Lý do để Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh (1)
Tình hình địa-chính trị phức tạp trên trường quốc tế ngày một đốt nóng cuộc đối đầu giữa phương Đông và phương Tây.
Giáo sư Michael Vlahos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ-Trung đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và chính trị gần như là tất yếu.
Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The National Interest với tiêu đề “Điềm báo lịch sử: khả năng đáng sợ của cuộc chiến Mỹ-Trung”, Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ Vlahos đưa ra sự so sánh chính trị-lịch sử cơ bản. Theo ông, tình hình quan hệ Mỹ-Trung hiện tại tương tự tình hình năm 1861. Lúc đó, sau sự cố bắt giữ các đại sứ trên tàu Trent trong thời gian nội chiến ở Mỹ, nước Mỹ và Vương quốc Anh đã ở trên bờ vực một cuộc xung đột quân sự.
Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz CVN 68 diễn tập trên Biển Đông tháng 5/2013.
Ngày 8/11/1861, con tàu USS San Jacinto của quân liên bang miền Bắc nước Mỹ dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Charles Wilkes đã chặn bắt tàu bưu chính RMS Trent của Anh. Hai nhà ngoại giao của Liên minh miền nam là James Mason và John Slidell vốn được cử sang Anh (quốc gia hồi đó cung cấp vũ khí công nghệ cao cho quân đội miền nam nước Mỹ) và Pháp làm đại sứ để tìm cách yêu cầu châu Âu thừa nhận Liên bang miền Nam.
Trong khi cuộc khủng hoảng lan rộng, các nhà ngoại giao bị bắt đã bị giam làm tù binh tại Fort Warren ở bến cảng Boston. Còn chính phủ Anh yêu cầu Mỹ xin lỗi và thả các nhà ngoại giao bị bắt. Chính phủ Mỹ đã thực sự coi người Anh là một mối đe dọa quân sự. Hai nước đã chút xíu nữa là tuyên chiến với nhau.
10 lý do vì sao vào năm 1861, mặc dù các lực lượng ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sẵn sàng khai chiến mà cuối cùng nó đã không xảy ra. Theo Giáo sư Vlahos, cộng hưởng một cách đáng ngạc nhiên với các yếu tố có thể là nguyên nhân để mở đầu một cuộc xung đột thật sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay.
1.Tuyên truyền chiến tranh trên báo chí. Tuyên truyền chiến tranh hiện nay không thể so sánh với tình hình truyền thông của thế kỷ 19. Khác với sự thiếu vắng hoàn toàn những trông đợi chiến tranh tập thể ở Anh vào năm 1861, lập trường hiện nay của báo chí phương Tây không để lại cho xã hội một lựa chọn nào khác – chiến tranh đã được vẽ lên đủ sắc màu và một trong những biểu tượng chói sáng của nó hiển nhiên là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và hạm đội của nó.
2. Sự hạn chế về nguồn lực. Giống như nước Anh trong thế kỷ 19 bị suy yếu bởi cuộc chiến tranh Crimea và các cuộc nổi loạn ở các thuộc địa Ấn Độ, nước Mỹ, nền kinh tế và các nguồn lực quân sự của nước này ngày nay đúng là đang la hét “không bao giờ nữa!” sau các chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Iraq. Và nếu như người Anh thời Victoria chỉ thỉnh thoảng mới đáp lại các mối đe dọa hải quân, ngày nay quy mô của một chiến dịch phòng ngự trù tính một kế hoạch làm ăn khổng lồ từ phía giới quân sự Mỹ.
Video đang HOT
3. Các lý do kinh tế. Theo Giáo sư Vlahos, đã không cho phép nước Anh vào năm 1861 gây chiến (ý nói đến khả năng không thể xuất khẩu bông hồi đó vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nước Anh), ở góc độ sự thúc đẩy hiện nay cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa phổ quát hiện rất kém và “không phải là phanh hãm” cho việc phát động một cuộc xung đột quân sự.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong – 21 của Trung Quốc.
