Lý do biểu tình phản đối khách du lịch lan rộng tại châu Âu
Vào mùa hè này, các cuộc biểu tình phản đối du lịch đã lan rộng khắp châu Âu từ Hà Lan, tới Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Phản đối quá tải du khách
Một bãi biển tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào đầu tháng 7, người biểu tình đã diễu hành qua các khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, phun nước vào những du khách và hô vang “ khách du lịch hãy về nhà”.
Gần đây nhất, hàng nghìn người biểu tình ở đảo Mallorca của Tây Ban Nha. Những người tổ chức biểu tình cáo buộc rằng mô hình du lịch của hòn đảo này “làm người lao động nghèo đi và chỉ làm giàu cho một số ít người”.
Tâm điểm của các cuộc biểu tình là vấn đề ngày càng nhức nhối ở địa phương về giá thuê nhà và giá nhà tăng cao, khiến việc sở hữu nhà gần như là điều không thể đối với một số cư dân. Anh Carlos Ramirez, một giáo viên 26 tuổi ở Barcelona, đã tiết kiệm tiền mua nhà trong nhiều năm và có mức lương nhà nước “khá”. Nhưng giá cả ở Catalan, Barcelona tăng vọt và Ramirez lo sợ rằng anh sẽ bị không còn cơ hội mua nhà.
Video đang HOT
Giống như những cư dân khác ở Nam Âu, nơi các thành phố đóng vai trò là điểm đến du lịch mùa hè phổ biến, Ramirez cho rằng giá bất động sản tăng bắt nguồn từ du lịch đại trà. Anh nói: “Ngày càng khó khăn cho người dân địa phương, đặc biệt là thanh niên, để có được nơi ở riêng của họ. Theo thời gian, ngày càng có nhiều khách du lịch đến đây”.
Theo thị trưởng Barcelona Jaume Collboni – giá thuê nhà tại đây đã tăng tới 68% trong thập niên qua. Nhiều cư dân cảm thấy đã quá đủ. Một số lại chọn biện pháp cực đoan như kêu gọi biểu tình tuyệt thực vào tháng 4.
Chuyên gia về du lịch bền vững tại Đại học Queensland (Australia) – bà Antje Martins, cho biết những cuộc biểu tình như vậy có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch. “Barcelona hiện có tiếng xấu và khách du lịch không muốn đến thăm vì họ sợ hãi”, bà nói.
Nhưng nhìn chung, bà Martins tin rằng đây không phải là xung đột giữa khách du lịch và người dân địa phương. Bà phân tích: “Đối với tôi, chúng phản ánh về du lịch không được quản lý bền vững. Tôi cho rằng những vụ việc với người dân đang nổi loạn chống lại du lịch… cho thấy họ không vui vì không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ du lịch”. Theo bà, những cư dân bị đẩy ra khỏi nơi ở do du lịch không bền vững thường được trả lương thấp hơn và một số người đang làm việc trong chính ngành công nghiệp không khói.
CEO của Ủy ban du lịch châu Âu, một hiệp hội phi lợi nhuận, ông Eduardo Santander cũng có cùng quan điểm này. Ông nói: “Tôi có thể nhấn mạnh với họ rằng chúng ta không đổ lỗi trực tiếp cho du lịch. Chúng ta cần gây áp lực để chính phủ thay đổi chính sách”.
Hành động
Du khách tham quan Venice, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại một số thành phố châu Âu, chính quyền địa phương đang có hành động táo bạo nhằm kiểm soát lượng khách du lịch. Các quan chức ở Venice (Italy) gần đây đã đánh giá cao về khoản phí vào cửa tạm thời, nhằm điều chỉnh lượng khách du lịch. Phí du lịch mới này của Venice là 5 euro (khoảng 138.000 đồng), bắt đầu từ ngày 25/4 và kết thúc vào ngày 14/7. Theo thị trưởng Venice Luigi Brugnaro, nó đã mang lại hơn 2,4 triệu euro, cao hơn đáng kể so với dự kiến, về cho thành phố.
Nhiều thành phố khác trên khắp châu Âu cũng đang học tập Venice và một số thậm chí còn muốn tăng phí du lịch. Thị trưởng Barcelona Jaume Collboni gần đây đã tuyên bố rằng ông muốn tăng thuế du lịch đối với một số hành khách đi du thuyền. Văn phòng báo chí Barcelona nói với kênh CNN (Mỹ) rằng khách du lịch đến thăm thành phố trong vòng chưa đầy 12 giờ thường gây ra tình trạng đông đúc tại các điểm tham quan chính.
Thuế du lịch hiện tại giúp Barcelona thu về khoảng 100 triệu euro vào năm 2023 từ khách du lịch – những người trả 6,25 euro (khoảng 172.000 đồng) để vào thành phố. Thị trưởng Barcelona cũng muốn chấm dứt giấy phép cho khoảng 10.000 căn hộ hiện đang cho thuê ngắn hạn.
Ramirez cho biết không chỉ vấn đề nhà ở mới gây ra phản ứng dữ dội đối với khách du lịch, mà hành vi thiếu tôn trọng của một số người cũng đóng vai trò. Gần đây đã lan truyền video gây phẫn nộ về nữ du khách tại Florence (Italy), hôn và có động tác phản cảm với bức tượng Bacchus, vị thần rượu vang địa phương. Và vào năm 2023, một khách du lịch đã bị buộc tội làm hỏng một bức tượng tại Đài phun nước Neptune có từ thế kỷ 16 của Florence.
Hành vi xấu của khách du lịch cũng là vấn đề ở nhiều nơi khác tại châu Âu, bao gồm Barcelona, Mallorca, Magaluf và Benidorm. Anh Ramirez cho biết: “Có vẻ như họ đã thực hiện những điều không thể làm ở quốc gia của họ. Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm”.
Sebastian Zenker, giáo sư ngành du lịch tại Trường Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch), giải thích cách những sự cố kiểu này đã dẫn đến việc một số thành phố tiến hành chiến dịch nhằm mục đích ngăn cản một số khách du lịch đến thăm. Zenker chỉ ra chiến dịch “Tránh xa” năm 2023 của Amsterdam (Hà Lan), nhắm vào du khách nam trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi với quảng cáo cảnh báo họ về hậu quả của hành vi phản xã hội.
Theo ông Zenker, giải pháp cho vấn đề hiện nay là dùng số tiền thu được từ khách du lịch để đầu tư vào địa phương và thị trường việc làm.
Mỹ khuyến cáo công dân không đến Bangladesh
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nâng mức cảnh báo đi lại tới Bangladesh lên cấp độ 4, kêu gọi người dân không đến quốc gia Nam Á này, do "tình trạng bất ổn dân sự" trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang diễn ra.
Người dân tham gia biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước tại Dhaka, Bangladesh, ngày 10/7/2024. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Thông báo nêu rõ: "Du khách không nên đến Bangladesh do bất ổn dân sự đang xảy ra tại Dhaka. Các cuộc biểu tình và đụng độ bạo lực đã được báo cáo tại thành phố Dhaka, các khu vực lân cận và trên khắp Bangladesh." Cũng theo thông báo trên, Bộ Ngoại giao cho phép các nhân viên chính phủ Mỹ không thuộc diện khẩn cấp cùng gia đình có thể rời Bangladesh. Một ngày trước đó, bộ này đưa ra khuyến cáo người dân cân nhắc việc đi đến quốc gia Nam Á này.
Trong nhiều tuần qua, Bangladesh bị cuốn vào các cuộc biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước. Các cuộc biểu tình ngày càng dữ dội sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chối đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Tuần này, biểu tình đã leo thang thành bạo lực khi hàng nghìn người biểu tình đụng độ với các nhóm sinh viên ủng hộ chính phủ. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. Thống kê cho thấy ít nhất 105 người đã thiệt mạng trong tuần này.
Các cuộc biểu tình được xem là thách thức lớn đầu tiên đối với chính phủ của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina kể từ khi bà đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 1 vừa qua.
Bangladesh triển khai quân đội tuần tra trên cả nước Theo phóng viên TTXVN Nam Á, ngày 20/7, Bangladesh đã triển khai quân đội tuần tra các thành phố để ngăn chặn tình trạng bất ổn đang có xu hướng gia tăng do các cuộc biểu tình của sinh viên. Binh sĩ tuần tra tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Người biểu tình vẫn tụ tập bất chấp lệnh giới nghiêm của...