Lý do gì khiến cầu thủ Việt kiều ‘vô duyên’ với V-League?
Kể từ khi tiến lên chuyên nghiệp, V-League đã chào đón nhiều cầu thủ Việt kiều về chơi bóng. Tuy nhiên, đa phần trong số này đều chưa tạo được dấu ấn đậm nét về mặt chuyên môn hoặc có thành công vang dội.
Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt kiều hiếm hoi từng chơi tốt tại V-League
Chìm nổi phận cầu thủ Việt kiều
Mới đây, CLB Phú Thọ đã chiêu mộ cầu thủ Việt kiều Andrey Nguyễn từ CLB Hải Phòng để phục vụ cho mục tiêu thăng hạng ở mùa giải năm sau.
Cầu thủ sinh ra ở Nga không có đất dụng võ ở sân Lạch Tray và việc ra đi là điều chẳng quá bất ngờ. Andrey tất nhiên không phải trường hợp duy nhất gặp khó khăn khi chơi bóng tại V-League.
Đồng đội cũ của Andrey tại CLB Hải Phòng – Adriano Schmidt tuy được đánh giá cao nhưng sự nghiệp khá chìm nổi, thiếu ổn định.
Từng có thời điểm anh được nhắc tới như một sự bổ sung cho đội tuyển Việt Nam nhưng đáng tiếc anh chưa đủ xuất sắc để thuyết phục HLV Park Hang-seo.
Cầu thủ Việt kiều nổi tiếng nhất từng chơi bóng tại Việt Nam là Lee Nguyễn. Năm 2009, anh về Việt Nam khoác áo HAGL rồi Bình Dương nhưng đều không thành công và phải trở lại Mỹ.
Đầu mùa giải 2021, Lee tái xuất V-League trong màu áo CLB TP.HCM. Đáng tiếc, anh cũng chưa thể hiện được nhiều trước khi mùa giải năm nay bị hoãn rồi hủy do tác động của dịch bệnh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng có thể kể ra một số cái tên như: Johnny Nguyễn, Keven Nguyễn, Phạm Thanh Tiệp, Boby Lương Nguyên Bảo, Emil Lê Giang, Michal Nguyễn từng mang khát khao về Việt Nam chơi bóng và đều không thành công.
Đặng Văn Robert, Mạc Hồng Quân hay Đặng Văn Lâm là ba cái tên hiếm hoi tạo được dấu ấn khi chơi bóng tại V-League.
Tuy vậy, ngoại trừ Văn Lâm gây tiếng vang lớn với suất bắt chính ở đội tuyển quốc gia cùng bản hợp đồng sang Thái Lan và giờ là Nhật Bản chơi bóng, Đặng Văn Robert, Mạc Hồng Quân cũng trải qua nhiều thăng trầm.
Tại giải hạng Nhất, bóng đá Việt Nam ghi nhận có tiền vệ Việt kiều Australia Martin Lo thi đấu dưới màu áo Phố Hiến. Cầu thủ này cũng từng được coi như hiện tượng, được triệu tập vào tuyển U22 Việt Nam nhưng phát triển khá chậm và cho tới nay vẫn chỉ dừng ở dạng tiềm năng.
Theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, đúng là nhiều cầu thủ Việt kiều về Việt Nam chơi bóng không thành công và nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực hạn chế.
“Trình độ của họ làng nhàng, thậm chí nhiều cầu thủ chơi nghiệp dư hoặc hạng 5, hạng 6 ở nước ngoài nên không đáp ứng được yêu cầu. Riêng trường hợp Lee Nguyễn, tôi được biết do những lý do ngoài chuyên môn nên phải ra đi chứ cậu ấy có trình độ vượt trội so với mặt bằng V-League. Mạc Hồng Quân từng gây sốt nhưng năng lực cũng không thể bứt hẳn lên top đầu”, ông Hải lấy ví dụ.
Làm gì để hút nguồn lực cầu thủ Việt từ nước ngoài?
Thủ thành Việt kiều Filip Nguyễn mong muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam nhưng anh không chấp nhận về V-League chơi bóng
Trong những năm gần đây, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã có những chính sách nhằm thu hút cầu thủ mang dòng máu Việt Nam đang chơi bóng tại nước ngoài về cống hiến cho đội tuyển quốc gia.
Tuy nhiên, muốn có bước này, cầu thủ phải mang quốc tịch Việt Nam và nếu chơi bóng tại V-League sẽ là thuận lợi lớn.
Thủ thành Việt kiều Filip Nguyễn từng thổ lộ mong muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam nhưng anh không chấp nhận về V-League chơi bóng. Điều này cho thấy, muốn thu hút được những cầu thủ thực sự chất lượng, ngoài sức hút từ đội tuyển, V-League cũng cần tự nâng tầm, đảm bảo sự chuyên nghiệp và cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, chuyên gia Vũ Mạnh Hải nhận định, muốn lấy được cầu thủ tốt thì CLB phải thiết lập mạng lưới thông tin tuyển trạch tốt, có chuyên môn để đánh giá.
