Lý do gì mà game nhập vai Tam Quốc ở Việt Nam thường bị coi như… “đồ bỏ”?
“Nhập vai” và “ Tam Quốc” là 2 thể loại game được yêu thích bậc nhất tại Việt Nam. Thế nhưng, khi kết hợp chúng lại với nhau, có vẻ như dân tình lại chẳng hề yêu thích chút nào, thậm chí còn ghét bỏ, vì sao vậy?
Có một định luật bất di bất dịch của game thủ Việt Nam chính là “ Game Tam Quốc phải là game chiến thuật”. Mặc dù không phải là những câu nói trực tiếp nhưng nó đã là định luật ngầm của 500 anh em. Trong một cuộc đại chiến giữa 3 nước Ngụy – Thục – Ngô thì chỉ cá nhân nào có cái đầu khôn ngoan nhất mới trở thành người chiến thắng sau cùng. Nó sẽ không phải là những tấm gương như Lữ Bố, dù sở hữu sức mạnh địch vạn quân thì cũng sớm bị mưu kế bao người bày ra rồi ngã ngựa. Quả thật, định đoạt thiên hạ Tam Quốc chỉ có thể bằng trí chứ không phải bằng sức!
Ở Việt Nam, game Tam Quốc phải là game chiến thuật!
Game nhập vai Tam Quốc – một sự kết hợp có thể nói là gần như hoàn hảo giữa 2 yếu tố luôn được người chơi Việt Nam quan tâm rốt cuộc lại không đạt được kỳ vọng như mong đợi. Theo thống kê, từ lúc game online mới bắt đầu xuất hiện (khoảng hơn 10 năm trước) cho đến giờ, chưa hề có một sản phẩm nào đủ sức để khiến cộng đồng lưu luyến sau hơn 6 tháng. Đây được coi là “cái dớp” mà rất ít NPH dám bất chấp.
Những sản phẩm lai tạp giữa nhập vai và Tam Quốc thường rất khó sống
Khi nhắc đến cụm từ “game Tam Quốc”, ý niệm của nhiều người chỉ xoay quanh việc “Ồ, lại một tựa game chiến thuật nữa ra mắt ư?” hay “ Dinasty Warriors có bản mới hả?” và thế là hết. Có cảm giác như theo quan niệm của nhiều người chơi, nếu một tựa game Tam Quốc mà không phải là chiến thuật thì nó sẽ rất rất “ngoại lai” và họ không muốn phí phạm thời gian để thử trải nghiệm.
Nhắc tới Tam Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới khung cảnh như thế này nhiều hơn
Dinasty Warriors là một trong những dòng game có tiếng trên khắp thế giới khi dù là game Tam Quốc nhưng lại không phải chiến thuật. Nó đánh vào tâm lý muốn lăn xả chiến trường, hoành tảo giữa thiên quân vạn mã, “chém” vô tận, vô thời hạn bằng những đoạn kỹ năng bắt mắt, sáng rực lửa. Thế nhưng, nói gì thì nói, đây cũng là cái tên duy nhất để lại ấn tượng cho người chơi. Và trên hết, cũng chẳng ai coi Dinasty Warriors là game Tam Quốc đấu trí mà họ chỉ nghĩ đó là sản phẩm cho phép “uýnh lộn” sướng tay, đã mắt, nhân vật đẹp, xinh mà thôi!
Video đang HOT
Dinasty Warriors là một trong số rất ít sản phẩm Tam Quốc mà không phải chiến thuật
Một lý do khác nữa cho vấn đề ở đầu bài chính là lớp người chơi biết đến khái niệm Tam Quốc nay đã trở thành những gã trưởng thành, thậm chí lớn tuổi. Cảm nhận của họ về cuộc phân tranh khốc liệt ấy là những kế sách ảo diệu dưới đầu óc của nhiều vị quân sư như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tư Mã Ý… chứ không phải một thân một mình vị tướng vô danh nào đó có đủ sức để chống lại binh phủ tứ phía.
