Lý do họa sĩ Thành Chương muốn hiến tặng toàn bộ Việt phủ
“Ai cũng nghĩ một công trình như Việt phủ Thành Chương mà hiến tặng thì sẽ rất nhiều người sẵn sàng nhận nhưng chuyện không đơn giản như vậy” – họa sĩ Thành Chương nói.
Họa sĩ Thành Chương trò chuyện với phóng viên của Zing.vn ngay tại hiên trà trong khuôn viên của Việt phủ Thành Chương cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km.
Họa sĩ Thành Chương. Ảnh: Quang Đức
- Cách đây vài năm anh từng tuyên bố sẽ hiến tặng Việt phủ Thành Chương. Bây giờ thì sao?
- Vấn đề mà tôi tuyên bố là hết sức nghiêm túc, chứ không phải là một phát ngôn bốc đồng, nói nhăng, nói cuội đề chiều lòng dư luận hay chứng tỏ điều gì. Tuổi của tôi không còn trẻ, nói đúng ra là đã ở hàng xưa nay hiếm trong khi Việt phủ Thành Chương, như bạn thấy, còn phải quan tâm, chăm bẵm trong rất nhiều năm nữa, chứ không phải ngày một ngày hai, xây dựng xong rồi cứ để đấy là được.
Tôi cần một cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào đó tiếp quản công trình này vì con cái tôi còn quá nhỏ, một đứa học lớp 9, tức mới có 15-16 tuổi, một đứa còn nhỏ hơn mới có 8 tuổi và đang học lớp 4. Con cái nhỏ tuổi như vậy nếu không có người tiếp quản, chắc chắn công trình này sẽ bị đứt đoạn và thậm chí có thể không còn được như hiện nay.
- Anh có thể chọn cách thuê người tiếp quản một thời gian đến khi con cái anh lớn thay vì hiến tặng toàn bộ?
- Con cái nhỏ tuổi cũng là một lý do nhưng cũng còn một lý do khác mà tôi không thể không nghĩ đến đó là việc chúng không thích tiếp quản Việt phủ Thành Chương thì sao. Lớn lên, chúng nó lại thích nhảy, thích múa, thích các trò chơi máy tính và các hoạt động giải trí hiện đại chắc gì chúng đã đam mê và muốn gắn bó với không gian của Việt phủ. Do vậy, tôi mới muốn có người tiếp quản.
- Vợ anh kém anh nhiều tuổi. Chị có đồng ý với ý định này?
- Nói thật, đây không phải là ý định của một mình tôi mà là ý định của cả hai vợ chồng. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau rất kỹ lưỡng trước khi tuyên bố sẽ hiến tặng Việt phủ Thành Chương. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng đây vốn là một công trình hết sức cá nhân nhưng đến nay đã là một di sản văn hóa tinh thần của cả cội nguồn dân tộc. Chúng tôi xác định được ý thức, trách nhiệm của mình trong một tác phẩm nghệ thuật vì cộng đồng. Và đã là di sản văn hóa thì cần phải được tồn tại thay vì mất đi.
Video đang HOT
- Vợ chồng anh đã có những động thái gì chuẩn bị cho việc hiến tặng này?
- Chúng tôi đã đặt vấn đề với rất nhiều nơi nhưng chưa đến đâu. Ai cũng nghĩ một công trình như thế này mà hiến tặng thì rất nhiều người hào hứng, sẵn sàng nhận nhưng chuyện lại không đơn giản như vậy. Nhận tiếp quản Việt phủ Thành Chương là nhận trách nhiệm về mình vì đây là sự trao trách nhiệm chứ không chỉ là trao tài sản. Người nhận phải trông nom, duy tu, bảo dưỡng và duy trì không gian có một không hai này.
Đây là một việc cần sự gánh vác mà không phải ai cũng nghĩ đến chuyên gách vác. Nếu đây là một dự án với kinh phí hàng ngàn tỷ và chưa có gì cả thì có lẽ nhiều người sẽ sẵn sàng hơn vì còn có tiền nọ, tiền kia chứ một công trình đã hoàn thiện rồi, giao cho người ta thì lại không phải ai cũng sẵn sàng nhận ngay.
Vợ chồng họa sĩ Thành Chương. Ảnh: NVCC
- Thời gian trước, có thông tin cho rằng Việt phủ Thành Chương xây trái phép trên đất rừng đặc dụng. Khi đó anh im lặng trước truyền thông, bây giờ anh nói gì về việc này?
- Nhận định Việt phủ Thành Chương xây trên đất rừng đặc dụng là không chính xác. Đây là phần giáp ranh giữa đất rừng với đất thổ cư. Trước khi xây dựng, khu đất này là đồi hoang trọc, hoang hóa suốt nhiều năm liền. Trước đó nhiều năm, khu đất này chỉ được phép trồng keo và bạch đàn nhưng sau đó đã được chuyển đổi thành đất vườn quả và không bắt trồng keo và bạch đàn nữa.
