Lý do Geneva được chọn làm nơi gặp mặt giữa hai ông Biden-Putin
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định sẽ gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 16/6. Điều gì đã khiến họ chọn thành phố này?
Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao Mỹ – Nga đầu tiên được tổ chức ở Geneva kể từ sau hội nghị thượng đỉnh tháng 11/1985 giữa lãnh đạo hai nước khi đó, Tổng thống Ronald Reagan và người đồng cấp Mikhail Gorbachev.
Lần cuối lãnh đạo hai nước Mỹ – Nga gặp nhau ở Geneva là vào tháng 11/1985. Ảnh: Keystone / Salvatore Di Nolfi
Báo Swiss Info nêu ra 3 tiêu chí khiến Geneva được chọn để tổ chức một sự kiện tầm cỡ như vậy.
Video đang HOT
Trước hết là cơ sở hạ tầng. Là điểm họp quan trọng thứ 2 của Liên Hợp Quốc sau New York, Geneva có các cơ sở cần thiết. Nga và Mỹ cũng đang duy trì các phái bộ lớn ở thành phố này, với đầy đủ các cơ quan mật vụ. Các chuyên gia an ninh từ cả Washington và Moscow đều nắm rõ các điều kiện ở địa phương – lợi thế lớn khi cần bảo vệ hai nhà lãnh đạo.
Thứ hai, đó là về tín hiệu mà một người muốn gửi đi.
Tổ chức cuộc gặp ở Mỹ hay Nga đều là lựa chọn khó. Các mối quan hệ song phương quá xấu để bên này hay bên kia chấp nhận lời mời tới “lãnh thổ đối phương”.
Một nước thuộc NATO cũng không thể nằm trong danh sách, không như hội nghị thượng đỉnh ở Prague, Cộng hòa Czech, giữa hai ông Barack Obama và Dmitry Medvedev năm 2010. Người Nga cũng khó chấp nhận Helsinki, vì Phần Lan đang hợp tác ngày càng chặt chẽ với NATO. Trong bối cảnh như vậy, đất nước Thụy Sĩ trung lập là lựa chọn tốt nhất.
Thứ ba, quan hệ song phương giữa những người tham gia hội nghị thượng đỉnh và nước chủ nhà giữ vai trò quan trọng.
Thụy Sĩ rất được lòng Điện Kremlin, đặc biệt khi nước này không tham gia các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Trong khi đó, từ góc nhìn của Mỹ, không có gì chống lại Thụy Sĩ lúc này. Những bí mật ngân hàng từng khiến bầu không khí giữa hai bên căng thẳng hay những chỉ trích thời Tổng thống George W. Bush rằng chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ quá thân Iran… giờ đều đã lùi xa.
Có thể thấy cả Moscow và Washington hiện không có gì phàn nàn về Thụy Sĩ.
Đối với Thụy Sĩ, đóng vai trò chủ nhà thực sự thể hiện nỗ lực ngoại giao và mong muốn là quốc gia kiến tạo hòa bình không những ở hậu trường mà còn xuất hiện trực tiếp. Nhiều hội nghị quan trọng vẫn đang diễn ra ở Geneva, với các cuộc đàm phán về Syria, Yemen, Libya… được tổ chức ở trụ sở Liên Hợp Quốc tại đây.
Trong những năm qua, các hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga đã được tiến hành ở Reykjavik (Iceland), Vancouver (Canada)… mà không ở Geneva trong suốt 35 năm qua. Bước đột phá trong thỏa thuận hạt nhân với Iran đạt được tại Vienna (Áo) năm 2015, và cuộc gặp Donald Trump – Kim Jong Un diễn ra tại Singapore năm 2018.
EU thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
Ngày 4-10, tại Prague, các chuyên gia của Cộng hòa Czech cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
TS Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Tổng hợp Charles, Cộng hòa Czech, ủng hộ việc Anh, Pháp, Đức (E3) mới đây gửi công hàm tới Liên hiệp quốc (LHQ) thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS).
Theo ông Hosoda, do Đức và Pháp là hai quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách chung của EU nên những động thái trên của nhóm E3 là dấu hiệu cho thấy EU ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông dưới góc độ đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Trong khi đó, ông Vaclav Kopecky, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á thuộc Hiệp hội Các vấn đề quốc tế, cho rằng, việc E3 gửi công hàm thể hiện lập trường chung trong vấn đề Biển Đông cho thấy E3 nói riêng và EU nói chung quan ngại về tình hình Biển Đông cũng như các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời mong muốn góp phần đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ông Biden: Mỹ phải là kẻ mạnh dẫn đầu thế giới Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài viết trên Washington Post nhấn mạnh Mỹ phải dẫn đầu thế giới ở vị thế của kẻ mạnh và Washington sẽ sát cánh cùng châu Âu đối phó với Nga và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden công du nước ngoài lần đầu tiên trong tuần tới - Ảnh: REUTERS Ông Biden dự kiến có...