Lý do Hải Phòng không cho hàng trăm xe tỉnh khác vào thành phố
Ô tô BKS Hà Nội về đến cửa ngõ Hải Phòng bị cơ quan chức năng kiểm tra chặt, nếu không có lý do quan trọng phải quay đầu.
Tại điểm chốt xuống cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (phường Đông Hải 1, quận Hải An) hôm qua, hàng trăm lượt xe đã phải mua vé quay đầu vì không được vào TP.
Hải Phòng lập 6 chốt tại cửa ngõ, hạn chế xe tỉnh ngoài vào nội thành
Anh Đặng Văn Hùng ở quận Hà Đông (Hà Nội) đưa vợ về nhà bố mẹ ở quận Hải An. Khi xuống cao tốc, lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 đã yêu cầu quay đầu xe vì Hải Phòng đang thực hiện chủ trương không cho ô tô từ vùng dịch vào TP. Anh đành đưa cả nhà quay về Hà Nội sau hơn 100km chạy xe.
Theo văn bản ra ngày 1/4 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch của UBND TP Hải Phòng, các chốt sẽ chặn tất cả phương tiện chở khách từ tỉnh thành khác, đặc biệt từ các vùng có dịch vào TP.
Văn bản chỉ cho phép tiếp nhận các xe có việc cần thiết như xe công vụ, xe hợp đồng đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, xe phục vụ công việc cần thiết, xe chở hàng thì phải có hoá đơn.
Các phương tiện khác đều bị lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu. Nhiều tài xế sau khi được tổ công tác giải thích thì vui vẻ chấp hành nhưng cũng có người không đồng tình.
Các tài xế vào Hải Phòng vì lý do chính đáng phải khai báo y tế
Video đang HOT
Một xe biển Hà Nội bị yêu cầu quay đầu
Ông Nguyễn Ánh Duy, trú tại thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà nội) cho hay: “Tôi có chị gái đang ốm tại Hải Phòng. Tôi chở mẹ đi thăm chị nhưng đến đây họ yêu cầu quay về. Chính sách của địa phương không thông báo rộng rãi nên nhiều người chưa nắm được, dẫn đến mất thời gian và công sức”.
Xe tỉnh ngoài bị kiểm soát rất chặt
Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình lý giải: Tổ công tác yêu cầu ô tô đến từ các tỉnh, đặc biệt là vùng có dịch phải quay đầu là thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Cách ly toàn xã hội, tỉnh nào ở yên tỉnh đó vì thế không có việc cấp thiết thì nên quay về địa bàn của mình.
Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Bình kiểm tra công tác kiểm soát dịch
“Các xe vì nhiệm vụ cần thiết sẽ được phép vào TP sau khi được sát khuẩn phương tiện, tài xế được kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế.
Trên địa bàn vẫn chưa có người dân nào bị nhiễm Covid-19, vì thế công tác kiểm soát và hạn chế người ra vào TP cần tiếp tục được siết chặt”, ông Bình nhấn mạnh.
Hoài Anh
Hải Phòng chi 270 tỷ tặng quà dân: Không thiết thực, dễ tiêu cực?
Vừa qua, tại kỳ họp ngày 28/2, các đại biểu HĐND thành phố Hải Phòng đã thông qua đề xuất chi gần 270 tỷ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén, 1 lá cờ nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng. Quyết định này đã gây nhiều băn khoăn trong dư luận nhân dân thành phố.
Không thiết thực, dễ tiêu cực
Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều người dân bày tỏ quan điểm ủng hộ việc thành phố tặng quà nhân ngày giải phóng để tạo không khí vui mừng, phấn khởi, nhưng lại cho rằng việc mua tặng hiện vật là một bộ ấm chén sẽ lãng phí, dễ phát sinh tiêu cực.
Ông Phạm Nhân Đức (quận Lê Chân) bày tỏ: "Thành phố có quyết định tặng quà cho người dân nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng Hải Phòng là rất hoan nghênh nhưng việc tặng quà, cho quà cũng phải phù hợp thì mới có ý nghĩa. Việc tặng quà bằng hiện vật chỉ phù hợp trong thời kỳ bao cấp thôi. Vì hiện tại, nhìn chung nhà nào cũng có vài lá cờ Tổ quốc và vài bộ ấm chén. Nói chung, quà tặng phải thiết thực thì dân mới phấn khởi và vui, chứ tặng ấm chén nhiều nhà không dùng sẽ rất lãng phí".
Bà Nguyễn Thị Hà (quận Hải An) cho rằng, thành phố nên dành tiền để tặng quà cho các gia đình chính sách, các hộ nghèo. "Với nhà có điều kiện thì món quà trị giá 500 nghìn không mấy ý nghĩa, nhất là bộ ấm chén nhà ai cũng có, nhưng mấy trăm tỷ này thành phố đừng mua ấm chén nữa mà tập trung số tiền trên cho các hộ nghèo, mỗi hộ 2-3 triệu đồng thì quá tốt"- bà Hà nói.
