Lý do Biden ‘bình chân’ trước loạt vụ thử tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Biden đang cho thấy ông rất thận trọng về vấn đề Triều Tiên, không muốn bị nhìn nhận là quá nồng ấm hay xa cách Bình Nhưỡng.
Trong cuộc gặp duy nhất tại Nhà Trắng trước khi chuyển giao quyền lực hồi tháng 11/2016, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo người kế nhiệm Donald Trump rằng Triều Tiên là vấn đề cấp bách nhất. Tổng thống Trump sau đó theo đuổi một chính sách đa dạng, từ đe dọa chiến tranh đến gặp thượng đỉnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
4 năm sau, Tổng thống Joe Biden không tỏ ra khẩn trương như vậy, ngay cả khi Triều Tiên đẩy mạnh các vụ phóng thử tên lửa và đưa ra hàng loạt tuyên bố cứng rắn nhằm vào Mỹ.
Kim Jong-un phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao hôm 30/9. Ảnh: KCNA .
Chính quyền Biden nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán mà không cần bất kỳ điều kiện nào, song Nhà Trắng cũng cho thấy họ không quan tâm đến việc lôi kéo Triều Tiên.
Video đang HOT
Triều Tiên đối với Biden “vẫn là ưu tiên nhưng cũng là vấn đề mà ông không có được lợi thế”, Jenny Town, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stimson ở thủ đô Washington, nhận xét.
Theo giới quan sát, một chính sách ngoại giao chủ động hơn với Triều Tiên dễ khiến Biden bị coi là đang khen thưởng cho “hành vi xấu” hay ông đã đi quá xa hoặc chưa đủ xa.
“Nếu bạn đang muốn biết chính quyền Biden sẵn sàng chi bao nhiêu vốn liếng chính trị cho vấn đề này, đặc biệt là sau những gì diễn ra ở Afghanistan, thì mức độ có lẽ sẽ không cao lắm”, Town nói.
Triều Tiên cho biết các cuộc thử nghiệm vũ khí gần đây, bao gồm cả vụ thử tên lửa siêu vượt âm hôm 28/9, sẽ là tiền đề tạo ra yếu tố làm “thay đổi cuộc chơi”. Kim Jong-un cũng gọi lời đề nghị đàm phán của Mỹ giống như “một thủ đoạn đê tiện”.
Cựu tổng thống Trump từng cố gắng để đạt được một thỏa thuận sâu rộng với Triều Tiên, nhưng ba cuộc gặp giữa ông với lãnh đạo Kim Jong-un đều không cho kết quả như mong muốn ngoài những lời hứa rằng Bình Nhưỡng sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa.
“Điều cuối cùng Kim Jong-un muốn là một thất bại ngoại giao khác vào thời điểm mà Triều Tiên đang phải trải qua hàng loạt thách thức về kinh tế và khó khăn liên quan đến đại dịch Covid-19″, Town nhận xét.
Trong đánh giá chính sách hồi tháng 4, chính quyền Biden tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Triều Tiên và linh hoạt trong xử lý vấn đề. Không nhiều chuyên gia cho rằng Triều Tiên sẽ chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, vốn được nhìn nhận như công cụ đảm bảo an ninh tối thượng của nước này.
Tuy nhiên, Jacob Stokes, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định chính quyền Biden vẫn có thể thuyết phục Triều Tiên dừng các hành động khiêu khích như thử vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo tầm xa.
Thách thức là “liệu bạn có thể bỏ qua các mục tiêu dài hạn đủ lâu để đạt được tiến bộ tạm thời hay không”, ông nói.
Nếu Triều Tiên muốn tiếp tục “những hành động khiêu khích cho đến khi Mỹ và Hàn Quốc chấp nhận đưa ra các nhượng bộ đơn phương như là cái giá cho việc tiến tới đàm phán, điều này rất khó thành công”, Stokes lưu ý.
Triều Tiên dù sao cũng đang thực hiện các bước nhỏ nhằm xoa dịu căng thẳng với Hàn Quốc, trong đó có đề xuất nối lại đường dây nóng liên Triều. Trong khi đó, chính quyền Biden vẫn ủng hộ những nỗ lực hòa giải của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đối với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 30/9 cho biết ông tán thành mọi nỗ lực của Hàn Quốc nhằm “giảm thiểu rủi ro”, ngay cả khi Mỹ chuẩn bị đưa vấn đề Triều Tiên ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ken Gause, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu CNA, cho rằng Triều Tiên có thể đang theo đuổi cách tiếp cận nước đôi, vừa quyết liệt với Mỹ nhưng lại hòa hoãn với Hàn Quốc với hy vọng Seoul sẽ thúc đẩy con đường ngoại giao.
“Triều Tiên có một kế hoạch nhằm khiến Mỹ mất kiên nhẫn chiến lược, để họ cân nhắc phương án xóa bỏ trừng phạt. Đây là lý do họ từ chối các cuộc đàm phán vô điều kiện”, Gause nói.
Theo ông, chính quyền Trump trước đây đã tìm ra cách hiệu quả để thu hút Triều Tiên nhưng cuối cùng thất bại do tập trung vào gây áp lực hơn là khuyến khích. Gause lo rằng chính quyền Biden, với các nhà hoạch định chính sách lâu năm, sẽ không thể có tư duy đột phá để tìm được giải pháp mới hiệu quả với Triều Tiên.
“Trong suốt 40-50 năm qua, chúng ta đã đóng khung vấn đề này như một cuộc chơi song phương, trắng đen rõ ràng, một mất một còn”, Gause nhận định về cách tư duy của Mỹ với Triều Tiên. “Anh thắng thì tôi thua, còn tôi thắng thì anh thua”.
Hàn Quốc khẳng định không có chính sách thù địch với Triều Tiên
Ngày 1/10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã bác yêu cầu của Triều Tiên về việc Hàn Quốc và Mỹ phải từ bỏ "chính sách thù địch", gọi đây là hành động "đơn phương", đồng thời nhắc lại rằng Seoul và Washington không có chính sách như vậy đối với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời câu hỏi liệu Hàn Quốc và Mỹ có đáp ứng lời kêu gọi của Triều Tiên về việc từ bỏ cái mà Bình Nhưỡng gọi là chính sách thù địch và "tiêu chuẩn kép" hay không, Ngoại trưởng Chung nói: "Tôi đánh giá rằng tuyên bố của bà Kim Yo-jong (em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un) kêu gọi ngừng áp dụng các tiêu chuẩn kép là một yêu sách đơn phương của Triều Tiên, điều chúng tôi không mong chờ. Hàn Quốc và Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chúng tôi không có bất kỳ chính sách thù địch nào đối với Triều Tiên".
Trong khi đó, cùng ngày, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng vẫn không trả lời các cuộc gọi của Seoul qua đường dây quân sự và liên lạc liên Triều sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị khôi phục đường dây liên lạc vào đầu tháng 10.
Hàn Quốc kêu gọi châu Âu ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên Ngày 1/10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young đã kêu gọi châu Âu ủng hộ các nỗ lực của Seoul nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Triên. Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young. Ảnh: Yonhap/TTXVN Ông Lee đã gặp các thành viên của Ủy ban châu Âu là Jutta Urpilainen và Janez Lenarcic ngày...