 2017-2021, sẽ gây sức ép tối đa lên Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei để nước này nhượng bộ bằng cách chấp nhận một thỏa thuận kiềm chế hạt nhân theo các điều khoản do Mỹ và Israel đặt ra.
Bên cạnh đó, sự thay đổi tiềm tàng trong giới lãnh đạo Mỹ cũng có thể có những tác động sâu rộng đến cán cân quyền lực ở Trung Đông và có thể định hình lại chính sách đối ngoại và triển vọng kinh tế của Iran.
Các nhà phân tích lập luận bất kể chính quyền Mỹ tiếp theo do bà Harris hay ông Trump lãnh đạo, Iran sẽ không còn đòn bẩy mà họ từng nắm giữ, phần lớn là do chiến dịch quân sự kéo dài một năm của Israel làm suy yếu các lực lượng vũ trang thân Iran, bao gồm Hamas ở Gaza và lực lượng Hezbollah ở Liban.
Tuy nhiên, lập trường của ông Trump được đán.h giá là mối đe doạ đối với Iran do ứng viên này công khai ủng hộ Israel.
“Ông Trump sẽ đặt ra những điều kiện rất nghiêm ngặt đối với Iran hoặc để Israel thực hiện các cuộc tấ.n côn.g có mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của nước này. Ông ấy hoàn toàn ủng hộ một hành động quân sự chống lại Iran”, Abdelaziz al-Sagher, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu vùng Vịnh, cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Iran tiết lộ Tehran đã chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra sau bầu cử Mỹ.
“Trong nhiều thập kỷ qua, chúng tôi liên tục tìm cách xuất khẩu dầu, bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và đã củng cố mối quan hệ của chúng tôi với phần còn lại của thế giới dù ai đứng đầu Nhà Trắng đi chăng nữa”, vị quan chức lý giải.
Tuy nhiên, một quan chức Iran khác thừa nhận chiến thắng của ông Trump sẽ là “một cơn ác mộng”.
“Ông ấy sẽ gây áp lực lên Iran, đảm bảo các lệnh trừng phạt dầu mỏ được thực thi đầy đủ. Nếu vậy, nền tảng kinh tế của chúng tôi sẽ bị tê liệt”, vị quan chức nêu rõ.
Trong bài phát biểu vận động tranh cử vào tháng 10, cựu Tổng thống Trump tuyên bố ông không muốn gây chiến với Iran, nhưng nói rằng Israel nên “tấn công hạt nhân Iran trước rồi lo phần còn lại sau” khi được hỏi về phản ứng tiềm tàng sau cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của Iran vào Israel ngày 1/10.
Sau này, Israel đã đáp trả bằng các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Iran, đặc biệt là các địa điểm sản xuất tên lửa, vào ngày 26/10.
Các nhà phân tích cho biết Iran có rất ít lựa chọn trong tương lai.
“Thực tế là ônh Trump sẽ ủng hộ Thủ tướng Netanyahu và bật đèn xanh cho ông ta làm bất cứ điều gì ông ta muốn. Nếu so với bà Harris, thì quan điểm của ông Trump với Iran cứng rắn hơn nhiều”, Hassan Hassan, một tác giả và nhà nghiên cứu về các nhóm Hồi giáo cho biết.
Nhà nghiên cứu Hassan lưu ý Washington đã chuyển giao một phần trách nhiệm đáng kể cho Israel trong cuộc xung đột với Iran và các lực lượng thân nước này.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Phó Tổng thống Harris đã gọi Iran là một thế lực “nguy hiểm” và “gây bất ổn” ở Trung Đông và cho biết Mỹ cam kết bảo vệ an ninh cho Israel. Bà cho biết Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh để phá tan “hành vi gây hấn” của Iran.
Chuyên gia Hassan chỉ ra các cuộc tấ.n côn.g gần đây vào Iran và các đồng minh của nước này được coi là một thành công đáng kể đối với Israel. Chúng tạo ra tiề.n lệ và thay đổi các giả định rằng hành động quân sự vào Iran chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Một quan chức an ninh cấp cao của Arab cho biết Tehran không còn có thể phô trương ảnh hưởng của mình thông qua các lực lượng vũ trang thân cận sau các cuộc tấ.n côn.g của Israel vào các nhà lãnh đạo Hezbollah và Hamas.
Về phần mình, Iran còn có thêm một lý do khác để lo sợ một nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump là người đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới và ra lệnh giế.t Qassem Soleimani, cánh tay phải của Lãnh tụ Iran Khamenei.
Ông Trump cũng áp đặt các lệnh trừng phạt trừng phạt nhắm vào doanh thu xuất khẩu dầu mỏ và các giao dịch ngân hàng quốc tế của Iran, dẫn đến khó khăn kinh tế cực độ và làm trầm trọng thêm sự bất bình của công chúng tại quốc gia Hồi giáo này.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump thường xuyên nói rằng chính sách không thực thi nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ của Tổng thống Joe Biden đã làm suy yếu Washington và tiếp thêm sức mạnh cho Tehran, cho phép nước này bán dầu, tích lũy tiề.n mặt và mở rộng các hoạt động hạt nhân cũng như ảnh hưởng của mình.