Người chơi đã biết Tam Quốc sẽ yêu thích được chiến thắng bằng trí hơn là bằng sức
Ngược lại, về phía các sản phẩm nhập vai, cái bóng kiếm hiệp, võ lâm của nhiều tượng đài ngày xưa còn rất lớn. Cứ nhắc đến nhập vai thì phải là có môn phái, có skill, chu du trong thiên hạ bao la, không chịu ràng buộc nào, chẳng cần về phe phái, chỉ cần có anh em bằng hữu… Khái niệm nhập vai lại vượt xa khỏi 2 chữ Tam Quốc nhiều lần, cho phép người chơi tùy biến nhân vật của mình theo vô vàn cách khác nhau.
Game nhập vai trước giờ tại Việt Nam ảnh hưởng bởi tượng đài ngày xưa như VLTK, Thục Sơn Kỳ Hiệp PC… khá nhiều
Hầu hết các NPH tại Việt Nam vẫn chuộng đi theo hướng an toàn, tức là tìm sản phẩm tái hiện game cũ ngày xưa, đem chúng lên mobile để tiếp tục câu khách. Điển hình có thể kể đến Thục Sơn Kỳ Hiệp PC ngày xưa và Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile đang rất nổi trội thời điểm này. Nếu đã là nhập vai thì nó đúng phải là chuẩn nhập vai, không bị lai tạp bởi những yếu tố lạ hoắc khiến do dân tình sinh nghi. Cứ nghĩ mà xem, nếu như Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile hay VLTKm hay như vậy mà lại lấy theme Tam Quốc, có lẽ sẽ bị rớt đi lượng người chơi không hề nhỏ.
Nên giờ đây, hầu hết các NPH sẽ lựa chọn phương án an toàn, lựa chọn các tựa game vẫn phải có chút gì đó thân quen chứ không đi theo hướng phá cách gây lạ (trong ảnh là Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile)
Trên thị trường game thế giới, nếu để ý kỹ, bạn cũng sẽ rất ít khi thấy một sản phẩm nhập vai Tam Quốc. Tránh mắc phải sai lầm từ các sản phẩm trước, ngày nay, nhiều NSX đã dần bỏ luôn khái niệm kết hợp 2 yếu tố đó vào với nhau. Tất nhiên, sẽ vẫn có một số ít cái tên thực sự thành công, dù chưa phải là bây giờ nhưng có lẽ, trong vòng 1, 2 năm tới, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự đột phá vượt bậc chăng? Hãy cùng chờ xem.
Theo GameK
Chỉ là tướng phẩm cam ít người biết, nhưng vị tướng này vẫn khiến Gia Cát Lượng phải nể sợ một phép!
Đúng là trong game chiến thuật, không có tướng nào "phế" nhưng cũng chẳng có tướng nào mãi "bá đạo" dù nổi tiếng như Gia Cát Lượng đi chăng nữa.
Có thể nói trong phần lớn các game chiến thuật hiện nay đều có sự ưu ái khá rõ ràng dành cho các danh tướng nổi tiếng trong lịch sử, đặc biệt là chủ đề Tam Quốc. Việc những tướng như Quan Vũ, Tư Mã Ý, Lữ Bố, Gia Cát Lượng, Chu Du... mạnh vượt trội hơn hẳn mặt bằng chung đã là chuyện "thường ở huyện". Điều này dẫn đến hậu quả là game dễ mất cân bằng và người chơi liên tục rơi vào vòng xoáy chạy đua nâng cấp tướng mới liên tục chỉ vì sở hữu nhiều chỉ số "ngon" hơn, chứ không còn để ý đến mục đích và kĩ năng.
Tướng mạnh trong bất cứ game nào cũng có, nhưng để cân bằng so với tất cả các tướng khác lại không hề đơn giản
Sự mất cân bằng là một bài toán cực kì khó giải với bất cứ tựa game nào, làm sao vừa bán được tướng, lại vừa khiến ai cũng hài lòng là điều rất khó. Tuy nhiên khó không có nghĩa là bất khả thi, đặc biệt trong một sản phẩm cỡ "bom tấn" như Long Đồ Bá Nghiệp việc này đã được giải quyết bằng cách thiết kế nhiều bộ kĩ năng khắc chế, cũng như sáng tạo một bản đồ chiến đấu rộng lớn, thay đổi liên tục và có nhiều đặc tính khác nhau để người chơi đấu trí. "Tướng anh mạnh, tướng tôi yếu thế thì tôi phải thông minh hơn anh thì mới thắng được."