Như vậy, Việt phủ được xây dựng trên đất vườn quả chứ không phải đất rừng như một số bài báo nêu ra. Và đã không phải là đất rừng thì người sử dụng đất có quyền xây dựng các công trình như trong Việt phủ Thành Chương mà không cần phải xin phép mà cũng không nơi nào cấp phép mà đi xin.
- Ca sĩ Mỹ Linh nói anh vẫn phải bỏ tiền túi vào Việt phủ Thành Chương. Thông tin này có chính xác khác không?
- Bạn bè vẫn nói với tôi rằng anh bỏ tiền tấn để thu về tiền lẻ. Tôi xây dựng Việt phù vì đam mê và tình yêu. Ý tưởng và công sức cũng đều từ tôi mà ra. Lúc đầu tôi chỉ muốn làm với mục đích cá nhân chứ không bao giờ nghĩ sẽ xây dựng thành một điểm du lịch. Nhưng ngay khi đang xây dựng thì đã có nhiều người đến tham quan rồi. Và tôi cũng đã mở cửa miễn phí nhiều năm liền trước khi chính thức thu phí.
Hơn hết, tôi xây dựng không phải vì tiền nên cũng không quá quan trọng việc mình thu được bao nhiêu tiền hàng tháng từ tác phẩm nghệ thuật này. Nhưng thời gian tới, tôi hy vọng được sự quan tâm lớn của cộng đồng vì việc duy tu, bảo dưỡng Việt phủ cũng không phải chuyện đơn giản.
Theo Zing
Úc: Bà cụ 105 tuổi vẽ tranh nổi tiếng thế giới
Nổi tiếng với những bức họa chấm màu, bà Daisy bắt đầu vẽ từ lúc 95 tuổi đến tận bây giờ.
Bà Loongkoonan 105 tuổi vẫn đam mê vẽ tranh chấm màu
Bà Daisy Loongkoonan đã phát hiện tài năng nghệ thuật của mình vào năm 95 tuổi. Bà là một người phụ nữ trầm tính thuộc dân tộc Nyikina, nằm trong khu vực Kimberley hẻo lánh, phía Tây nước Úc.
Những tác phẩm hội họa phi thường của bà đang nhận được sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Không biết cụ thể ngày sinh của bà, nhưng người dân địa phương cho rằng bà sinh ra vào năm 1910.
Không ai nhớ ngày sinh của bà, chỉ biết bà sinh năm 1910
"Đi bộ xung quanh làng quê giúp tôi hiểu hơn về quê hương mình," bà nói. "Đó cũng là cách tôi biết đến những món ăn và những vị thuốc cây cỏ tự nhiên", bà nói.
"Tôi vẫn thích đi bộ xung quanh làng quê của tôi, dạy bọn trẻ con cách đuổi theo những con thằn lằn và đánh bắt cá. Trong những tác phẩm này, tôi vẽ tất cả những loại thảo dược mà chúng tôi thường hay ăn. Tôi vẽ lại làng Nyikina dưới con mắt của chim đại bàng trên bầu trời."
Trẻ em trong vùng tụ tập xem bà Loongkoonan vẽ tranh
Tác phẩm của bà Loongkoonan thể hiện những đặc trưng thân thuộc của vùng quê Nyikina như con cá, cây cỏ
Tác phẩm của bà cụ 105 tuổi Daisy Loongkoonan hiện đang được trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật Nam Úc.
"Bức vẽ đầu tiên của bà khá đơn giản, nhưng sau đó bà nhanh chóng tiến bộ và vẽ nhiều bức phức tạp và đẹp hơn", Diane Mossenson ở Phòng tranh Mossenson cho biết.
"Vài năm trôi qua, tác phẩm của bà trở nên phức tạp hơn. Và điều này cho thấy bà thực sự là một họa sĩ tài năng bẩm sinh. Bà đã vẽ với cả trái tim, phản ánh quê hương, dòng sông, cây cỏ và đã tạo ra những bức họa ấn tượng."
"Thật tuyệt khi bà vẫn vẽ mặc dù đã hơn 100 tuổi. Vì thế, việc bảo tồn các tác phẩm của bà là một điều rất quan trọng", Anthony Watson, Hội đồng khu vực Kimberly cho biết.
Sau nhiều năm, các tác phẩm của bà càng trở nên phức tạp hơn
Những bức họa chấm màu được vẽ bởi bà cụ 105 tuổi đang được trưng bày tại Triển lãm Nghệ thuật Nam Úc
Theo Danviet
Địa điểm dã ngoại chụp ảnh đẹp cuối tuần cho người Hà Nội Những địa điểm dã ngoại lý tưởng vào dịp cuối tuần cho bạn để tận hưởng, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhà Thờ Đá (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) Cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km về hướng Tây Bắc, đường đi khá thuận tiện, nhà thờ Đá là một địa danh mê hoặc mọi cộng đồng phượt. Đây là...