Vào tháng 3, ông đã trả lời phỏng vấn tờ Hayom của Israel rằng Iran có thể có vũ khí hạt nhân trong vòng 35 ngày và Israel đang ở trong “khu vực rất nguy hiểm”.
Hải quân Mỹ tốn bao nhiêu đạn dược sau một năm khủng hoảng Trung Đông?
Hải quân Mỹ đã bắ.n gần 2 tỷ USD đạn dược kể từ khi bắt đầu các hoạt động quân sự giữa khủng hoảng Trung Đông cách đây hơn một năm.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Gravely phóng tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu Houthi ở Biển Đỏ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Dẫn lời xác nhận của một phát ngôn viên Hải quân Mỹ, tờ Business Insider cho biết các tàu chiến và máy bay Hải quân Mỹ đồn trú trong và xung quanh Trung Đông đã chi 1,85 tỷ USD tiề.n đạn dược cho các cuộc giao tranh trong khu vực từ ngày 7/10/2023 đến ngày 1/10/2024.
Con số này bao gồm phần đạn dược được sử dụng trong chiến dịch của Hải quân nhằm vào lực lượng Houthi ở Biển Đỏ trong nỗ lực nhằm bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấ.n côn.g của Iran và các lực lượngdân quân thân nước này.
Hoạt động bảo vệ còn bao gồm hai sự kiện trong năm qua khi các tàu chiến của Mỹ ở phía Đông Biển Địa Trung Hải đã hỗ trợ bắ.n hạ tên lửa đạn đạo của Iran bay hướng vào Israel.
Sau cuộc tấ.n côn.g ngày 7/10 của Hamas vào Israel khiến Israel mở một chiến dịch quân sự quy mô lớn vào Dải Gaza, lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấ.n côn.g các tuyến đường vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ và Vịnh Aden. Lực lương này cũng đã phóng tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Israel để phản đối cuộc chiến tàn khốc ở Gaza của nước này.
Kể từ cuối năm ngoái, Lầu Năm Góc đã cử các tàu chiến của Hải quân đến Biển Đỏ và thường xuyên bắ.n hạ tên lửa, thiết bị bay không người lái của Houthi, cũng như thực hiện các cuộc không kích nhằm vào lực lượng này ở Yemen.
Số tiề.n 1,85 tỷ USD được đề cập phía trên bao gồm hàng trăm loại đạn dược được phóng từ các tàu chiến và máy bay của Mtx, bao gồm tên lửa đán.h chặn đất đối không, tên lửa tấ.n côn.g mặt đất, tên lửa không đối không và bom không đối đất. Một số loại vũ khí này có giá lên tới hàng triệu USD/chiếc.
Con số 1,85 tỷ USD không bao gồm các hoạt động của Hải quân sau ngày 1/10 năm nay. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ vẫn tiếp tục chiến đấu với Houthi trong những tuầnn sau đó, bao gồm việc thực hiện các cuộc không kích vào các địa điểm của nhóm vũ trang ở Yemen. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí chi tiêu đạn dược có thể tăng hơn so với 1,85 tỷ.
Con số này nhấn mạnh đến thiệt hại tài chính ngày càng tăng của các hoạt động của Hải quân ở Trung Đông, bao gồm chiến dịch chống Houthi diễn ra và không có dấu hiệu kết thúc cùng các hoạt động phòng thủ khác. Chi phí cao đã làm dấy lên câu hỏi về tính bền vững và lo ngại về kho dự trữ tên lửa đán.h chặn, như Standard Missile-3 (SM-3).
Khi một phóng viên hỏi về khả năng thiếu hụt SM-3 trong tuần này, một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc đã từ chối thảo luận về mức độ sẵn sàng của kho dự trữ.
"Tôi nghĩ chúng tôi đang làm khá tốt việc quản lý năng lực của mình trên toàn thế giới để đảm bảo rằng chúng tôi có những gì chúng tôi cần, ở nơi chúng tôi cần, để hỗ trợ không chỉ các kế hoạch hoạt động của chúng tôi mà còn cả các cuộc khủng hoảng và tình huống bất trắc. Chúng tôi đã chứng minh điều đó trong nhiều lần trên khắp Trung Đông, cho dù đó là hỗ trợ phòng thủ Israel, bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ hay giải quyết các mối đ.e dọ.a trên khắp Trung Đông và những nơi khác", Thiếu tướng Pat Ryder cho biết tại một cuộc họp báo ngày 29/10.
Iran di chuyển bệ phóng tên lửa, chuẩn bị đáp trả Israel? Theo nhiều nguồn tin, Iran có thể sẽ tập kích trả đũa Israel trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 5/11. Một bệ phóng tên lửa của Iran (Ảnh minh họa: Avia-Pro). Trang tin Avia-Pro dẫn dữ liệu vệ tinh, tình báo của quân đội Mỹ ngày 1/11 cho biết, Iran được phát hiện bắt đầu di chuyển các bệ phóng tên lửa...