4. Hình ảnh kẻ thù chính. Người Anh trong thế kỷ 19 hoàn toàn không cần đến sức mạnh mà cần phải chống lại bằng mọi cách có thể – cả nước Nga, lẫn các bất đồng nội bộ của mình vốn giống hệt với những bất đồng vốn là nguyên nhân cho cuộc nội chiến ở Mỹ đều không phù hợp với vai trò của một kẻ thù chính. Tuy nhiên, người Mỹ hiện nay với sự sụp đổ của Liên Xô đã đánh mất ước mơ lớn của mình – vượt qua kẻ thù nguy hiểm nhất của quốc gia và thế giới, mà ở mức độ thành công khác nhau đã được đại diện bởi giới quân phiệt Nhật, phát xít Đức và cộng sản. Từ những năm 1950, cả người Nhật, lẫn các phần tử Hồi giá0 cấp tiến, lẫn người Nga đều không đáp ứng những trông đợi của nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn thực sự quy mô. Trung Quốc hoàn toàn thích hợp về mọi tiêu chí của “một đại ác nhân”.
5. Vũ khí chủ yếu. Nếu như vào năm 1861, trong trang bị của Hải quân Mỹ đã có chiến hạm Monitor huyền thoại, thiết giáp hạm đầu tiên làm từ sắt và trang bị 2 khẩu pháo nòng trơn 279 mm. Ngày nay, giới tướng lĩnh hải quân Mỹ đang băn khoăn lo nghĩ về tên lửa đạn đạo tầm trung, 2 tầng, nhiên liệu rắn DF-21, hay Đông Phong-21 mà Trung Quốc chế tạo ra. Cả hai loại này đều có khả năng xé đôi các tàu Mỹ. Mối đe dọa vượt đại dương và rất nguy hiểm của tên lửa chính xác cao hiện thực đến mức để tránh khỏi nó, quân đội và tình báo Mỹ sẽ phải tiêu diệt toàn bộ bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc, các cơ quan tình báo và truyền tin và thậm chí các máy tính Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Trung Nhật đại chiến và hành động của nước Mỹ?
Trong một hành động tự vệ có ý thức, chiếc tàu khu trục Nhật bắn hạ máy bay Trung Quốc. Ngày 1/3/2015, giao tranh bùng nổ.
Máy bay tiêm kích Nhật Bản.
Hãy tưởng tượng: Giờ là ngày 1/3/2015, Tokyo và Bắc Kinh đang tiến tới một cái từng là điều không thể tưởng tượng.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tổ chức tuần tra hàng hải phi hải quân hàng ngày xung quanh quần đảo tranh chấp nóng bỏng Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh thậm chí còn phái các phương tiện hải quân thực sự vào trong khu vực lãnh hải đặc quyền 12 hải lý của quần đảo trong khi tàu sân bay Liêu Ninh của họ diễn tập chỉ cách quần đảo 50 hải lý trong tháng Hai trước đóthực sự là sự kết thúc của chiến lược ngoại giao cây gậy nhỏ của Bắc Kinh.
Nhưng vào ngày 1/3, âm mưu trở nên dày đặc. Hai tiêm kích Su-27 của Trung Quốc bay chỉ cách 25 ft (7,62 m) một máy bay trinh sát P-3 Orion của Nhật Bản chỉ cách phía tây quần đảo Senkaku 10 hải lý. Viên phi công Nhật Bản lo lắng. Một điều chỉnh nhỏ ở cần điều khiển và chiếc máy bay Nhật Bản va chạm với một trong các tiêm kích Trung Quốc. Cả hai chiếc máy bay lao xuống biển, không có ai sống sót.
Đương nhiên là bên này lại đổ lỗi cho bên kia. Bắc Kinh cáo buộc các phi công Nhật vi phạm không phận chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của họ. Nhật Bản tuyên bố các phi công Trung Quốc đã hành động thiếu thận trọng khi bay quá gần. Báo chí ở cả hai nước đổ dầu vào ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa. Chỉ 72 giờ sau, dưới sự che chở của bóng tối, một nhóm 20 người Trung Quốc đổ bộ lên một trong các hòn đảo tranh chấp. Có tin đồn Bắc Kinh đã biết về chuyến đi, nhưng đã không làm gì để ngăn chặn. Một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật mang theo một phân đội lính nhỏ được cử đi. Mục tiêu của họ: trục xuất những cư dân duy nhất của chuỗi năm hòn đảo tranh chấp.
Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực nếu người dân của họ bị tổn hại. Khi lực lượng hải quân Nhật đến cách quần đảo 20 hải lý, một tiêm kích phản lực J-10 của Trung Quốc gầm rú đe dọa lực lượng đặc nhiệm. Trong lần bay qua thứ hai, chiếc J-10 bay gần một tàu khu trục Nhật một cách nguy hiểm. Trong một hành động tự vệ có ý thức, chiếc tàu khu trục Nhật bắn hạ máy bay Trung Quốc.
Vài giờ sau, khi các lực lượng Nhật Bản bắt đầu các hoạt động nhằm trục xuất các công dân Trung Quốc ra khỏi quần đảo Senkaku, Bắc Kinh bắn phát súng cảnh cáo, một tên lửa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D chạm mặt biển, ở nơi chỉ cách lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản 10 hải lý. Không nhụt chí, lực lượng Nhật Bản vẫn tiến lên. Áp lực trong nước đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc dâng cao. Họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài leo thang bằng cách phát động một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình chống lại lực lượng đặc nhiệm Nhật. Ba chiến hạm Nhật bị bắn trúng gây tổn thất sinh mạng nặng nề.
Báo chí toàn cầu đưa tin về những sườn tàu cháy bùng và những xác người trên mặt biển như một cơn sốt. Thủ tướng Abe khẩn cấp điện thoại cho Tổng thống Obama chính thức yêu cầu Mỹ hỗ trợ theo các điều khoản của liên minh Mỹ-Nhậtmột cuộc gọi lúc 3 giờ sáng mà không tổng thống nào muốn nghe. Chiến tranh ở châu Á dường như sắp nổ ra.
Tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm trong cuộc chiến giả tưởng do cư dân mạng Trung Quốc vẽ ra.
Tuy những điều mô tả ở trên may mắn chỉ là sự hư cấu, nhưng đó là những gì có thể xảy ra tiếp theo trong kịch bản này là điều người châu Á phải tính toán.
Như chính quyền Obama đã định hình sự "xoay trục" hoặc tái cân bằng sang châu Á, một khía cạnh bị xem nhẹ của chiến lược này là các cam kết an ninh tăng cường mà Washington đã đưa ra cho các đồng minh mà có thể sẽ khiến Mỹ trả giá bằng máu và tiền của. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Obama đã lần đầu tiên tuyên bố rằng, quần đảo Senkaku do nó được quản lý bởi Tokyo nằm trong phạm vi bảo vệ của liên minh an ninh Mỹ-Nhật (các quan chức hàng đầu của Mỹ trước đây cũng từng tuyên bố như vậy).
Như ví dụ trên cho thấy, một cuộc xung đột Trung-Nhật có thể bắt đầu từ kịch bản khó xảy ra nhất, nơi mà một sự cố sinh ra từ một sự cố khác và cả hai bên đều có trách nhiệm. Tổng thống Obama sẽ làm gì? Xét bài phát biểu gần đây của ông tại West Point, trong đó ưu tiên chủ nghĩa lý tưởng mệt mỏi hơn thực chất và thể hiện những gì mà David Rothkopf gọi là việc dùng lại sáo mòn "chính sách đối ngoại Walmart" của Obama thì liệu ai có thể thực sự biết chắc?
Điều đó dẫn thẳng đến trọng tâm của chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và cho thấy một lỗ hổng chết người trong những nền tảng của nó. Liệu Obama có sẽ tạo ra cho nước Mỹ lý do để những người đàn ông và phụ nữ của mình sẽ cống hiến sinh mạng của họ cho cái mà nhiều chuyên gia chắc chắn sẽ cho là một mưu đồ bảo vệ một loạt những tảng đá với cái tên nghe buồn cười, những tảng đá mà hầu hết người Mỹ thậm chí không thể tìm thấy trên một bản đồ hay không? Xét vốn liếng chính trị hạn chế của Tổng thống Mỹ, với chỉ còn 2,5 năm trong nhiệm sở, liệu ông có tạo ra được lý do trong những hoàn cảnh không rõ ràng cho một cuộc xung đột mà nhiều người sẽ nói là không phục vụ lợi ích quốc gia Mỹ?
