Lý do BoA ra mắt tại Nhật năm 15 tuổi
Chủ tịch Lee Soo Man của SM Entertainment vừa chia sẻ nguyên nhân khiến ông quyết định để BoA ra mắt tại Nhật từ năm 15 tuổi.
Trong tập 4 của chương trình thực tế Nobody Talks to BoA trên dịch vụ V Live, BoA và chủ tịch Lee Soo Man của SM Entertainment đã trò chuyện về sự nghiệp âm nhạc của nữ ca sĩ. Hai người hồi tưởng về thời điểm BoA ra mắt tại Nhật. Tiếp đó, họ đặt vấn đề liệu có phải BoA đã Mỹ tiến quá sớm hay không.
BoA muốn biết liệu kế hoạch đưa cô Mỹ tiến mà SM Entertainment triển khai năm 2009 có quá vội vã hay không.
Nữ ca sĩ cho biết nhiều khán giả tò mò bằng cách nào, và tại sao BoA bắt đầu hoạt động tại Nhật khi mới 15 tuổi. Lee Soo Man tiết lộ vì nhiều lý do liên quan đến tài chính và thay đổi trong thị hiếu khán giả, ông muốn có một nghệ sĩ phù hợp với khán giả ở độ tuổi trung học và phổ thông.
Năm 1996, SM Entertainment đã tung ra H.O.T, một trong những nhóm nhạc thuộc thế hệ nghệ sĩ thần tượng đầu tiên của Hàn Quốc, để phục vụ nhóm khán giả này. Sau đó, vì Nhật Bản là thị trường âm nhạc lớn thứ hai trong khu vực, Lee Soo Man cần một nghệ sĩ thần tượng hoạt động tại đây.
Chủ tịch SM Entertainment khẳng định nhờ BoA, các nghệ sĩ SM Entertainment mới có thể thành công như hôm nay.
“Tôi đã nghĩ chúng ta cần nhanh chóng chen chân vào thị trường Nhật Bản. Để trở thành thần tượng, nghệ sĩ phải ra mắt ở độ tuổi từ 13 tới 15 và nổi tiếng trong khoảng từ 16 đến 18 tuổi. Và sau đó tôi phát hiện ra BoA” , Lee Soo Man cho biết.
Hai thầy trò bật cười khi nhớ về màn thử giọng của BoA. Lee Soo Man cho biết ông chọn BoA bởi cô có nụ cười đẹp.
Màn ra mắt của BoA tại Nhật tiêu tốn kinh phí 4 tỷ won. Một nửa con số này do SM Entertainment chi trả. Nửa còn lại do đối tác kinh doanh của SM Entertainment và công ty đại diện cho BoA tại Nhật, AVEX Entertainment, đóng góp.
Ban đầu, khán giả Nhật không đón nhận BoA và AVEX muốn rút vốn. Nhưng Lee Soo Man thuyết phục họ cố gắng một lần nữa. Kết quả, album tiếng Nhật Listen to my Heart phát hành năm 2002 của BoA đã bán được hàng triệu bản trên thị trường.
Video đang HOT
Listen to my Heart cũng giúp BoA trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên có album đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc Oricon tại Nhật. Theo Lee Soo Man, album khiến “trẻ con Nhật Bản nhìn BoA và nghĩ Hàn Quốc là cái nôi của những cô gái tài sắc vẹn toàn”.
Mang suy nghĩ này, SM Entertainment mở đường cho BoA Mỹ tiến vào năm 2009 với album BoA và phiên bản phát hành lại có tên BoA Deluxe. Nữ ca sĩ tiết lộ tại thời điểm đó cô muốn bỏ nghiệp hát và tới Mỹ du học. Nhưng thay vào đó, cô tới Mỹ để quảng bá âm nhạc.
“Tôi biết em đã gặp nhiều khó khăn khi tới Mỹ”, vị chủ tịch thừa nhận.
“Thầy có nghĩ chúng ta Mỹ tiến quá sớm không? “, BoA hỏi.
Dù Lee Soo Man khẳng định thành công nghệ sĩ SM có được ngày hôm nay một phần nhờ vào danh tiếng toàn cầu của BoA, ông thừa nhận họ đã đưa nữ ca sĩ tới Mỹ quá sớm và bật cười. Từng khởi nghiệp thành công tại Nhật nhưng ở thị trường Mỹ, BoA đã không tạo được dấu ấn đáng kể.
Vì sao thần tượng Kpop đời đầu được lòng công chúng hơn?
Ngoài tài năng và nhan sắc, văn hóa ứng xử là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một ca sĩ thần tượng.
