Lý do bệnh bạch hầu gây lo ngại
Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh nên người mắc hay từng tiếp xúc với bệnh nhân cần khai báo để được cách ly, điều trị kịp thời.
Bạch hầu có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Prime.
Bệnh bạch hầu là do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae (C. diphtheriae) gây ra. Vi khuẩn này có thể lây từ người này sang người khác khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số người có thể không phát triển các biểu hiện bệnh nhưng vẫn truyền vi khuẩn sang người khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh bạch hầu có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em chưa được tiêm chủng.
Căn bệnh từng là “bóng ma”
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vaccine dự phòng.
Một sự kiện đáng lưu ý là những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ukraine… đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vaccine bạch hầu cho trẻ em trong những năm 80 của thế kỷ trước. Do đó, bệnh bạch hầu đã phát triển và bùng nổ thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20.
Năm 1994, ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu với 1.100 người không qua khỏi. Ở Ukraine có hơn 3.000 người mắc. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 15 tuổi.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện nay số mắc bệnh bạch hầu hàng năm giảm rõ rệt do hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine bạch hầu cho trẻ em được thực hiện có kết quả ở các nước trong khu vực. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp.
Video đang HOT
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.
Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù có vaccine an toàn và hiệu quả, gần đây, do thiếu tiêm chủng, các đợt bùng phát đã xảy ra với tần suất ngày càng tăng, thường xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế.
Theo thống kê của WHO, trong năm 2021, bệnh bạch hầu vẫn ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có một số nước trong khu vực châu Phi, Đông Địa Trung Hải như Ethiopia (4.453), Ấn Độ (1.768) Yemen (1.516), Indonesia (235), Pakistan (169), Burkina Faso (147), Afghanistan (61), Cộng hòa Trung Phi (57), Uganda (49), Philippines (38), Haiti (28), Cộng hòa Dominica (27), Madagascar (18).
Tiêm vaccine đúng lịch là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh bạch hầu. Ảnh minh họa: Healthychildren.
Bắt buộc phải cách ly khi mắc, nghi ngờ mắc bạch hầu
Theo quy định của Bộ Y tế, bạch hầu là bệnh bắt buộc phải khai báo. Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.
Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm, phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Ngoài ra, những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Bất kể tình trạng miễn dịch như thế nào, những người bị phơi nhiễm với bạch hầu được tiêm một liều đơn Penicillin hoặc uống Erythromycin từ 7 đến 10 ngày.
Đặc biệt, bệnh bạch hầu còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Do vậy, tất cả đồ dùng liên quan bệnh nhân bạch hầu phải được sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối.
Phòng bệnh nhân ở phải tẩy uế và diệt khuẩn hàng ngày bằng cresyl, chloramin B; đồ đạc như bát đĩa, đũa, chăn màn, quần áo… phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi… phải được phơi nắng.
Tầm quan trọng của tiêm vaccine bạch hầu
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn vừa là ổ chứa đồng thời cũng là nguồn lây truyền bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vaccine.
Bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến các cơ quan nào trong cơ thể?
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Khi mắc bạch hầu, các loại độc tố tiết ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể đó là liệt cơ, viêm cơ tim, suy gan, suy thận và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu.
Ngoài hệ hô hấp, vi khuẩn bạch hầu còn có thể gây tấn công vào da gây nhiễm trùng da với các biểu hiện như mụn nước có mủ ở chân và tay, vùng da xung quanh mụn nước xuất hiện vết loét lớn có thể có giả mạc gây đau đớn cho người bệnh...
Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa vaccine bạch hầu
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm ngừa vaccine bạch hầu đúng lịch và đúng liều lượng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời và tiêm đầy đủ những mũi nhắc lại để tạo miễn dịch hoàn thiện nhất. Việc phải tiêm mũi nhắc lại vì các vaccine chỉ tạo được miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất định.
Những lợi ích tiêm và tiêm mũi nhắc lại vaccine bạch hầu:
Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do vi khuẩn bạch hầu cho trẻ.Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi) chưa được chủng ngừa đầy đủ trong cùng một gia đình.Tạo miễn dịch cộng đồng giúp phòng tránh dịch bệnh lây lan rộng rãi.Giảm các chi phí phát sinh khi mắc bệnh.
Ai cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu
Trẻ em
Trẻ từ 4 - 7 tuổi và từ 9 - 15 tuổi. Nhóm tuổi này, đề kháng miễn dịch với vi khuẩn bạch hầu của trẻ đã suy giảm đáng kể. Hơn nữa, tuổi này lại sống và học tập trong môi trường đông đúc, gặp gỡ giao lưu, các hoạt động vui chơi, giải trí cũng nhiều hơn...
Người lớn
Người cao tuổi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng suy yếu, như thế miễn dịch từ việc tiêm ngừa vaccine bạch hầu trước đó cũng mất dần. Tiêm vaccine bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14-16 tuổi.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm ngừa vaccine bạch hầu đúng lịch và đúng liều lượng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời và tiêm đầy đủ những mũi nhắc lại để tạo miễn dịch hoàn thiện nhất. Ảnh minh họa
Phụ nữ chuẩn bị mang thai bà bầu rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công nên tốt nhất là chị em nên tiêm nhắc lại để phòng ngừa tuyệt đối, giảm thiểu các rủi ro đến sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Người chưa được tiêm phòng bạch hầu hoặc không nhớ lần cuối cùng tiêm khi nào thì tiêm ngay 2 mũi cách nhau 30 ngày, sau đó tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi thứ 2.
Phân loại bệnh bạch hầu và các biến chứng nguy hiểm Biến chứng bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý và điều trị khi phát hiện những biểu hiện của bệnh thì có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày. Vi khuẩn bạch hầu trú ngụ ở các giả mạc tiết ra ngoại độc tố khiến người bệnh bị suy hô hấp và tuần hoàn, liệt...