Lý do Đức tuyên bố sắp độc lập với năng lượng Nga
Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, từng được coi là tác nhân chính phản đối lệnh trừng phạt năng lượng Nga, cùng với Hungary, vì lo ngại gây nguy hiểm cho nền kinh tế của họ.
Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck. Ảnh: Politico.eu
Trang tin châu âu Euractiv.com ngày 27/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết, nhờ những nỗ lực đa dạng hóa các nhà cung cấp dầu và với sự hỗ trợ từ Chính phủ Ba Lan, Đức sẽ không còn phụ thuộc vào dầu của Nga.
Năm 2021, nhập khẩu dầu từ Nga chiếm khoảng 35% lượng tiêu thụ dầu của Đức, trong khi các nhà máy lọc dầu ở Đông Đức tại Leuna và Schwedt, thuộc sở hữu của công ty nhà nước Nga Rosneft, phụ thuộc hoàn toàn vào dầu thô của Nga. Với vai trò quan trọng của các nhà máy lọc dầu này đối với Đức và Đông Âu, Berlin đã lưỡng lự trong việc ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ.
Sau nhiều tuần nỗ lực, Đức đã “rất, rất gần” để có thể loại bỏ hoàn toàn dầu của Nga, ông Habeck cho biết trong chuyến thăm Ba Lan ngày 26/4.
Video đang HOT
Phát biểu cùng với người đồng cấp Ba Lan Anna Moskwa, ông Habeck lưu ý rằng hai nước đang tăng cường hợp tác với mục tiêu độc lập nhanh chóng khỏi hàng nhập khẩu của Nga.
Ông Habeck nói: “Chúng tôi thống nhất trong EU cũng như giữa Đức và Ba Lan. Chúng tôi phải nhanh chóng giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Nga”.
Theo Phó Thủ tướng Đức, trên thực tế, “sự hợp tác tăng cường trong lĩnh vực dầu mỏ” này sẽ dẫn đến các nguồn và hợp đồng cung cấp mới.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức do ông Habeck phụ trách thông báo tất cả các con đường vận chuyển dầu thô sẽ được kích hoạt để thay thế dầu thô Ural của Điện Kremlin.
Bộ trên cho biết trong một thông cáo báo chí: “Việc giao hàng qua các cảng là cần thiết và việc vận chuyển các sản phẩm dầu phải được thực hiện bằng xe tải và tàu hỏa. Các công ty và Chính phủ liên bang hiện đang làm việc rất tích cực để tạo điều kiện”.
Theo đó, cảng Gdansk của Ba Lan sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực trên, nơi các chuyến hàng dầu sẽ đến và sau đó được vận chuyển đến các nhà máy lọc dầu của Đức.
Về phần mình, Chính phủ Ba Lan hy vọng rằng điều này sẽ khiến Đức đồng ý về lệnh cấm vận dầu mỏ để có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực tài chính của Nga.
Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga
Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, chính quyền Đức cuối cùng đã nhượng bộ và cho phép tiến hành khoan khí đốt tại một trong những vùng lãnh thổ gây tranh cãi nhất của nước này.
Cụ thể, một cơ quan khu vực của Đức chịu trách nhiệm về Quần đảo Wadden đã bật đèn xanh cho công ty One-Dyas của Hà Lan khoan khí đốt trong quần đảo Wadden ở Biển Bắc. "Chúng tôi không thể tiếp tục từ chối việc khai thác khí đốt của chính mình", Bernd Althusmann, lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của bang Lower Saxony, miền Tây Bắc Đức, tuyên bố.
Công ty One-Dyas cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khoan khí đốt tự nhiên cách Quần đảo Wadden 20 km về phía Bắc càng sớm càng tốt sau khi chính phủ Đức buộc phải cho phép khoan dầu khí trên lãnh thổ của mình.
Chris de Ruyter van Steveninck, Giám đốc của One-Dyas, nói với đài truyền hình NOS rằng mỏ khí đốt trên và những mỏ lân cận có tiềm năng cung cấp gần 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể cung cấp gần một nửa lượng tiêu thụ 40 tỷ mét khối hàng năm của Hà Lan và 90 tỷ mét khối của Đức.
"Khí đốt khai thác trong nước sạch hơn, đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn so với khí đốt nhập khẩu. Chính phủ Đức nhận ra điều này và đó là lý do tại sao giờ đây họ ủng hộ dự án", ông Steveninck nêu rõ.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Moskva, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu của phương Tây, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và trên toàn cầu.
Dù Đức phụ thuộc vào Nga khoảng 60% nhu cầu khí đốt tự nhiên, nhưng hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã vấp phải sự phản đối lớn vì lo ngại về tác động môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Kinh tế Hà Lan đã trấn an rằng sẽ có ít tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn khai thác.
Đức tuyên bố đủ khí đốt tới hết mùa hè dù Nga cắt nguồn cung Đức sẽ có đủ lượng khí đốt đáp ứng nhu cầu trong nước ít nhất là qua mùa hè năm nay nếu Nga "khóa van" nguồn năng lượng này ở thời điểm hiện tại. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Đức. Ảnh: TASS Đây là đánh giá của người đứng đầu nhà vận hành mạng lưới tại Đức trong...