Ngành giải trí Kpop hiện nay có nhiều trường hợp idol "vụt sáng" thành hiện tượng nhờ ngoại hình và tài năng. Bên cạnh đó, cũng có không ít mỹ nhân bị khán giả tẩy chay, dư luận lên án vì dính scandal liên quan đến ứng xử.
Sự khác biệt về hành xử
Hơn 10 năm về trước, khi ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc bắt đầu có những bước tiến trên thị trường quốc tế, các nghệ sĩ vẫn chưa có đủ điều kiện phát triển như hiện tại. Thậm chí, những nghệ sĩ trong công ty lớn như SM cũng phải tự đi quảng bá. Điển hình như nhóm nhạc TVXQ, dù đã nổi tiếng nhất nhì tại Hàn Quốc khi đó, họ vẫn phải đi phát tờ rơi hay diễn ở những nơi công cộng để quảng bá tên tuổi ở Nhật.
Sau khi bắt đầu ra debut, họ còn phải tiếp tục làm việc với cường độ cao để trả nợ cho công ty, trong khi tỷ lệ lợi nhuận nhận được rất thấp. Không chỉ vậy, công ty còn được toàn quyền quản lý, họ phải tuân thủ theo nhiều luật lệ nghiêm ngặt.
Những cái tên tiêu biểu cho lứa idol thế hệ 2 Kpop như Yun Ho, Chang Min, BoA... đều được đánh giá cao về cách đối nhân xử thế ở showbiz Hàn. Ảnh:Twitter.
Tuy nhiên, chính những sự khó khăn này đã tạo nên một thế hệ thần tượng có nhân cách chuẩn mực của Kpop. Những cái tên như Yun Ho, Chang Min, Tae Min,, BoA, Dong Hae hay SNSD có vị thế vững chắc trong lòng khán giả sau nhiều năm ra mắt.
Trở lại với bối cảnh phát triển như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng việc nổi tiếng từ khá sớm khiến nhiều thần tượng trẻ tuổi chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội.
Giải thích về vấn đề này, thành viên trong một công ty quản lý đưa ra nhận định trên Mydaily : "Những idol này vẫn còn khá trẻ, một số khác được sống trong điều kiện đầy đủ từ nhỏ vì thế họ có thể gặp khó khăn trước sự nổi tiếng và lịch trình chặt chẽ".
Trong môi trường khắc nghiệt như showbiz Hàn, ngoài scandal tình tiền, văn hóa ứng xử của giới idol hiện nay cũng trở thành vấn đề đáng lo ngại khi ngày càng nhiều thần tượng thế hệ trẻ bị lên án về thái độ không đúng mực.
Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với idol
Nền công nghiệp giải trí đào tạo idol ở Kpop vốn nổi tiếng bởi sự nghiêm khắc. Hầu hết idol đều phải trải qua những bài học về văn hóa giao tiếp và cách ứng xử trong xã hội. Thậm chí, các công ty lớn như SM, JYP hay Cube còn cho thấy sự quan tâm đặc biệt của họ trong việc giáo dục nhân cách nghệ sĩ bằng cách mời tới những chuyên gia giảng dạy về nghi thức ứng xử cho "gà nhà".
Ngoài tài năng, một trong những yếu tố giúp BTS ghi điểm trong mắt khán giả quốc tế chính là cách ứng xử lịch thiệp, đúng mực. Ảnh: FB.
Trong chương trình thử giọng của Mnet - Sixteen, Park Jin Young đã nhấn mạnh với các thành viên TWICE: "Để trở thành ca sĩ dưới trướng JYP, tính cách của bạn còn quan trọng hơn kỹ năng. Tiêu chuẩn của một người tốt dựa trên tính cách nhiều hơn trên kỹ năng, nghĩa là bạn phải chăm chỉ, khiêm tốn và trung thực".
Điển hình là trường hợp của Jang Won Young - center (trung tâm) nhóm IZ*ONE. Nổi tiếng ở tuổi 14, Jang Won Young được đánh giá cao cả về tài năng lẫn nhan sắc. Danh hiệu Quán quân Produce 48 đã phần nào chứng tỏ lượng fan hùng hậu của nữ idol trẻ tuổi. Thế nhưng, kể từ khi ra mắt, Won Young liên tục trở thành đề tài được bàn tán xôn xao vì nghi vấn bắt nạt thành viên cùng nhóm.