Ngoài chuyện người dân cho rằng lãng phí, không thiết thực, nhiều người còn băn khoăn việc mua hiện vật để tặng với số lượng lớn hàng trăm tỷ dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Câu chuyện mua quà tặng người dân phát sinh tiêu cực, gây dư luận xấu từng xảy ra vào năm 2017 tại tỉnh Vĩnh Phúc khi tỉnh này quyết định chi 65 tỷ đồng cũng để mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 20 năm tái thành lập tỉnh.
"Rất khó để kiểm soát việc chi tiền. Người quyết định mua, người duyệt chi sẽ được nhận hoa hồng, phần trăm lại quả... Với số tiền gần 300 tỷ đồng, chỉ cần tỷ lệ trích lại 10% thì cũng đã có vài chục tỷ rồi"- một người dân tỏ ý lo ngại.
"Đang trong cơn dịch bệnh thế này, tốt nhất là thành phố nên chi tiêu tiết kiệm, dành tiền để mua khẩu trang, đưa về các trung tâm y tế quận huyện phát cho dân, hoặc trang bị thêm máy thở, thuốc chữa bệnh... để chẳng may có người bị nhiễm virus corona có cái mà dùng", bà Phạm Thị Thanh (65 tuổi, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền) nói.
"Nếu thành phố giàu có rồi thì tặng quà cũng được, nhưng nên phát tiền trực tiếp cho chúng tôi cần cái gì thì mua cái ấy, hoặc liên hoan cho vui, chứ cá nhân tôi chả thích nhận ấm chén. Nhà tôi có mấy bộ ấm chén chả mấy khi dùng, không lẽ lại làm đơn xin không nhận quà tặng"- Chị Nguyễn Thị Thủy (phường Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng) thẳng thắn nói.
Sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch
Phản ánh ý kiến của người dân với lãnh đạo thành phố, ông Lê Khắc Nam- Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, những ý kiến không đồng tình chỉ là số ít còn đa số người dân thành phố vui mừng, phấn khởi trước quyết định của thành phố.
Các đại biểu HĐND thành phố Hải Phòng biểu quyết việc tặng quà cho toàn dân.
"Việc tặng quà cho toàn thể các hộ dân đã được nhất trí cao trong cấp ủy Đảng (Ban Thường vụ Thành ủy), HĐND-cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân thành phố. Việc mua quà tặng sẽ được tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, đảm bảo không có chuyện thất thoát, lãng phí"- ông Lê Khắc Nam khẳng định.
Về chất lượng quà tặng, ông Nam cho biết, thành phố sẽ đưa ra chỉ tiêu hàng chất lượng cao, sản phẩm đẹp và do Việt Nam sản xuất. Về giá cả, sẽ yêu cầu giảm giá tối đa vì thành phố mua số lượng lớn. "Ví dụ bộ sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, thị trường đang bán lẻ 700 nghìn đồng thì thành phố yêu cầu giảm còn 400 nghìn đồng. Sau này, khi nhận được quà tặng người dân có thể tự đánh giá chất lượng và giá của sản phẩm. Tôi xin khẳng định sản phẩm được lựa chọn sẽ là hàng chất lượng cao, giá thành hạ. Việc đấu thầu sẽ được thực hiện theo đúng trình tự pháp luật qui định"- Ông Nam giải thích thêm.
Về ý kiến cho rằng nên tập trung kinh phí để tặng cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, ông Nam cho biết, đó là các đối tượng đã thường xuyên được thành phố quan tâm, tặng quà, năm nào cũng có quà vào nhiều dịp khác nhau. Dịp tết Nguyên đán vừa qua, mỗi hộ gia đình chính sách đã được tặng 4 triệu đồng, hộ nghèo được tặng hơn 1,3 triệu đồng, cận nghèo 1 triệu đồng.
Theo số liệu báo cáo đến ngày 20/2/2020, toàn thành phố Hải Phòng có 644.324 hộ. Trong đó, số hộ đang sinh sống có hộ khẩu thường trú tại địa phương là 587.888 hộ, số hộ đang sinh sống không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương là 37. 666 hộ, số hộ đang sinh sống không có hộ khẩu thường trú và không đăng ký tạm trú tại địa phương là 18.770 hộ.
Tại kỳ họp bất thường HĐND thành phố ngày 28/2 vừa qua, các đại biểu đã thông qua đề xuất tặng quà những gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố, tính đến ngày 31/3/2020. Hình thức quà tặng: quà tặng bằng hiện vật, mỗi suất quà gồm: 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc; trị giá mỗi suất quà không quá 500 nghìn đồng/suất/hộ. Kinh phí dự kiến 269 tỷ đồng bằng tiền ngân sách. Thời gian tặng quà bắt đầu từ tháng 5/2020 và hoàn thành trong tháng 6/2020. Riêng cờ Tổ quốc tặng trước ngày 13/5/2020.
Theo danviet.vn
Công an Hải Phòng lên tiếng vụ đưa 2 sinh viên đi khám thương khi đang bị tạm giữ Công an TP Hải Phòng đã lên tiếng lý giải về việc đưa 2 sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang bị tạm giữ hành chính, đến bệnh viện khám thương để có căn cứ giải quyết vụ việc xô xát, đánh nhau với bạn học trước đó. 2 nam sinh được đưa tới khám thương tại bệnh viện Theo...