Lý do các đồng minh Trung Đông, kể cả Israel không theo Mỹ áp đặt trừng phạt Nga
Không một quốc gia đồng minh nào của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel, lên tiếng ủng hộ Washington trong cuộc đối đầu với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái), Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Iran khi đó, Hassan Rouhani vào năm 2019. Ảnh: AFP
Theo tờ The Hill, không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Moskva công nhận hai nước Cộng hoà tự xưng ở miền đông Ukraine và Ngoại trưởng Iran mô tả cuộc xung đột ở Ukraine “bắt nguồn từ các hành động khiêu khích của NATO”.
Nhưng phần lớn các đồng minh Trung Đông của Mỹ cũng đã nói rõ rằng họ không định ủng hộ Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc áp đặt trừng phạt đối với Nga, hoặc thậm chí công khai chỉ trích việc Nga tấn công Ukraine.
Saudi Arabia nêu rõ họ sẽ không tăng sản lượng dầu để hạ giá dầu đã tăng vọt do cuộc khủng hoảng này. Riyadh có ý định trung thành với thỏa thuận về sản lượng mà họ đã thực hiện với Nga trong OPEC .
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đã cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Liên hợp quốc mà Mỹ hậu thuẫn chỉ trích các hành động của Nga.
Tiểu vương Qatar kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế” mà không đổ lỗi cho Nga. Qatar cũng chỉ ra rằng họ không thể tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc chuyển hướng xuất khẩu LNG sang châu Âu với liều lượng đáng kể.
Mối quan tâm chính của Ai Cập là xung đột ở Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp lúa mì của Nga và Ukraine qua Biển Đen và eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp Ai Cập không thể nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine, nước này có thể phụ thuộc hơn vào lúa mì của Nga.
Xe quân sự Nga lăn bánh ở Kherson sau khi lực lượng Nga tuyên bố đã chiếm được thành phố này của Ukraine. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tuy nhiên, phản ứng của Israel mới gây chú ý nhất. Israel đã ngăn việc Mỹ chuyển giao cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa Dome (Vòm sắt) với lý do nước này không muốn hành động chống lại Nga.
Theo tờ Asia times, cả Washington và Tel Aviv đều giấu kín vấn đề này cho đến khi nó được giới truyền thông tiết lộ gần đây. Sau đó, chính quyền Tổng thống Biden tìm kiếm sự hỗ trợ từ Israel để đồng bảo trợ cho nghị quyết của Hội đồng Bảo an liên quan đến Ukraine. Israel đã từ chối bất chấp Mỹ công khai thể hiện không hài lòng.
Ngoại trưởng Israel phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhưng Israel muốn tiếp tục thỏa thuận phi xung đột với Nga tại Syria, theo đó Moskva chấp nhận các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các mục tiêu của Iran và Hezbollah ở đó.
Tổng thống Putin nói chuyện với Thủ tướng Israel Naftali Bennett (thứ hai trái sang) tại Sochi, Nga vào tháng 10/2021. Ảnh: EPA-EFE
Israel đang ở trong một tình huống tế nhị. Mỹ là đồng minh thân cận của nước này và Thủ tướng Bennett đã thận trọng không để những bất đồng với chính quyền Tổng thống Biden trở thành căng thẳng, giống như thời người tiền nhiệm Benjamin Netanyahu.
Mặt khác, Israel có mối quan hệ rất đặc biệt với Nga, với thực tế lịch sử là nước này đã phải hứng chịu rất nhiều đau thương dưới tay Đức Quốc xã và hơn 20 triệu người Liên Xô đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống phát xít.
Những động thái nói trên phản ánh rằng nhiều đồng minh của Mỹ đôi khi ưu tiên các mối đe dọa khác so với Washington. Trong khi chiến dịch của Nga tại Ukraine được coi là mối đe dọa cao đối với Mỹ và các thành viên NATO, nhiều đồng minh Trung Đông của Mỹ lại coi Iran là mối đe dọa với họ lớn hơn Nga.
Ngoài ra, họ sợ rằng hợp tác với Mỹ có thể khiến Nga ủng hộ hoặc không hành động để kiềm chế Iran. Ngoài ra, khi Mỹ ít cam kết hơn trong việc bảo vệ các đồng minh Trung Đông do tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc, và giờ đây là Nga, họ tin rằng rủi ro của việc phản đối Nga sẽ lớn hơn nhiều so với bất kỳ lợi ích nào của việc làm như vậy.
Các đồng minh Trung Đông của Mỹ cũng có thể tính toán rằng hành động của họ với Nga sẽ không làm tổn hại đến mối quan hệ với Mỹ. Các nước này có niềm tin chắc chắn Mỹ cần Trung Đông hơn Trung Đông cần Mỹ, hoặc họ tin rằng có sự ủng hộ mạnh mẽ từ trong nước Mỹ dành cho họ. Trên thực tế, đã có những tiếng nói ở Washington kêu gọi Mỹ “hiểu vị trí” của các đồng minh Trung Đông hơn.
Nhưng nếu các nước Trung Đông không hợp tác với Washington trong việc trừng phạt Nga, một câu hỏi chắc chắn sẽ nảy sinh là: Mỹ nên giúp họ ở mức độ thế nào khi đối mặt với Iran?