“Lâu nay, cầu thủ gốc gác Việt Nam chơi bóng ở nước ngoài về Việt Nam đa phần do các mối quan hệ giới thiệu. Mà giới thiệu thì rủi nhiều hơn may. Họ nói cầu thủ này chơi tốt lắm, ghi nhiều bàn lắm nhưng thực tế phải xem anh ta chơi ở đâu, cho đội bóng nào. Các đội bóng nên có bộ phận tuyển trạch chuyên trách thẩm định cầu thủ, tốt mới lấy chứ không kiểu vơ bèo vạt tép hoặc làm theo tâm lý chẳng mất gì thì cứ thử”, ông Hải nêu quan điểm.
Về phần mình, bình luận viên Vũ Quang Huy nhìn nhận, muốn hút được tài năng là cầu thủ Việt kiều đang chơi bóng ở nước ngoài, trước hết bóng đá Việt Nam cần phải chen được vào top đầu châu Á, gây được tiếng vang lớn ở cả cấp đội tuyển lẫn CLB. Bởi suy cho cùng, cầu thủ nếu về Việt Nam thì thời gian đá cho CLB sẽ chiếm phần lớn, việc được lên tuyển hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Cũng theo ông Huy, mức đãi ngộ cho cầu thủ giỏi ít nhất cũng phải gần chạm tới thu nhập của họ tại nước sở tại.
“Muốn làm được như vậy thì bóng đá Việt Nam mà cụ thể là các CLB cần nguồn lực hỗ trợ rất lớn. Còn nếu chỉ trả lương một vài nghìn USD thì đương nhiên chỉ lấy được cầu thủ chất lượng thấp. Những cái tên thực sự tốt họ sẽ lựa chọn nền bóng đá cao hơn, thu nhập tốt hơn”.
Chưa phải lực lượng tốt nhất
Bình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng, những cầu thủ Việt kiều về Việt Nam chơi bóng hầu hết chưa phải lực lượng tốt nhất. Một vài cái tên gọi là thành công thì phần nhiều nhờ may mắn, gặp thời và gặp người trao cho cơ hội. Cộng thêm việc nền bóng đá Việt Nam còn thấp, chưa có sự chuẩn mực nên khiến cầu thủ từ nước ngoài về khó hòa nhập.
CLB Hải Phòng chia tay toàn bộ cầu thủ Việt kiều, quyết xóa bỏ "tàn dư" của chủ cũ
CLB Hải Phòng sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với 3 cầu thủ Martin Lo, Adriano Schmidt và Andrey Nguyễn.
Một thành viên trong BLĐ CLB Hải Phòng xác nhận đội bóng này sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng với 3 cầu thủ Việt kiều gồm Martin Lo, Adriano Schmidt và Andrey Nguyễn. Đây là quyết định được xem là bất ngờ bởi tại V.League 2021, 2 trong 3 cầu thủ kể trên vẫn được ra sân thường xuyên và đóng vai trò nhất định trong lối chơi của đội bóng đất Cảng.
Theo chúng tôi tìm hiểu, điểm đến của Andrey Nguyễn đã được xác định. Cầu thủ mang 2 dòng máu Việt - Nga này sẽ chuyển đến thi đấu cho CLB Phú Thọ. Andrey đã có 3 mùa giải thi đấu cho đội chủ sân Lạch Tray, nhưng không để lại nhiều dấu ấn tại đây.
Hậu vệ sinh năm 1998 mới chỉ ra sân đúng 3 trận, với tổng thời gian là 114 phút thi đấu tại đấu trường V.League trong quãng thời gian này.
Andrey Nguyễn sẽ khoác áo CLB Phú Thọ trong mùa giải tới.
Trong khi đó, Adriano Schmidt và Martin Lo được dự báo sẽ là những "mặt hàng hot" trên TTCN. Với Adriano, anh đã có 5 mùa giải thi đấu cho CLB Hải Phòng. Với chiều cao 1m85, trung vệ mang 2 dòng máu Việt - Đức để lại ấn tượng nhờ khả năng không chiến tốt, kỹ năng phòng ngự cũng được đánh giá cao.
Với trường hợp của Martin Lo, cầu thủ này đang cân nhắc về bến đỗ tiếp theo. Được biết, Martin vẫn còn cơ hội đồng hành trong đội hình của HLV Phạm Anh Tuấn trong mùa giải sắp tới. Điều ưu tiên lúc này của Martin là đến một CLB mà anh được ra sân thường xuyên vào mỗi cuối tuần.
Ngoài 3 cầu thủ kể trên, Hải Phòng có khả năng cũng sẽ chia tay với nhiều cầu thủ khác. Vấn đề của một số cầu thủ Hải Phòng là họ chưa nhận được sự liên hệ gia hạn hợp đồng từ Chủ tịch Trần Văn Hoàn. Hợp đồng của nhiều cầu thủ sẽ đáo hạn vào tháng 12 năm nay, tức là chỉ còn khoảng 3 tháng nữa.
Cơ hội mới cho cầu thủ Việt kiều ở tuyển Việt Nam Việc Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) điều chỉnh luật nhập tịch đã mang tới cơ hội mới cho các cầu thủ Việt kiều và tuyển Việt Nam. Tháng 9/2020, cuộc họp của FIFA quyết điều chỉnh quy định nhập tịch cho các tuyển thủ quốc gia. Trước đây, chỉ cần chơi một trận chính thức, cầu thủ sẽ không được thay...