Với những thay đổi liên tục từ tính năng, bản đồ đến đặc tính lính, tướng... Long Đồ Bá Nghiệp tạo nên một sân chơi chiến thuật đặc sắc, cân bằng
Bất kì tướng nào trong Long Đồ Bá Nghiệp đều có những mặt mạnh, thậm chí siêu mạnh nhưng đồng thời vẫn có một vài điểm yếu nhất định để người chơi có kĩ năng vẫn có thể tiêu diệt được. Một ví dụ như Gia Cát Lượng là tướng hệ "Trí" cực kì được ưa chuộng thời gian gần đây. Ngoài việc sở hữu chỉ số cơ bản rất cao, thuộc phẩm thần tướng đỏ thì kĩ năng của nhân vật này cũng được ưu ái tăng mạnh cả sát thương lẫn thủ, thậm chí kháng cả sát thương từ lính, giảm thủ đối phương, tạo khiên hộ thuẫn phản đòn.
Gia Cát Lượng trong Long Đồ Bá Nghiệp có sát thương cực mạnh lại vừa có nhiều kĩ năng tự bảo vệ bản thân lẫn lính
Dễ dàng thấy ngay việc Gia Cát Lượng có kĩ năng "khủng" là hiển nhiên bởi "game nào chẳng thế". Tuy nhiên đối với Long Đồ Bá Nghiệp thì luôn có cách để đánh bại bất cứ vị tướng nào và ngay cả "Ngọa Long" cũng không có ngoại lệ. Vị tướng có thể làm được điều đó chẳng cần phải là thần tướng cỡ Doanh Chính, Lữ Bố, Triệu Phi Yến hay Bạch Khởi, mà chỉ cần một tướng phẩm cam bình thường tên Tiêu Hà.
Tiêu Hà bỗng "nổi như cồn" nhờ bộ kĩ năng khắc chế thẳng mặt Gia Cát Lượng" dù rất ít người biết đến cái tên này
Rõ ràng lý do Tiêu Hà khắc chế dễ dàng Gia Cát Lượng hay là phần lớn tướng hệ "Trí" chính là nhờ bộ kĩ năng đánh xuyên 80% thủ phép, 15% gây choáng, định thân. Kĩ năng thứ 2 là "thủy thần" thậm chí nhân đôi khả năng gây choáng, tăng 23% sát thương, kết hợp với địa thế sông ngòi thì sức mạnh sẽ tăng đột biến. Nhìn chung bộ kĩ năng này cứ như miêu tả Tiêu Hà là... Thủy tinh chứ không phải người phàm.
Chỉ số cơ bản của Gia Cát Lượng dù có cao hơn hẳn thì gặp Tiêu Hà vẫn... tắt điện như thường
Với việc mang theo lính hệ Đao thì Tiêu Hà lại càng được cộng thêm điểm "Trí" và càng mạnh hơn. Tuy nhiên do là tướng phẩm cam nên Tiêu Hà vẫn dề dàng bị nhiều tướng hệ khắc "giã" sấp mặt dễ dàng. Thế nên hãy sử dụng đúng cách để khắc chế đúng hệ tướng và tận dụng được các đặc tính địa hình khi công lẫn thủ.
Game thủ ngạc nhiên trước sực mạnh "vượt tầm" của Tiêu Hà trong vai trò khắc chế tướng "Trí"
Quả nhiên Long Đồ Bá Nghiệp có quá nhiều điều thú vì để các game thủ khám phá, đẳng cấp chiến thuật SLG hàng đầu Châu Á khác biệt rất nhiều so với các thể loại thẻ tướng phổ biến thị trường hiện nay.
Theo GameK
Cười bò với Lữ Bố phiên bản "già như ông lão 50 tuổi" vẫn rất hăng máu oánh lộn Người thì một mẩu, tóc thì có phần bạc trắng, râu ria đúng lâu ngày chưa cạo... chiến thần Lữ Bố đây sao? Để nói về sự "đẹp trai" của các tướng Tam Quốc, dù ở bất kỳ tựa game nào, người chơi cũng sẽ nhìn về Lữ Bố đầu tiên. Chẳng cần biết sức mạnh của hắn kinh dị đến nhường nào,...