Lý do F-15 trở thành chiến cơ tốt nhất mọi thời đại?
Trước khi phát triển F-22 Raptor, chiến cơ F-15 Eagle làm chủ bầu trời. Nó thay thế F-111 thành máy bay ném bom chiến đấu hàng đầu của quân đội Mỹ.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, F-15 chứng tỏ là chiến cơ di chuyển nhanh, là “vua” của mọi chiến cơ chiếm ưu thế trên không và vẫn tiếp tục thống trị bầu trời ở nhiều nơi trên thế giới.
Ảnh: Không lực Mỹ
Tốc độ nhanh
F-15 được thiết kế để bay nhanh và sâu vào trung tâm lãnh địa kẻ thù để dọn sạch bầu trời. Nó được trang bị súng, tên lửa và radar, có thể qua mặt các tên lửa đất – đối – không của kẻ thù, đấu với chiến cơ địch.
Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Khi Mỹ muốn tích hợp việc phá hủy vệ tinh Nga vào kế hoạch chiến tranh của mình, nước này phải tính đến thực tế là Nga có thể phát hiện một vụ phóng tên lửa từ mặt đất lên quỹ đạo. Vì vậy, Mỹ đã phát triển một tên lửa diệt vệ tinh mà F-15 có thể phóng đi.
Hệ thống này đã được thử nghiệm thành công bởi Thiếu tá Không quân Wilbert D. “Doug” Pearson.
Ảnh: Wikimedia Commons
Linh hoạt
Nếu cần một khung máy bay chịu được mọi loại thời tiết, cơ động và siêu tốc mà vẫn mang được nhiều nhiên liệu cũng như tên lửa và bom, có hệ thống điện tử và radar tân tiến, thì F-15 cùng 5 biến thể của nó sẽ là ứng viên hàng đầu.
Ảnh: Không lực Mỹ
Hiệu quả
F-15 là một trong những chiến cơ đầu tiên có thể lần theo nhiều mục tiêu địch đồng thời từ các khoảng cách hơn 100 dặm. Ngay khi tiếp cận, chiến cơ có thể tiêu diệt kẻ thù bằng súng thần công M-61 sáu nòng cùng với loạt tên lửa và đạn ấn tượng.
Thanh Hảo
THeo Vietnamnet
Phát hiện lỗ hổng chưa từng được biết đến trong chip máy tính có thể phá hỏng hệ thống điện tử
Một nhóm nghiên cứu của Đại học bang Washington (Mỹ) đã phát hiện ra các lỗ hổng chưa từng được biết đến trong chip máy tính.
Đại học bang Washington (Mỹ) cho biết, lỗ hổng độc hại này khá nguy hiểm nó có thể làm giảm khả năng làm việc của các chíp máy tính, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống các thiết bị điện tử hiện đại.
Partha Pande, trợ lý giáo sư tại Trường Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính là người đứng đầu nhóm nghiên cứu về mạng và chíp máy tính đã báo cáo về vụ việc trong Hội nghị chuyên đề quốc tế về IEEE / ACM 2018.
Theo báo cáo, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu rất kỹ về các lỗ hổng trong các chíp máy tính để kịp thời ngăn chặn các cuộc tấn công từ mã độc.
Cũng theo báo cáo, một số nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng như Apple và Samsung đã không ít lần bị cáo buộc đã dùng lỗ hổng để cài đặt vào các phần mềm nhằm cố tình làm chậm các mẫu điện thoại để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm mới.
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một lỗ hổng trong chíp máy tính. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu trước đó cũng đã nghiên cứu các thành phần chip máy tính, chẳng hạn như bộ xử lý, bộ nhớ máy tính và mạch cho các lỗ hổng bảo mật, nhưng chưa thể phát hiện ra được lỗ hổng này nhưng lần này họ đã tìm thấy các lỗ hổng rất tinh vi trong các chip máy tính.
Pande nhấn mạnh, hệ thống thông tin liên lạc là thứ để kết nối mọi thứ lại với nhau nhưng nếu hệ thống này gặp trục trặc toàn bộ sẽ sụp đổ nhất là những máy tính sử dụng nguồn dữ liệu lớn như điện toán đám mây, hệ thống xử lý qua bộ nhớ.
Để phát hiện ra lỗ hổng trên, các nhà nghiên cứu cũng đã nghĩ ra ba cuộc tấn công được xây dựng khéo léo để kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc. Kết quả cho thấy lượng lớn các liên kết quan trọng của hệ thống truyền thông đặc biệt dễ bị lỗi. Chính do sự liên kết này đã kết nối với các bộ xử lý cho phép chúng có thể nói chuyện với nhau.
Pande nói: "Chúng tôi đã xác định cách lỗ hổng đã nhằm vào mục tiêu hệ thống truyền thống để làm các chíp máy tính bị trục trặc. Mối đe dọa từ lỗ hổng này đã không rõ ràng trước đó nên đã khiến cho các nhà nghiên cứu không thể phát hiện ra.
Để giảm thiếu rủi ro từ các lỗ hổng có thể tấn công chíp máy tính, các nhà nghiên cứu hiện đang tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật và thuật toán tự động của các mã độc nhằm giảm thiểu thiệt hại do các lỗ hổng gây ra. Nghiên cứu này thuộc Quỹ khoa học quốc gia và Văn phòng nghiên cứu quân đội Hoa Kỳ tài trợ. Theo đó, nhóm WSU đang hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học New York và Đại học Duke.
Theo Báo Mới
Trường nâng điểm cao để... khỏi dạy: Nếu học, thí sinh cũng "sống dở chết dở" Trường CĐ Sư phạm Gia Lai khẳng định nâng điểm để đánh trượt thí sinh là cách tốt nhất, bảo đảm quyền lợi cho thí sinh. Trước đây, trường này cũng từng năn nỉ thí sinh học trường khác vì không thể mở lớp. Sáng 11-8, tiến sĩ Trịnh Đào Chiến, Hiệu trưởng Trường CĐSP Gia Lai, cho biết qua theo dõi trên...