Lý do chính phủ Mỹ tặng hoặc bán đấu giá hàng loạt ngọn hải đăng
Chính phủ Mỹ đang tặng miễn phí hoặc bán đấu giá 10 ngọn hải đăng vốn trải qua nhiều thập niên như những người lính gác dọc bờ biển nước này, bảo vệ các thủy thủ, ngư dân khỏi nguy hiểm và hướng dẫn họ đến nơi an toàn.
Ngọn hải đăng tại Vịnh Keweenaw ở Chassell, Michigan (Mỹ). Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết mục đích của chương trình do Cơ quan Dịch vụ công Mỹ điều hành này là bảo tồn các công trình hầu hết có tuổi đời hơn một thế kỷ này.
Ông John Kelly tại Cơ quan Dịch vụ công Mỹ nhận định sự phát triển của công nghệ hiện đại, bao gồm cả hệ thống định vị toàn cầu ( GPS), khiến ngọn hải đăng không còn cần thiết cho việc điều hướng.
Video đang HOT
Lực lượng tuần duyên Mỹ thường duy trì các thiết bị hỗ trợ điều hướng trong hoặc gần các ngọn hải đăng nhưng những công trình này không còn có nhiệm vụ quan trọng nữa.
Tuy nhiên, công chúng vẫn bị mê hoặc bởi những ngọn hải đăng, vốn là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và là chủ đề của vô số nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ.
Cơ quan Dịch vụ công Mỹ đã chuyển quyền sở hữu các ngọn hải đăng kể từ khi Quốc hội nước này thông qua Đạo luật Bảo tồn Ngọn hải đăng Lịch sử Quốc gia vào năm 2000. Tính đến nay có khoảng 150 ngọn hải đăng đã được chuyển giao, khoảng 80 trong số này được cho đi và 70 ngọn khác được bán đấu giá, thu về hơn 10 triệu USD. Trong số những ngọn hải đăng đã được bán, một số được chuyển đổi thành nhà riêng của những người muốn có một môi trường sống độc đáo.
Năm nay, 6 ngọn hải đăng được bàn giao miễn phí cho các cơ quan chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục hoặc các đơn vị sẵn sàng duy trì và bảo tồn chúng, biến chúng thành nơi người dân có thể tiếp cận về giáo dục, giải trí hoặc văn hóa. Bên cạnh đó, có 4 ngọn hải đăng được bán đấu giá.
Chính phủ Mỹ còn bao nhiêu tiền mặt?
Reuters hôm 24.5 dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết chính phủ nước này còn 68,34 tỉ USD tiền mặt vào ngày 23.5 trong lúc cuộc thương thuyết về trần nợ công Mỹ vẫn chưa có kết quả.
Số lượng tiền mặt của chính phủ Mỹ không còn nhiều. Ảnh REUTERS
Số dư tiền mặt vào ngày 23.5 của chính phủ Mỹ là 68,34 tỉ USD, tăng so với 60,66 tỉ USD vào ngày làm việc cuối cùng trong tuần qua (19.5) và 87,43 tỉ USD vào tuần trước đó.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo cơ quan của mình có thể lâm vào cảnh thiếu tiền mặt ngay từ ngày 1.6 và phải đi vay mượn các nguồn khác để chi trả tất cả các hóa đơn của chính phủ Mỹ.
Tính đến ngày 17.5, năng lực đi vay của Bộ Tài chính chỉ còn lại 92 tỉ USD sau khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để duy trì số dư tiền mặt ở mức tránh được nguy cơ sớm vỡ nợ.
Các sàn giao dịch chứng khoán chứng kiến đà giảm vào ngày 23.5 sau khi cuộc gặp ở Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về đàm phán trần nợ công vẫn chưa có kết quả đáng khích lệ.
Theo đó, chỉ số S&P 500 giảm 1,12% giá trị xuống còn 4.145,58 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,26% xuống còn 12.560,25 điểm. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones mất 231,07 điểm, hoặc 0,69%, xuống còn 33.055,51 điểm.
Một số nhà giao dịch chứng khoán cho rằng việc thiếu thông tin cập nhật quan trọng về quá trình thương thuyết trần nợ công là dấu hiệu cho thấy Hạ viện đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tiến triển theo mong đợi, Đài CNBC đưa tin.
Trong khi đó, ông McCarthy cho biết các cuộc gặp vẫn tiếp tục diễn ra, và ông dự kiến sẽ liên lạc với Tổng thống Biden mỗi ngày cho đến khi đạt được thỏa thuận.
Tu chính án 14 có thể giúp Tổng thống Biden nâng trần nợ công ra sao? Tổng thống Joe Biden hôm 21/5 cho biết ông tin rằng mình có quyền hợp pháp viện dẫn Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ để nâng trần nợ. Tấm áp phích điện tử tại nhà chờ xe buýt hiển thị số nợ quốc gia ở Washington DC, vào ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ...