Lý do các thiên hà bij “chết” trong quá khứ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mức độ kim loại có trong các thiên hà đã chết cung cấp dấu vân tay giúp cho việc xác định nguyên nhân cái chết của chúng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh đã đưa ra các kịch bản giải thích làm thế nào để các thiên hà chết trong quá khứ và điều gì đã giết chết chúng?
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, nguyên nhân chính gây ra cái chết của thiên hà là “bị siết cổ”, xảy ra sau khi các thiên hà bị cắt các nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và Đài thiên văn Hoàng gia Edinburgh đã phát hiện ra rằng, mức độ kim loại có trong các thiên hà đã chết cung cấp dấu vân tay quan trọng, giúp cho việc xác định nguyên nhân cái chết.
Có hai loại thiên hà trong vũ trụ: khoảng một nửa là các thiên hà sống còn sống, có thể tạo ra các ngôi sao và nửa còn lại là các thiên hà chết chóc.
Các thiên hà còn sống như Milky Way của chúng ta rất giàu khí lạnh – chủ yếu là hydro cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới, trong khi các thiên hà chết có nguồn cung các chất này rất thấp, thậm chí không có.
Các nhà thiên văn học đã đưa ra hai giả thuyết chính cho cái chết của thiên hà: Hoặc là khí lạnh cần thiết để tạo ra các ngôi sao mới trong thiên hà đột nhiên bị hút ra khỏi bởi các thiên hà thế lực khác nằm ở bên ngoài, hoặc là do lỗ đen.
Nguyên nhân khác có thể đến từ việc cung cấp khí lạnh đến bằng cách nào đó bị dừng lại, từ từ bóp nghẹt đường cung cấp cho thiên hà dẫn đến cái chết thiên hà đó trong một thời gian dài.
Để có được kết luận này, các chuyên gia đã để phân tích mức độ kim loại trong hơn 26.000 thiên hà có kích thước trung bình nằm ở một góc vũ trụ của chúng ta qua Đài thiên văn quốc tế Mount Graham , Arizona , Hoa Kỳ.
Bởi kim loại là một tác nhân mạnh mẽ trong lịch sử hình thành sao: Càng nhiều ngôi sao được hình thành bởi một thiên hà thì càng có nhiều kim loại trong đó.
Yingjie Peng thuộc Phòng thí nghiệm Cavendish của Cambridge và Viện vũ trụ học Kavli cho biết: “Vì vậy, nhìn vào mức độ kim loại trong các thiên hà đã chết sẽ có thể cho chúng ta biết chúng đã chết như thế nào”.
Nếu các thiên hà bị giết bởi dòng chảy khí lạnh bị “bóp chặt” đầu vào thì hàm lượng kim loại của một thiên hà đã chết sẽ giảm tối đa, dẫn tới quá trình hình thành sao đột ngột dừng lại.
Tại sao thiên hà ngày nay không sinh nhiều sao như trước
Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Arizona, Mỹ đã giúp giải quyết một bí ẩn xung quanh sự ra đời của các ngôi sao trong các thiên hà.
"Chúng ta đã biết từ một ba đến năm tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, các thiên hà đã tạo ra những ngôi sao mới với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hiện tại", Michael Cooper tại Đài thiên văn Steward của UA cho biết.
Một cuộc thống kê mới cho thấy, các thiên hà ngày nay tạo sao mới ít hơn 10 lần so với các thiên hà "thời kỳ cũ". Tốc độ hình thành, số lượng tạo sao mới cũng giảm đáng kể hơn trước.
Nguồn ảnh: ESA
Thông qua việc khảo sát 12 thiên hà ngẫu nhiên, các chuyên gia đã có bức tranh hoàn chỉnh về hiện tượng lạ này.
Bởi trước giờ, các ngôi sao hình thành từ các vùng khí lạnh, năng lượng khủng, các nguyên vật liệu sao thô, bụi khí phát sáng có sẵn được bồi đắp liên tục, tia bức xạ cường độ cao trải dài khắp hệ thống.
Tuy nhiên, từ thưở sơ khai tới hiện nay, phần lớn các thiên hà dùng "sức mạnh vốn có" dành cho các đợt sáp nhập thiên hà mới, thâu tóm các sao ngoài hệ thống, chưa kể có rất nhiều hiện tượng cực đoan diễn ra hằng ngày ở các thiên hà.
Điều này khiến "năng lượng" thiên hà bị phân tán, vùng không gian lạnh bị thu hẹp, khiến sao mới không còn hạ sinh "thịnh hành" như trước nữa.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ.
Huỳnh Dũng
"Choáng" trước cụm thiên hà khổng lồ cách xa 10 tỷ năm ánh sáng Một nhà thiên văn học của Đại học Sussex đã phát hiện ra cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay cách Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, nó cũng có khả năng hình thành từ thời kỳ đầu tiên của vũ trụ. Cụ thể, Tiến sĩ Romer- người dẫn đầu công trình này cùng nhà vật lý...