Để câu hỏi một cách khác đi: khi xảy ra một cuộc xâm lược rõ ràng của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku, ông có ủng hộ Nhật Bản vô điều kiện không? Hay nói rộng hơn: trong những hoàn cảnh nào, Mỹ sẽ đến để cứu châu Á?
Chắc chắn đó là những câu hỏi đáng ngại, chắc chắn. Đây có lẽ là lý do Thủ tướng Nhật bản Abe phản ứng theo cách ông đã làm tại Đối thoại Shangri-La mới đây. Và có lẽ đây là lý do tại sao người Australia đang xem xét một vai trò lớn hơn nhiều cho mìnhhay "Một nước Australia lớn hơn"trong khu vực, cũng như trên toàn cầu. Trong khi các ý định của Mỹ có thể là có, ý chí để hành động có thể là không, ngay cả đối với một đồng minh hiệp ước.
Mỹ luôn dự phòng cho tình huống xấu nhất để bảo vệ Nhật Bản.
Giả sử nói Obama đã tạo ra một lý do để can thiệp theo kịch bản đã nêu ở trên. Người Mỹ bình thường sẽ phản ứng như thế nào? Nếu hầu hết người Mỹ sẽ không ủng hộ hành động quân sự của Mỹ ở Syria, liệu họ sẽ ủng hộ một cuộc chiến tranh vì quần đảo Senkaku, hay vì bãi Thomas Shoal II, hoặc bất kỳ hòn đảo tranh chấp hoặc rạn san hô nào khác ở châu Á-Thái Bình Dương? Rõ ràng, lợi ích quốc gia của Mỹ bị đe dọa nếu hiện trạng ở châu Á bị xóa bỏ. Nhưng trong thời đại mà thông tin nhanh chóng và phương tiện truyền thông xã hội cuồng nhiệt, liệu các lợi ích đó có thể diễn giải để người Mỹ sẽ sẵn sàng để chết cho quần đảo Senkaku, một rạn san hô, hoặc thậm chí một trật tự quốc tế khó diễn giải rõ ràng?
Trong khi tôi thật sự tin rằng, Mỹ phải tái cân bằng chính sách đối ngoại của mình đối với châu Á và Washington chắc chắn sẽ phải đến giúp các đồng minh của mình, việc không có tổn thất sinh mạng người Mỹ hay một cuộc xâm lược trắng trợn nhằm vào một đồng minh hiệp ước của Mỹ là một kịch bản rất khó xảy ra trong tương lai gần, nơi mà một Tổng thống Mỹ có thể trình bày thành công một tầm nhìn như vậy.
Những điều đó được nêu ra không phải để ủng hộ Mỹ từ bỏ đồng minh châu Á của mình. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, trật tự quốc tế hiện nay được xây dựng ở châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đáng để chiến đấu bảo vệ. Sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ dựa trên một trật tự quốc tế được tạo ra bởi Washington và đồng minh sau Thế chiến II. Nếu và khi nó đã sẽ bị lật đổ, người Mỹ sẽ thấy chính mình ở trong một môi trường quốc tế kém an toàn và kém ổn định hơn.
Tuy nhiên, các đồng minh của Washington ở châu Á-Thái Bình Dương phải hiểu những hạn chế của chính sách tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực. Nếu không có sự hiểu biết như vậy, châu Á có thể bị mất cảnh giác trong một cuộc khủng hoảng.
Cuộc chiến tranh Trung Nhật giả định.
Theo PetroTimes
Chiến lược nào để Mỹ đối phó lại sự hung hăng của Trung Quốc? Để ngăn chặn chính sách bá quyền của Trung Quốc, Mỹ sẽ cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ thực hiện các chính sách một cách thiếu tỉnh táo và hy vọng rằng khu vực sẽ đoàn kết và chống lại Trung Quốc. Ảnh minh họa Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam và...