Washington rõ ràng là sẽ không đứng về phía Iran chống lại bất kỳ ai ở Trung Đông. Nhưng xét ở một số điểm, các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ chỉ ra rằng, nếu Saudi Arabia, UAE và Qatar không thể hoặc sẽ không tăng xuất khẩu dầu sang châu Âu để thay thế nguồn cung từ Nga, thì việc châu Âu mua dầu và khí đốt từ Iran dường như là một lựa chọn hấp dẫn hơn với các nước này. Bởi nếu như các đồng minh Trung Đông của Mỹ không coi Nga là mối đe dọa lớn, thì các đồng minh châu Âu và châu Á của Mỹ cũng không coi Iran là mối đe dọa với họ.
Các đồng minh châu Âu và châu Á của Mỹ có thể kêu gọi Mỹ thể hiện “sự khoan dung” tương tự đối với các giao dịch của họ với Iran, như cách Washington đang thể hiện với các đồng minh ở Trung Đông trong cách họ ứng xử với Nga.
Ukraine xin xoá nợ 57 tỷ USD do xung đột với Nga
Các chủ nợ quốc tế nên xóa nợ cho Ukraine do hoạt động quân sự của Nga ở nước này - Giám đốc Phòng Kế toán Ukraine (cơ quan kiểm toán của Quốc hội và tổ chức kiểm toán tối cao Ukraine) Valeriy Patskan đề nghị.
Quả cầu lửa cuộn lên từ Tháp truyền hình ở Kiev ngày 1/3 sau khi nơi này trúng tên lửa. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), trong một bài đăng trên Facebook ngày 1/3, ông Patskan cho rằng quy mô sự tàn phá ở Ukraine do chiến dịch quân sự của Nga gây ra là rất lớn. "Các chủ nợ nước ngoài của chúng tôi phải được yêu cầu xóa các khoản nợ của Ukraine. Cho đến nay, khoản nợ nước ngoài là 1,6 nghìn tỷ hryvnia, tương đương hơn 57 tỷ USD".
Quan chức này thúc giục: "Các tổ chức tài chính quốc tế nên sửa đổi chính sách nợ và xoá bỏ các khoản nợ của Ukraine!"
Bắt đầu từ năm 1992 với khoản nợ nước ngoài là con số 0 nhờ Nga cam kết gánh khoản nợ 100 tỷ USD từ thời Liên Xô, Ukraine đã liên tục chất đống khối nợ lên tới hàng chục tỷ USD với các chủ nợ quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Nợ nước ngoài của Ukraine đối với các chủ nợ nước ngoài tăng đều đặn dưới thời mỗi chính phủ, trong đó chỉ cựu tổng thống Leonid Kuchma là người duy nhất trong sáu tổng thống thời hậu độc lập của đất nước thực hiện các biện pháp để cố gắng giảm gánh nặng nợ trong khoảng đầu và giữa thập niên 2000.
Ukraine trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào năm 1992, và các chủ nợ đã cung cấp cho đất nước này các khoản vay hàng chục tỷ USD có điều kiện. Tuy nhiên, theo Sputnik, Ukraine đã dần đi từ một trong những nền kinh tế công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới thành một trong những nước nghèo nhất châu Âu trong vòng 30 năm.
Kiev hiện đang nợ IMF hơn 5 tỷ USD, nợ Ngân hàng Tái thiết Phát triển Quốc tế 2,3 tỷ USD, và nợ nhiều tỉ USD khác từ Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Đức và Nhật Bản. Khoảng 3/4 các khoản nợ của đất nước được tính bằng USD, trong khi tỷ giá hối đoái USD-hryvnia đã chạm mức thấp nhất lịch sử trong giao dịch gần đây do cuộc xung đột đang diễn ra.
Tổng thống Nga Putin đã triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2 nhằm mục tiêu "phi quân sự hoá" nước này theo yêu cầu hỗ trợ từ hai nước Cộng hoà tự xưng ở Đông Ukraine mà Moskva đã công nhận độc lập.
Hiện tại Ngân hàng Thế giới và IMF chạy đua vận động viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Một gói viện trợ trị giá ít nhất 350 triệu USD đã được đệ trình lên hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới (WB) để phê duyệt trong tuần này. WB cho biết họ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tăng cường cho các quốc gia láng giềng đang đối mặt với dòng người tị nạn từ Ukraine.
Tính chung, một gói viện trợ trị giá 3 tỷ USD đang được chuẩn bị cho Ukraine trong những tháng tới.
Xe bị đốt cháy và đường phố đầy mảnh vụn ở Brovary, ngoại ô Kiev. Ảnh: EPA
Phụ nữ và trẻ em trú ẩn trong một tầng hầm ở Bệnh viện Nhi đồng Ohmadyt, Kiev. Ảnh: EPA
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cảnh báo rằng giá hàng hóa đang tăng, có nguy cơ tiếp tục thúc đẩy lạm phát và sự gián đoạn trên thị trường tài chính Ukraine sẽ tiếp tục trầm trọng hơn nếu xung đột kéo dài.
Các nhà lãnh đạo WB và IMF cho biết họ vô cùng bàng hoàng và đau buồn vì cuộc chiến tại Ukraine.
Vũ khí hạt nhân - Yếu tố then chốt khiến Mỹ không điều quân đến Ukraine Vũ khí hạt nhân đang kìm nén cuộc chiến Ukraine và chúng cũng góp phần gây ra nó. Lính Mỹ tham gia huấn luyện ở Đức vào ngày 27/1/ 2022. Ảnh: Getty Images Năm 1990, Iraq đưa quân vào chiếm đóng Kuwait. Năm tiếp theo, Mỹ và các đồng minh đã can thiệp dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên...