Lý do cá voi 23 tấn dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập
Nữ thợ lặn Nan Hauser không hề biết rằng cá voi lưng gù nặng tới 23 tấn đã biến thân mình thành lá chắn, ngăn cá mập hổ tấn công.
Video cá voi khổng lồ dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập
Theo Live Science, một con cá voi lưng gù nặng khoảng 23 tấn bơi về phía nhà sinh vật học hải dương kiêm thợ lặn Nan Hauser ở ngoài khơi quần đảo Cook ở nam Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm ngoái.
Con cá voi nâng Hauser lên khỏi mặt nước bằng chiếc đầu to lớn. Trong 10 phút sau đó, Hauser bình tĩnh bơi quanh con cá voi trong khi nó thỉnh thoảng dụi đầu vào người bà, dùng bụng huých và vụt tay qua bằng những chiếc vây ngực to khỏe.
Sau khi trở lại tàu nghiên cứu, Hauser mới biết rõ rằng, khi đó con cá voi cố gắng bảo vệ mình khỏi cá mập hổ dài 4,5 mét bơi gần đó.
Hauser và đồng nghiệp quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ trên trang Facebook hôm 8.1.
“Tôi đã trải qua 28 năm dưới nước với những con cá voi, và chưa bao giờ thấy một con cá voi nào có hành động kỳ lạ như vậy. Dường như nó cố gắng để tôi nép vào dưới chiếc vây ngực khổng lồ”, Hauser kể lại.
Đây không phải là lần đầu tiên cá voi lưng gù can thiệp vào những cuộc phục kích săn mồi dưới biển.
Năm 2009, nhà sinh vật học hải dương Robert Pitman chụp bức ảnh một con cá voi lưng gù ôm hải cẩu Weddell trước ngực, bảo vệ hải cẩu trước đàn cá voi sát thủ.
Cá voi lưng gù nặng 23 tấn cứu mạng Hauser khỏi cá mập hổ.
Pitman sau đó phân tích 115 cuộc đụng độ giữa cá voi lưng gù và cá voi sát thủ từ năm 1951 đến 2012. Ông xác định hành động cứu hải cẩu mà như trên không phải là ngẫu nhiên.
Cụ thể, cá voi lưng gù thường xuyên tụ tập với nhau và đôi khi di chuyển qua quãng đường lớn để cản trở những cuộc tấn công của cá voi sát thủ, bất kể con mồi chúng đang săn thuộc loài nào.
Hành vi bảo vệ của cá voi lưng gù nhiều khả năng đến từ bản năng bảo vệ đàn con của chúng trước động vật ăn thịt, Pitman nhận định.
“Một hành vi đơn giản như cản trở cá voi sát thủ tấn công có thể ngăn con non khỏi bị giết chết và đôi khi có thể giúp các loài khác. Hành vi của cá voi lưng gù có thể không có chủ định trước “, Pitman nhận xét.
Các nhà nghiên cứu một lần nữa bắt gặp cá voi lưng gù hành động tương tự vào tháng 5.2017. Khi đó, đàn cá voi cứu những con cá voi xám non khỏi nhóm cá voi sát thủ rình mồi ở vịnh Monterey, bang California, Mỹ.
Tuy vậy, đoạn video do Hauser quay lại là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về việc cá voi lưng gù bảo vệ người. Dù động cơ của con cá voi lưng gù xuất phát từ bản năng hay do ngẫu nhiên, Hauser cảm thấy mình vô cùng biết ơn con vật.
Theo Danviet
Cá voi khổng lồ dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập
Con cá voi nặng 23 tấn khiến nữ thợ lặn và các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì hành động che chở của nó.
Video trên cho thấy cảnh một cá voi lưng gù khổng lồ nặng gần 23 tấn bảo vệ một nữ thợ lặn khỏi cá mập bằng cách đẩy cô đến nơi an toàn.
Video tuyệt vời được nhà sinh vật học Nan Hauser và đồng đội ghi lại, cho thấy con cá voi dùng đầu và miệng để đẩy Nan qua làn nước.
Con cá voi thậm chí còn dùng vây để che chở cho Nan, nhà sinh vật học nói.
Nan, 63 tuổi, tin rằng đây là bằng chứng cho thấy bản tính bảo vệ những loài khác - bao gồm cả con người - của cá voi.
Nan kể rằng ngay gần đó là một con cá mập hổ dài 6m. Tuy nhiên, video không ghi lại được cảnh con cá mập tiến đến gần.
Sau đó, một con cá voi khác cũng xuất hiện, liên tục vẫy đuôi để đuổi cá mập đi, Nan kể.
Con cá voi thậm chí còn dùng vây để che chở cho Nan
Sự việc xảy ra ngoài khơi bãi biển Muri thuộc quần đảo Cook, quốc gia gần New Zealand hồi tháng 10. Khi Nan trở về thuyền, con cá voi thậm chí còn nổi lên mặt nước để kiểm tra cô.
Ban đầu, Nan không hề biết tại sao con cá voi lại đến gần cô. "Nó tiếp cận tôi và không ngừng đẩy tôi đi trong 10 phút", Nan nói.
"Tôi đã có 28 năm kinh nghiệm lặn dưới biển cùng cá voi nhưng chưa bao giờ có con nào kiên quyết đẩy tôi và giấu tôi dưới vây như vậy".
Nữ thợ lặn kể thêm: "Tôi quá tập trung vào cá voi nên không hề biết cá mập ở ngay gần".
Theo Danviet
"Cá mập hổ": Tiêm kích từng suýt thay thế huyền thoại F-16 Với nhiều người, F-16 là biểu tượng quân sự đầy tự hào của nước Mỹ. Thế nhưng, đã từng có thời điểm, "Chim ưng chiến" suýt bị "Cá mập hổ" F-20 thay thế. F-20 Tigershark (Cá mập hổ) là mẫu máy bay tiêm kích được hãng Northrop Grumman bắt đầu chế tạo vào năm 1975 bằng kinh phí riêng, nhằm chiếm lĩnh thị...