Lý do Đức ‘rớt’ khỏi Top 20 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 công bố ngày 19/3, Đức cùng với Mỹ đã “rớt” khỏi Top 20 nước có chỉ số hạnh phúc nhất.
Ở Đức, người trẻ ít hạnh phúc hơn người già. Ảnh: amp.dw.com
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, nhà khoa học xã hội Hilke Brockmann tại Đại học Constructor Bremen của Đức đã đưa ra nhận định về lý do khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu tụt hạng. Bà Brockmann cho rằng có lẽ người dân nước này phản ứng nhạy cảm và lo lắng hơn nhiều so với người dân các quốc gia khác trước sự bùng nổ của các cuộc xung đột, xuất phát từ lịch sử của Đức.
Các nhà nghiên cứu tại Đức theo dõi tâm trạng công chúng cũng đã ghi nhận tỷ lệ nghịch giữa tình hình kinh tế xã hội và cảm giác hạnh phúc cá nhân.
Chuyên gia Brockmann cho rằng thứ hạng tương đối mờ nhạt của Đức liên quan các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách thắt lưng buộc bụng mà nước này theo đuổi và những hạn chế cơ sở hạ tầng công cộng. Ngoài ra, theo chuyên gia này, mạng lưới an sinh xã hội của các nước Bắc Âu rộng hơn và mức hỗ trợ cao hơn so với Đức, do đó tại các nước này hình thành sự đoàn kết cơ bản thường thiếu ở các quốc gia có chính sách phúc lợi chặt chẽ như Đức.
Video đang HOT
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2024, Phần Lan giữ vững vị trí quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp, trong khi Đức tụt hạng xuống vị trí thứ 24 và Mỹ ở vị trí 23. Việt Nam tăng 11 bậc so với năm ngoái và lên vị trí thứ 54. Đứng cuối bảng xếp hạng này là Afghanistan.
Bảng xếp hạng dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như dựa vào trung bình cộng 3 năm khảo sát gần nhất. Người dân được yêu cầu tự đánh giá cuộc sống của họ theo thang điểm từ 0 đến 10 gắn với các yếu tố sự hài lòng trong cuộc sống, GDP bình quân đầu người, an sinh xã hội, tuổi thọ và sức khỏe, sự tự do, sự hào phóng và vấn đề tham nhũng.
Thủ tướng Ba Lan nói về việc Đức hỗ trợ quân sự cho Ukraine và tài sản Nga bị đóng băng
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức nên gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, đồng thời đề nghị các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nền kinh tế lớn nhất EU phải "bước lên và dẫn đầu". Ảnh: EPA
Trong một cuộc phỏng vấn sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, phải "đứng lên đi đầu" để sửa đổi các quy tắc chi tiêu của họ và giải phóng các khoản đầu tư quân sự lớn.
Ông Morawiecki đề xuất rằng các đồng minh NATO nên tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của họ lên 3% GDP, EU nên tìm cách tăng các khoản mới cho mục đích quốc phòng và các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng "tài sản bị đóng băng của Nga".
Nhưng những bình luận gay gắt nhất của Thủ tướng Morawiecki nhắm vào Đức, quốc gia gần đây có mối quan hệ căng thẳng với Ba Lan.
Theo ông Morawiecki, Đức nên "gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, bởi vì họ là quốc gia giàu nhất và lớn nhất hiện nay". Thủ tướng Ba Lan nói: "Họ (Đức) đã không hào phóng như lẽ ra phải thế. Tôi vẫn khuyến khích họ làm như vậy. Tôi không lên án họ. Tôi chỉ nói rõ ràng".
Ba Lan, quốc gia đi đầu EU trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đã cùng với các nước khác ở Đông Âu liên tục hối thúc các nước phương Tây viện trợ riêng cho Kiev. Và trong khi các cường quốc châu Âu như Đức và Pháp lưu ý rằng họ đã cung cấp cho Ukraine vũ khí trong kho dự trữ của mình, phương tiện và tiền bạc đáng kể, thì những nỗ lực của họ vẫn khiến một số nước ở phía Đông châu Âu chỉ trích.
Ông Morawiecki cũng thừa nhận rằng Berlin đã có những thay đổi về chính sách, như các khoản đầu tư lớn để hiện đại hóa quân đội và đảo ngược lệnh cấm đưa vũ khí vào vùng chiến sự. Đặc biệt, ông Morawiecki nhấn mạnh quyết định của Đức về việc gửi xe tăng chiến đấu Leopard tới Ukraine.
"Ba tháng trước, Đức nói rằng điều đó là không thể - bây giờ, điều đó là có thể. Vì vậy, họ đang thay đổi cách tiếp cận của mình", nhà lãnh đạo Ba Lan nói.
Tuy nhiên, ông Morawiecki tiếp tục chỉ trích các chính sách năng lượng trong quá khứ của Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt của Nga, cho rằng chính sách này đã "dẫn châu Âu vào con đường nguy hiểm".
Ông Morawiecki nói: "Thông qua chính sách khí đốt và dầu mỏ rất sai lầm của họ đối với Nga, họ phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra, về tình trạng lộn xộn này trên thị trường năng lượng. Đức đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi hoàn toàn phụ thuộc vào Nga bằng nhiên liệu hóa thạch".
Thủ tướng Ba Lan thông báo thêm ông đã nêu quan điểm của mình về sự hỗ trợ của Berlin đối với Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Tuy nhiên, Ba Lan đang được hưởng lợi từ những đóng góp của Đức cho một quỹ chung của EU nhằm hoàn trả một phần cho các quốc gia đã chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Berlin cung cấp phần lớn số tiền cho quỹ đó, được gọi là Quỹ Hòa bình châu Âu, và Ba Lan đã ngay lập tức chuyển giao một loạt vũ khí, trang thiết bị cũ của mình cho Ukraine.
Nhưng Thủ tướng Morawiecki cho biết ông "không ấn tượng" với đóng góp của Đức cho quỹ, gọi nó chỉ là "tỷ lệ thuận" với quy mô kinh tế của Berlin, đồng thời cho biết thêm Ba Lan sẽ tiếp tục yêu cầu EU hoàn trả một phần tất cả các khoản đóng góp của các nước thành viên, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu - một câu hỏi chưa có lời giải vì quỹ hiện gần như hoàn toàn được dành để giúp trang trải đạn dược cho Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU mới đây, Ba Lan đã cùng với Slovakia đề xuất khoản bổ sung 3,5 tỷ euro vào năm 2023 cho quỹ này. Nhưng đề xuất đã không thút hút nhiều quốc gia khác tham gia, điều mà ông Morawiecki cho là do "căng thẳng xã hội" ở các quốc gia đó.
Lại xảy ra nổ súng ở Hamburg khiến 2 người thiệt mạng Ngày 26/3, cảnh sát địa phương xác nhận 2 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng ở thành phố Hamburg (Đức). Đây là vụ nổ súng gây thương vong thứ 2 xảy ra ở Hamburg chỉ riêng trong tháng này. Cảnh sát cho biết đã hoàn tất chiến dịch lập lại trật tự tại khu vực xảy ra vụ việc và...