Lý do đợt dịch Covid-19 ở TP.HCM lây lan nhanh, lâu kết thúc
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Nguyễn Hữu Hưng, chủng virus lần này là biến thể Delta lây lan nhanh, thành phố đã có những biện pháp tích cực nhưng chưa đạt được hiệu quả.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM có tổng cộng 3.434 ca mắc Covid-19, được Bộ Y tế công bố. Thời gian qua, thành phố xuất hiện 23 chuỗi lây nhiễm ở khu công nghiệp, khu dân cư, trường học, bệnh viện, tòa nhà chung cư…. Nhiều chuỗi lây nhiễm được phát hiện khi có người đến khám sàng lọc tại các cơ sở y tế, với các biểu hiện: ho, sốt, đau họng.
Theo nhận định của ngành y tế, trong thời gian tới, số ca F0 tại thành phố sẽ tiếp tục tăng.
Ttại cuộc họp cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM chiều 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, đánh giá, trong đợt dịch lần thứ tư tại thành phố, tỷ lệ lây lan rất cao.
Người dân TP.HCM được phát phiếu đi chợ. Ảnh: Thanh Tùng.
Ông Hưng lý giải, từ ngày 18/5 đến nay, TP.HCM có nhiều chùm ca bệnh khác nhau. Đầu tiên là chùm ca bệnh liên quan đến bệnh nhân 4514, thứ hai là chùm ca bệnh ở quán ăn O Thanh (quận 3). Đây là hai chùm ca bệnh có tốc độ lây lan ngắn và đã chấm dứt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay, ở thành phố đang tồn tại các chùm ca bệnh liên quan đến biến chủng Delta, có tốc độ lây lan nhanh, lây trong không khí. “Chủng virus lần này có tốc độ lây lan rất kinh khủng. Trong cùng một gia đình có bao nhiêu người thì có từng đó người nhiễm bệnh”, ông Hưng chia sẻ.
Phó Giám đốc Sở y tế cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã chủ động, tích cực áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh nhưng chưa đạt được hiệu quả.
“Khi có biến chủng mới, thành phố đã chủ động sử dụng các biện pháp ngăn chặn. Nhưng các chuỗi ca bệnh ở khu dân cư, khu công nghiệp, văn phòng công ty… liên tục được phát hiện. Hiện thành phố đang áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc như: Chỉ thị 10, Chỉ thị 15, phong tỏa, cách ly, hy vọng sẽ từng bước khống chế và giảm được tỷ lệ lây lan của bệnh”, ông Hưng cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tình hình dịch tại TP.HCM đang khiến Bộ Y tế rất lo ngại. Theo đánh giá chung, thành phố có thể tiếp tục xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng nhưng không xác định được nguồn lây. Dịch bệnh tại đây đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm, việc tìm nguồn lây rất khó khăn.
Bộ trưởng đánh giá, thời gian qua, TP.HCM đã triển khai các biện pháp ứng phó, phòng ngừa dịch bệnh tương đối sớm, kịp thời và chủ động. Bộ Y tế yêu cầu thành phố phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, đi lại giữa các khu vực.
Bộ Y tế yêu cầu, tới đây, TP.HCM phải triển khai quyết liệt hơn các biện pháp xét nghiệm, quy mô phù hợp. Khi phát hiện ca dương tính, cần ngay lập tức đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng để chặn nguồn lây.
Ngoài ra, thành phố cần tăng cường tầm soát tất cả người đến các cơ sở y tế, bao gồm cả bệnh nhân và người có yếu tố nguy cơ.
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1
Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6.
Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố quan tâm.
Tại cuộc họp chiều 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã nhận được văn bản hướng dẫn cách ly tại nhà các trường hợp F1 ít có nguy cơ. Hiện, Sở Y tế đã giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xem xét, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và UBND TP.HCM quyết định.
Các trường hợp F1 tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Tú Anh.
"Văn bản hướng dẫn cách ly F1 tại nhà của Bộ Y tế tương đối cụ thể", ông Hưng nói. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, mục tiêu cuối cùng của cách ly là an toàn của cộng đồng chứ không chỉ giải quyết bài toán về chỗ cách ly.
"Các điều kiện về cách ly tại nhà của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được", ông Hưng nói.
Ông Hưng cho biết, khi triển khai kế hoạch này, bên cạnh yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, nhân viên y tế cũng phải tham gia nên cần từng bước thí điểm trước khi nhân rộng. "Chúng ta tổ chức thận trọng thì mức độ an toàn của cộng đồng đảm bảo hơn", ông Hưng nói.
Nói về việc cách ly F1 ít có nguy cơ tại nhà ở TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, trước đó, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.
Theo Thứ Trưởng Sơn, đây là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.
Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách ly tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.
"Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo", Thứ trưởng nói.
Cũng tại cuộc họp chiều nay, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian tới, TP HCM sẽ ngưng hoạt động các khu cách ly tập trung tại trường học, do không có nhà vệ sinh riêng nên việc ngăn chặn lây nhiễm chéo rất khó khăn.
Ông Đức cho hay việc trưng dụng các trường học làm khu cách ly tập trung đã được các nơi trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, chủng Delta dễ lây lan, nhất là khi sử dụng chung nhà vệ sinh.
"Hiện TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tổ chức các khu cách ly tập trung tốt nhất", ông Dương Anh Đức nói. Ông cũng cho biết, thành phố sẽ chuyển các khu cách ly theo cách cuốn chiếu, khu mới sẽ phải đạt chuẩn để đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh.
"Nguy cơ Covid-19 tại Bình Dương bùng phát khó kiểm soát hơn Bắc Giang" Bình Dương xuất hiện nhiều ổ dịch Covid-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm từ tỉnh khác. Công tác khoanh vùng y tế khó khăn khiến tỉnh này có thể khó kiểm soát dịch hơn cả Bắc Giang - bác sĩ Đồng nói. Nhiều ổ dịch nguy hiểm ở Bình Dương Tính đến 14h ngày 28/6, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có...