Lý do bất ngờ sau việc Syria vội vã quay sang tính mua hệ thống phòng không của Iran dù đã có S-300 của Nga trong tay
Syria đang tìm cách mua hệ thống phòng không mới Bavar-373 của Iran sau khi hệ thống S-300 do Nga cung cấp được cho là có hiệu quả cực kỳ thấp trong giai đoạn thử nghiệm.
Theo AMN, trang tin hàng không Nga Avia.Pro cho hay Syria muốn mua hệ thống phòng không mới Bavar-373 của Iran sau khi hệ thống này được nước Cộng hòa Hồi giáo Iran trình làng thời gian gần đây.
Trích dẫn lời các nhà báo Syria, Avia.Pro cho biết Syria đang tìm cách mua hệ thống Bavar-373 của Iran sau khi hệ thống S-300 do Nga cung cấp được cho là có hiệu quả cực kỳ thấp trong giai đoạn thử nghiệm.
“Thông tin về vấn đề này được các nhà báo Syria tích cực phổ biến dựa theo nguồn tin quân sự nước này, và theo dữ liệu gần đây, Iran sẵn sàng cung cấp các hệ thống phòng không cho Syria với giá đặc biệt, nhưng với điều kiện là các hệ thống phòng không này sẽ không phụ thuộc vào Nga”, trang tin cho hay.
Syria nhận được hệ thống S-300 vào tháng 10 năm ngoái khi Liên bang Nga lần đầu tiên chuyển giao hệ thống phòng không này cho Damascus.
Trang web này cho biết thêm, hệ thống phòng không Iran có chung đặc điểm với S-300 của Nga, điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian huấn luyện cần thiết để sử dụng vũ khí này.
Tuy nhiên, hiện cả Iran và Syria đều chưa lên tiếng xác nhận thông tin trên.
Video đang HOT
Syria nhận được hệ thống S-300 vào tháng 10 năm ngoái khi Liên bang Nga lần đầu tiên chuyển giao hệ thống phòng không này cho Damascus.
Quyết định của Nga cung cấp S-300 cho Syria được đưa ra chỉ vài ngày sau khi máy bay IL-80 của họ vô tình bị lực lượng phòng không Syria bắn rơi ngoài khơi Latakia.
Nga đổ lỗi cho Israel về vụ việc, nói rằng chiến đấu cơ F-16 của không quân Israel đã sử dụng IL-80 như một “tấm lá chắn” trong lúc giao tranh với lực lượng phòng không Syria.
Sức mạnh hơn S-300?
Sputnik cho hay Bavar – 373 do Iran phát triển, được giới chức quân sự nước này tin rằng hiện có sức mạnh lớn hơn S-300, thậm chí có khả năng cạnh tranh với hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo truyền thông Iran, hệ thống tên lửa phòng không có bệ phóng thẳng đứng được trang bị tên lửa Sayad-4 và có khả năng bắn trúng các mục tiêu trên không khác nhau, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tàng hình, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và đạn đạo ở độ cao 27 km và ở khoảng cách 200 km.
Các kỹ sư Iran bắt đầu thử nghiệm hệ thống Bavar 373 từ năm 2017.
Mới đây, Avia.Pro đưa tin theo số liệu công bố, radar của Bavar-373 có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách 300 km. Ngoài việc phát hiện máy bay đối phương, radar của hệ thống phòng không Bavar-373 còn có thể phát hiện các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ.
Thời gian gần đây, Iran đã liên tiếp cho trình làng hàng loạt tên lửa, UAV, hệ thống phòng không cùng nhiều thiết bị quân sự khác giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh leo thang liên quan tới việc Mỹ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay tới đây bên cạnh hàng loạt vụ tàu chở dầu bị tấn công, bị bắt và UAV bị bắn hạ.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami gọi Bavar-373 là dự án vũ khí nội địa quan trọng nhất của Tehran, cho biết các hệ thống Bavar-373 đã sẵn sàng được đưa vào biên chế.
Theo Nguoiduatin
Iran công bố hệ thống quân sự mới sau khi 'dằn mặt' châu Âu
Iran ngày 9-6 nhắn nhủ đến các nước châu Âu rằng hãy giữ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ phải lãnh đủ hậu quả.
Iran vừa công bố một hệ thống phòng không tự sản xuất mới ngày 9-6, vài giờ sau khi gửi lời đến các nước châu Âu rằng hãy giữ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ phải lãnh đủ hậu quả, tờ Telegraph cho biết.
Theo đó, hệ thống có tên gọi Khordad 15 có thể truy vết và tiêu diệt bằng tên lửa sáu mục tiêu cùng lúc bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay không người lái.
"Iran sẽ tăng khả năng quân sự để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Và chúng tôi sẽ không cần hỏi ý kiến ai trong vấn đề này" - Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết.
Hệ thống Khordad 15 có thể truy vết và tiêu diệt bằng tên lửa sáu mục tiêu cùng lúc . Ảnh: AP.
Phát biểu trước chuyến thăm của người đồng cấp Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định các nước châu Âu có "nghĩa vụ" đảm bảo mối quan hệ kinh tế của Iran trở lại bình thường.
Đồng thời, ông Zarif chí trích các chính sách phương Tây chỉ gây thiệt hại cho khu vực và cảnh báo rằng châu Âu không có quyền chỉ trích Iran cho những vấn đề ngoài Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
"Bây giờ các nước như Đức đã dừng bán vũ khí cho Ả Rập Saudi trong khi nhiều nước khác thì chưa. Nhìn chung, chính phương Tây đang tiếp tay cho những tội ác của chế độ chuyên quyền trong khu vực của chúng tôi" - ông Zarif nói thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran ký kết năm 2015. Mỹ đồng thời tiếp tục tái lập các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia giàu dầu mỏ này, tập trung vào hoạt động xuất khẩu dầu của Iran cũng như các lĩnh vực ngân hàng và vận tải biển của nước này.
Khi mối quan hệ với Washington trở nên đóng băng ngày một nghiêm trọng, Iran càng mong muốn thể hiện sức mạnh bất chấp vấn đề tài chính.
Iran và các bên ký kết còn lại - gồm Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức - đã nhiều lần lên án các biện pháp trừng phạt và lý do vận dụng các biện pháp đó.
Vào ngày 15-5, Tehran đã từ bỏ một số phần của thỏa thuận hạt nhân và cho Liên minh châu Âu (EU) thời hạn 60 ngày để cung cấp các biện pháp hữu hiệu để giúp Iran tránh được các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đồng thời đe dọa đẩy mạnh hoạt động làm giàu uranium.
Mới đây, Iran cũng bác bỏ lời đề nghị của Pháp về việc mở lại đàm phán hạt nhân vì cho rằng điều đó có thể tăng nguy cơ thỏa thuận bị phá vỡ nếu nó được mở rộng.
Theo PLO
Iran phát triển vệ tinh nghiên cứu phục vụ chương trình hàng không vũ trụ Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami ngày 29/5 cho biết Iran đang phát triển một số vệ tinh nghiên cứu phục vụ chương trình hàng không vũ trụ của nước này, bất chấp những áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tên lửa đạn đạo Sayad của Iran được phóng thử trong cuộc tập trận tại một địa điểm bí...