Lý do Hàn Quốc tự lực phát triển phòng thủ tên lửa
Sau khi Mỹ ngập ngừng trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao tới Hàn Quốc, Seoul tiết lộ sẽ tự lực phát triển hệ thống này.
Nguồn tin quân sự Hàn Quốc ngày 3/6 cho biết nước này sẽ tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa riêng để đánh chặn các tên lửa ở tầm cao hơn thay vì tiếp nhận Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Hãng Yonhap của Hàn Quốc cho biết quân đội nước này đã quyết định tự phát triển tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) tương thích với hệ thống THAAD do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, dựa trên một nghiên cứu thử nghiệm do Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) tiến hành.
Nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định qua điện thoại rằng “thông tin này là có thật”, đồng thời chỉ rõ những kế hoạch chi tiết sẽ được công bố sau cuộc họp của ủy ban dự án quốc phòng diễn ra vào ngày 11/6 tới.
Dự kiến, phải mất khoảng 7 năm để phát triển hệ thống L-SAM và hệ thống này sẽ được triển khai trong khoảng thời gian từ năm 2023 tới 2024. L-SAM sẽ có khả năng đánh chặn các tên lửa ở tầm cao trên 40 km, qua đó lấp chỗ trống mà PAC-2 và PAC-3 để lại do không thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ Triều Tiên.
PAC-3 được Mỹ triển khai tại Tokyo, Nhật Bản
Video đang HOT
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết Hàn Quốc sẽ nâng cấp các tổ hợp tên lửa PAC-2 của nước này lên bằng PAC-3 của Lockheed Martin để bắn hạ các tên lửa có khả năng phóng từ Triều Tiên ở tầm cao không quá 40 km.
Thông tin về việc Hàn Quốc tự lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao được đưa ra sau khi Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparrotti cho biết ông đã đề nghị triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến ở Hàn Quốc để chống lại mối đe dọa ngày càng gia tăng đến từ các loại vũ khí của Triều Tiên.
Cũng theo Yonhap, Tướng Scaparrotti đã đề nghị triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, vị tướng này tiết lộ rằng hiện Mỹ vẫn chưa khởi động các cuộc thảo luận chính thức về vấn đề này với Hàn Quốc.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này sẽ cân nhắc hợp tác với Mỹ về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên nếu Mỹ chính thức đề xuất ý kiến.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin nói rằng Mỹ đã tiến hành khảo sát thực địa tại Hàn Quốc về những địa điểm có khả năng đặt hệ thống THAAD, song vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, thực tế câu chuyện về hệ thống tên lửa phòng không tầm cao của Hàn Quốc với Mỹ phức tạp hơn những gì Yonhap đưa tin. THAAD với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 40-150 km từng là ứng viên đầy tiềm năng giúp Hàn Quốc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tên lửa của Triều Tiên tham gia duyệt binh hồi tháng 4/2013
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin nhiều lần từ chối tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ và khẳng định Hàn Quốc không xem xét tới việc mua THAAD cũng như các tên lửa SM-3 phóng từ biển.
Các tuyên bố kiểu này từ Seoul được giới phân tích đánh giá nhằm xoa dịu lo ngại từ phía Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, những nước vốn phản đối kịch liệt chương trình NMD của Mỹ.
Chính ông Kim Kwan-jin cũng nhiều lần úp mở về việc Hàn Quốc tự lực phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao L-SAM và tầm trung M-SAM. Hồi tháng 10/2-13, ông Kim cho biết L-SAM sẽ được triển khai trước năm 2020, còn M-SAM trước năm 2022.
Theo Đất Việt
Mỹ lần đầu phóng thử thành công hệ thống Aegis trên đất liền
Ngày 21-5, Lâu Năm Goc tuyên bô ho đa lân đầu tiên thư nghiêm một tên lửa Raytheon SM-3 từ phiên bản trên đất liên của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Theo Lockheed, đây là vu phong thư đâu tiên phiên ban trên đât liên cua hê thông phong thư tên lưa Aegis, loai tên lưa sẽ được đưa vào vận hành tại Romania trong năm tơi.
Vụ thử nay được tiến hành tai Bai phong thư tên lửa Thái Bình Dương (PMRF) ơ Hawaii tối 20-5, đánh dấu một cột mốc quan trọng đôi vơi hệ thống vũ khí Aegis trên bờ, được thiêt kê để bảo vệ cac lực lượng Mỹ và NATO tại châu Âu khỏi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Phat ngôn viên Lâu Năm Goc, Đai ta Steve Warren khăng đinh răng vu thư "rât quan trong bơi vi hê thông nay giông vơi hê thông se đươc đưa tơi Romania đê triên khai vao cuôi năm tơi".
Cac tàu chiến Mỹ phóng thử tên lửa SM-3
Trong vu thư, hê thông vu khi Aegis đa phat hiên, theo doi va sư dung tên lưa SM-3 Block IB cua tâp đoan Raytheon tiêu diêt môt tên lưa đan đao muc tiêu gia đinh.
Theo phat ngôn viên Cơ quan phong thu tên lưa My Rick Lehner, viêc vân chuyên hê thông vu khi Aegis trên đât liên tơi Romania se băt đâu vao mua he năm nay. Hê thông trên đât liên sư dung cung loai tên lưa SM-3 đa đươc triên khai trên cac tau chiên lơp Aegis. Hiên tai môi hê thông nay co thê mang cung môt luc 24 tên lưa SM-3 va đang đươc nâng câp đê mang đươc nhiêu tên lưa hơn.
Vu phong thư hê thông vu khi mơi nay diên ra khi ma châu Âu ngay cang quan tâm đên vân đê phong thu tên lưa do căng thăng đang gia tăng giưa NATO va Nga sau khi nươc nay sap nhâp ban đao Crimea cua Ukraine.
Theo ANTD
Nga tự tin, có lực lượng phòng không thuộc loại mạnh nhất thế giới Thiếu tướng Andrei Demin, tư lệnh các binh chủng Phòng không và Phòng thủ tên lửa Nga vừa tuyên bố, phòng không Nga xứng đáng với danh hiệu là một trong những hệ thống xuất sắc nhất thế giới. Thiếu tướng Andrei Demin, tư lệnh các binh chủng Phòng không và Phòng thủ tên lửa thuộc Lực lượng phòng thủ không gian- vũ...