Lý do đa số bệnh nhân ung thư đều thấy khó thở
Người bệnh có thể bị khó thở do các tế bào ung thư xâm nhập vào phổi, quá trình xạ trị hay yếu tố tâm lý.
Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ khó thở ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Điều đó khiến người bệnh bỏ rơi chính mình, càng làm bệnh phát triển nhanh hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở của người mắc ung thư:
Các tế bào ung thư xâm nhập phổi
Khi xâm nhập vào phổi, các tế bào ung thư phát triển ở các vị trí khác nhau. Phế quản bị bịt kín, giảm thông khí phổi. Tế bào ung thư bị viêm tái phát nhiều lần sẽ làm giảm chức năng của phế nang và gây rối loạn thông khí.
Ảnh minh họa: Prana Air
Ảnh hưởng của xạ trị
Sau khi xạ trị ung thư, mô phổi bị tổn thương, từ đó dẫn đến viêm phổi. Liều bức xạ, diện tích phổi được chiếu xạ và tốc độ chiếu xạ quyết định mức độ tổn thương của phổi.
Tình trạng viêm và xơ hóa có thể xảy ra trong phổi, làm hỏng chức năng khuếch tán và thông khí, gây khó thở, thậm chí suy hô hấp.
Video đang HOT
Tế bào ung thư có thể giải phóng một lượng lớn cytokine, cộng với việc cơ thể bị thiếu hụt bạch cầu hạt sau khi điều trị, khả năng miễn dịch bị suy giảm dẫn đến nhiễm trùng phổi và khó thở.
Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như xơ hóa tủy xương sau xạ trị, mất máu mạn tính, rối loạn chức năng tạo máu của tủy xương do hóa trị, do cơ thể không nhận đủ máu và oxy để nuôi dưỡng, dẫn đến khó thở.
Tràn dịch màng phổi và màng ngoài tim
Ung thư trung biểu mô màng phổi và ung thư di căn của màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi ác tính. Tình trạng này dễ gây xẹp phổi, giảm thể tích phổi, khiến khó thở.
Ngoài ra, chèn ép màng ngoài tim có nguy cơ dẫn tới suy giảm khả năng bơm máu của tim và phù phổi.
Yếu tố tâm lý
Nhiều bệnh nhân ung thư lo lắng, trầm cảm do những thay đổi trong thể chất và sinh hoạt xã hội của họ. Tâm lý không tốt này có thể gây khó thở. Xử lý không dứt điểm các yếu tố tâm lý sẽ làm tăng mức độ và tần suất khó thở.
Tưởng chừng tương lai chấm hết bởi căn bệnh ung thư, bà mẹ 38 tuổi chiến thắng tử thần, tìm lại lẽ sống nhờ thay đổi điều này
"Tôi có động lực hơn bao giờ hết để làm những gì có thể giúp tôi sống lâu, hạnh phúc và trọn vẹn. Hãy sống chậm lại, đừng coi thường một giây phút nào và luôn dành thời gian để cười".
Năm 2008, khi 38 tuổi, tôi đã đến bệnh viện với cục máu đông thứ ba không rõ nguyên nhân, sau đó mới phát hiện ra mình bị bệnh đa hồng cầu (PV). Căn bệnh ung thư máu mãn tính, hiếm gặp này khiến cơ thể tôi tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến mệt mỏi dữ dội cũng với đó là chứng khó thở và cục máu đông, cùng nhiều triệu chứng khác. Tôi được thông báo rằng cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình và có thể tôi sẽ không bao giờ có con được.
Tôi đã biết có điều gì đó không ổn với cơ thể mình từ giữa những năm 20 tuổi nhưng phải mất rất nhiều năm tôi mới tìm ra nguyên nhân chính xác. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng biết điều gì đã xảy ra với mình, nhưng tôi không thể tin rằng đó là bệnh ung thư. Tôi đã bị sốc và gần như tuyệt vọng. Mọi thứ dường như được đặt dấu chấm hết!
Một hành trình dài
Trong nhiều năm, tôi đã gặp nhiều bác sĩ về các triệu chứng đáng lo ngại của mình, nhưng vẫn không có câu trả lời. Là một vận động viên đua xe leo núi, tôi biết cơ thể của mình và giới hạn của nó, vì vậy tôi biết có điều gì đó không ổn khi tôi bắt đầu mệt mỏi khi đạp xe. Mọi người sẽ nói: "Có lẽ bạn cần được nghỉ ngơi một chút" và các bác sĩ sẽ khuyên tôi nên uống nhiều nước hơn. Cuối cùng, tôi bắt đầu nói với bản thân rằng không có gì nghiêm trọng đang xảy ra.
Khoảng bảy năm sau, khi nhập viện với một cục máu đông khác, một bác sĩ quen thuộc với các bệnh ung thư hiếm gặp đã đề nghị tôi xét nghiệm đột biến JAK2, một loại liên quan đến nhóm ung thư máu hiếm gặp gọi là ung thư tăng sinh tủy (MPN). Kết quả xác nhận rằng tôi bị PV, một bệnh ung thư máu mãn tính, và loại MPN phổ biến nhất.