Bê bối thái độ khiến nữ idol bị chính người hâm mộ nhóm quay lưng. Cũng chính sự gay gắt của phần lớn khán giả đã khiến Won Young dần bị đánh mất vị trí center của IZ*ONE. Trong những lần come back gần đây của nhóm, vị trí của nữ idol 10X không còn ở vị trí trung tâm mà thay vào đó là Min Ju hay Sakura.
Tương tự như trường hợp của "bông hồng lai" nhóm Momoland. Từng được coi là "cây hút fan" của nhóm, mỹ nhân 10X giờ đây cũng chính là thành viên sở hữu lượng antifan nhiều nhất Momoland chỉ vì thái độ thiếu tôn trọng đàn chị BlackPink trong một chương trình âm nhạc.
Jang Won Young (IZ*ONE) hay Nancy (Momoland) từng là những thành viên có lượng fan đông đảo bậc nhất trong nhóm nhờ nhan sắc nổi bật. Tuy nhiên, họ nhanh chóng mất đi vị trí trong lòng người hâm mộ vì thái độ thiếu tôn trọng những người xung quanh.
Chủ tịch JYP cũng thừa nhận một idol vẫn có thể thành công mà không cần đến sự khiêm tốn. Tuy nhiên, thành công đó chắc chắn không thể kéo dài. Điển hình là vụ việc gây chấn động gần đây của nữ idol nổi tiếng bậc nhất SM Irene.
Nữ idol sinh năm 1991 được cho rằng đã có lời lẽ lăng mạ, xúc phạm BTV thời trang trong suốt 20 phút trong hậu trường. Trước khi vướng bê bối, cô từng được xưng tụng là "nữ thần Kpop thế hệ mới". Tuy có vẻ mặt lạnh lùng, Irene vẫn được yêu mến với hình tượng "ngoài lạnh trong nóng", được biết đến là chị cả ấm áp, luôn quan tâm chăm sóc cho các thành viên trong nhóm.
Từ trước đến nay, SM Town luôn được đánh giá là công ty đào tạo thần tượng kỹ lưỡng về mọi mặt từ tài năng đến nhân cách. Bê bối lần này đã khiến người hâm mộ không còn tin tưởng vào hình tượng idol mà công ty xây dựng.
Mức độ nghiêm trọng của scandal này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty khi cổ phiếu SM không ngừng sụt giảm. Trong khi đó, Red Velvet phải hủy bỏ show cũng như tạm ngưng hoạt động. Đối với cá nhân Irene, phim điện ảnh đầu tay của cô có nguy cơ bị trì hoãn. Việc vừa trở thành người đại diện của nhãn hàng Prada cũng khiến nữ idol phải đối mặt với vô số hợp đồng quảng cáo và lịch trình bị hủy bỏ.
Bê bối thái độ của Irene để lại hậu quả nghiêm trọng cho công ty và cho chính nữ thần tượng vốn được yêu mến nhất nhì trong Red Velvet.
Trước chỉ trích từ dư luận, Irene viết tâm thư bày tỏ sự hối lỗi về những hành vi thiếu suy nghĩ của mình. Công ty chủ quản SM Town cũng đưa thông báo thừa nhận hành vi của Irene, cho biết nữ thần tượng đã tới tận nhà biên tập viên để xin lỗi. Tuy nhiên, sự việc của Irene khiến các fan không khỏi thất vọng bởi hình ảnh đẹp đẽ mà cô xây dựng trong suốt 7 năm hoạt động với Red Velvet.
Vì vậy, Park Jin Young đã khuyên các thành viên TWICE nên đặt thái độ và cách cư xử của mình trước bất cứ điều gì khác. Cũng nhờ quan điểm này, JYP luôn nắm giữ vị thế trong top 3 công ty giải trí lớn nhất xứ kim chi.
Hơn nữa, việc văn hóa Hàn Quốc đang không ngừng mở rộng hoạt động ra trường quốc tế cùng với đó là vai trò của những người đại diện cho làn sóng Kpop, cách ứng xử của các ngôi sao thần tượng sẽ trở thành yếu tố đầu tiên được khán giả quốc tế đánh giá và có thể tác động lớn tới hình ảnh của cả quốc gia.
Đám cưới bí ẩn nhất Kbiz thuộc về DBSK Changmin: Không một bức ảnh lọt ra ngoài Từ khóa "Không có một bức hình nào từ đám cưới Changmin" đứng top tìm kiếm trên weibo suốt đêm qua đủ để thấy được sự hoang mang xen lẫn tò mò. Chiều tối 25/10, truyền thông Hàn Quốc đưa tin hôn lễ của Changmin (DBSK) chính thức diễn ra. Được biết, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, hôn lễ được tổ...