Sống chung với ung thư
Thật nhẹ nhõm khi cuối cùng hiểu được điều gì đã xảy ra với tôi, và những triệu chứng đã đeo bám tôi trong nhiều năm qua cuối cùng cũng có lời giải đáp. Nhưng khi nghe tin bị ung thư không phải ai cũng có thể chuẩn bị sẵn sàng, và nó đã gây ra tổn hại cho tôi, không chỉ về thể chất mà cả tinh thần và cảm xúc.
Tuy nhiên, tất cả đều không tệ. Một số tin vui đến sau khi tôi sống với PV được khoảng bốn năm: Tôi và chồng đã có thai. Chúng tôi vô cùng vui mừng, đặc biệt là vì các bác sĩ của tôi đã cảnh báo rằng tôi có thể khó có con. Nhưng trở thành một người mẹ trong khi sống chung với căn bệnh ung thư là một thử thách đặc biệt. Sự mệt mỏi tự nhiên của việc làm mẹ cùng với sự mệt mỏi của căn bệnh khiến tôi phải đấu tranh hàng ngày, và có những lúc kiệt sức đến mức tôi cần những giấc ngủ ngắn khẩn cấp để vượt qua.
Rất nhiều người không hiểu những gì bệnh nhân PV trải qua vì với người quan sát bên ngoài, chúng tôi thường trông hoàn toàn khỏe mạnh, ngay cả khi đang vật lộn để chống chọi với những tổn thương về thể chất và tinh thần của căn bệnh.
Bệnh đa hồng cầu đã dạy cho tôi những bài học vô giá
Căn bệnh đã cho tôi một góc nhìn mới về cuộc sống. Giờ đây, tôi ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân, theo dõi công thức máu và các triệu chứng của mình, đồng thời đảm bảo rằng tôi có một đội ngũ bác sĩ và những người thân yêu hỗ trợ. Tôi muốn có một cơ thể khỏe mạnh nhất có thể để giúp sống hạnh phúc cho bản thân và con tôi.
Khi lần đầu tiên được chẩn đoán, tôi cảm thấy rất đơn độc. Hầu hết các bác sĩ không gặp nhiều bệnh nhân có tình trạng của tôi. Nhưng phần lớn không phụ thuộc vào bác sĩ mà là tùy thuộc vào cá nhân bạn. Đây là những gì tôi sẽ nói với ai đó khi rơi vào tình trạng tương tự:
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Căn bệnh gây ra một số vấn đề bản thân tôi không thể tự mình giải quyết. Tôi đã từng rất mệt mỏi và tuyệt vọng. Nhưng theo thời gian, tôi đã học cách ít tự ý thức hơn về việc chăm sóc bản thân và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ và người thân, bạn bè. Và tôi nhận ra mình không đơn độc và được tiếp sức rất nhiều.
Chia sẻ với mọi người về tình trạng của bản thân
Trong tình trạng này, sự chia sẻ là rất quan trọng. Tôi kể cho mọi người nghe về căn bệnh của mình, kể cả nha sĩ và bác sĩ phụ khoa của tôi để họ đưa ra cách chăm sóc phù hợp nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các bác sĩ đều biết nhiều về PV vì vậy tôi đã trở nên quen thuộc với bệnh sử và bệnh tật của mình để có thể giao tiếp và vận động cho những gì tôi cần.
Tôi cũng cố gắng hết sức để trò chuyện với người thân, bao gồm cả con trai tôi, về PV. Vì con trai tôi còn nhỏ, tôi giải thích với bé bằng cách đơn giản. Tôi giải thích rằng tôi cần phải lấy một cây kim trong cánh tay để lấy một ít máu ra ngoài và rằng tôi sẽ buồn ngủ một lúc và sẽ không có sức để chơi.
Việc tìm và giữ những người thân thiết trong cuộc sống cũng rất quan trọng khi bạn không cảm thấy ổn. Những mối quan hệ hiện có sẽ nâng bạn lên và giúp bạn tận hưởng cuộc sống của mình.
Tin tưởng vào hạnh phúc
PV đã dạy tôi trân trọng cuộc sống và khả năng chia sẻ những niềm hạnh phúc hàng ngày với gia đình. Những khoảnh khắc nhỏ, đặc biệt, như nhận được những cái ôm, là những khoảnh khắc quan trọng nhất đối với tôi lúc này. Hãy sống chậm lại, đừng coi thường một giây phút nào và luôn dành thời gian để cười.
Tôi rất đồng cảm với những người mới bắt đầu cuộc hành trình này. Nhiều người gắn ung thư với cái chết. Khi tôi lần đầu tiên được chẩn đoán với PV, tôi đã nghĩ, "Đây không phải là điều mình có thể sống chung". Nhưng tôi đã học được rằng tôi hoàn toàn có thể sống với nó. Dù mọi người có nói gì, tôi vẫn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc!
Dấu hiệu kỳ lạ xuất hiện ở 30% bệnh nhân ung thư Đột nhiên gặp thay đổi kỳ lạ khi đi đại tiện có thể dấu hiệu nguy hiểm: có nguy cơ bị khối u. Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn nên chú ý khi đi vệ sinh. Tăng canxi máu có thể gây đau bụng và dẫn đến buồn nôn hoặc táo bón - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Một người...