Lý do bất ngờ phải sát hại bầy sư tử núi
Các con sư tử núi này không bị nghi ngờ giết chết nạn nhân mà chỉ ăn xác của người xấu số.
Các quan chức ở Arizona, Mỹ đã giết ba con sư tử núi được cho là ăn thịt người gần một con đường mòn đi bộ quen thuộc tại đây.
Sở cảnh sát hạt Pima đã phát hiện ra hài cốt của nạn nhân xấu số, họ tiến hành điều tra và đóng cửa con đường mòn này. Những con sư tử núi đã bị giết chết ngay sau đó.
Loài sư tử núi thông thường không có thói quen ăn xác người hay các loài động vật
Các con sư tử núi này không bị nghi ngờ giết chết nạn nhân mà chỉ ăn xác của người xấu số. Hiện cơ quan chức năng đang xác định điều gì xảy ra tại hiện trường nơi phát hiện vụ việc.
Đại diện quan chức địa phương cho biết sư tử núi thông thường không phải là loài ăn xác chết nên hành vi trên được coi là bất thường. Không loại trừ trong tương lai gần chúng có thể tấn công con người.
Người này cho biết thêm sư tử núi rõ ràng là một mối nguy hại và an toàn với cộng đồng. Tại nhiều nơi, loài động vật này vẫn đang được bảo tồn trong tự nhiên.
Sư tử núi còn được gọi là báo sư tử, báo núi là một loài động vật trong họ mèo tìm thấy ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Đây là một loài dễ thích nghi, nói chung, có thể xuất hiện ở hầu hết các loại môi trường sống của châu Mỹ.
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
10% loài động vật trên hành tinh như sống trong 'hỏa ngục' vì cháy rừng Amazon: Hậu quả kinh khủng hơn bất kì vụ cháy rừng nào khác
Amazon là mái nhà của 10% loài động vật trên Trái Đất, nhiều loài còn chưa được khoa học khám phá ra.
Nhưng cũng chính ở Amazon này, "không có thứ gì thích nghi được với hỏa hoạn", đồng nghĩa với việc phục hồi sự đa dạng sinh học sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả khi.
Thảm họa cháy rừng Amazon không chỉ tác động mạnh vào đời sống của con người mà có thể hủy diệt sự đa dạng sinh học, vì đây là ngôi nhà của 10% loài động vật trên toàn thế giới.
Rừng Amazon chứa đến 10% loài động vật của hành tinh - đang bốc cháy và đe dọa hàng triệu con vật (Ảnh: AFP)
Đối với hàng ngàn loài thú, bò sát, lưỡng cư và chim chóc sinh sống ở Amazon, hậu quả của vụ cháy sẽ tác động theo 2 giai đoạn: một ngay lập tức và một dài hạn. Tuy vậy, điều đáng lưu ý nhất là "ở Amazon, không có thứ gì thích nghi được với hỏa hoạn" - theo William Magnusson, nhà nghiên cứu ở Viện Quốc gia về vùng Amazon ở Manaus, Brazil cho biết.
Rừng Amazon không có thứ gì thích nghi được với hỏa hoạn
Tại một số cánh rừng như ở Mỹ và Úc, các vụ cháy thường xuyên (do nguyên nhân như sấm sét) lại là một phần của hệ sinh thái khỏe mạnh. Động vật cũng thích nghi với điều đó, thậm chí một số loài còn dựa vào đám cháy để sinh tồn. Có thể lấy ví dụ chim gõ kiến xanh hông đỏ. Nó sinh sống ở rừng phía tây nước Mỹ và chỉ làm tổ trên những thân cây bị cháy, ăn lấy những con bọ phá hoại gỗ, từ đó giúp cây cối tái sinh.
Thế nhưng Amazon lại hoàn toàn khác biệt. Vốn là rừng mưa nhiệt đới, nó chứa đựng đời sống sinh vật vô cùng phong phú, vì mọi thứ tích tụ theo năm tháng mà chưa bao giờ bị "thiêu cháy". Trước đây, các đám cháy tự nhiên ở Amazon đều diễn ra với quy mô nhỏ, không thể vươn cao quá tán cây và sẽ bị mưa dập tắt nhanh chóng. "Về cơ bản, rừng Amazon đã không bị thiêu cháy trong suốt hàng trăm ngàn hay hàng triệu năm" - ông Magnusson nhận định.
Rừng Amazon đang cháy đến mức khói nhìn được từ ngoài không gian - điều chưa từng có suốt hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu năm qua! (Ảnh: AP)
Thế nhưng thế giới hiện đại đã xuất hiện và đem tới Amazon một vũ khí hủy diệt "cũ mà mới" - ngọn lửa! Lửa do chính bàn tay con người đốt lên để lấy đất chăn thả gia súc, làm rẫy, đốn gỗ đã cùng nhau bùng cháy ngoài tầm kiểm soát, lại cộng thêm điều kiện mùa khô nóng khiến tình hình thêm tồi tệ. Hậu quả là rừng Amazon bị thiêu cháy trong mấy chục năm trở lại đây - điều chưa từng xảy ra trong suốt hàng triệu năm trước và khiến các loài động vật không kịp thích ứng.
Hậu quả trước mắt: Cái chết hàng loạt của động vật hoang dã
Phó giáo sư Mazeika Sullivan từ ĐH bang Ohio (Mỹ) - người từng đến rừng Amazon để nghiên cứu thực địa - e rằng hậu họa sau cháy rừng sẽ là "cái chết hàng loạt của động vật hoang dã chỉ trong thời gian ngắn".
Nhìn chung giữa một trận cháy, động vật không có nhiều sự lựa chọn. Chúng có thể chạy trốn bằng cách chui vào hang hoặc nhảy xuống nước. Điều đó khiến chúng mất đi mái nhà của mình, nhưng còn hơn là chết cháy. Dù vậy, trong lúc chạy trốn, nhiều con vật vẫn sẽ bỏ mạng vì bị bén lửa, sốc nhiệt do sức nóng đột ngột hoặc ngạt khói.
Theo bản năng, nhiều con vật có thể trốn lên cành cao để chạy trốn nhưng lại chọn nhầm một cái cây đang bốc cháy (Ảnh: Reuters)
"Ngay khi đám cháy bị kìm lại, lập tức đã phân ra kẻ chiến thắng và kẻ thất bại trong cuộc chiến sinh tồn. Nhưng trong một hệ sinh thái mà không thể thích ứng với lửa, số lượng các con vật vong mạng sẽ nhiều hơn bất kì vùng đất nào" - Sullivan chỉ ra.
Một số loài vật sẽ có ưu thế hơn trong lúc chạy trốn. Chúng là những loài to lớn và chạy nhanh như báo đốm, báo sư tử... Chim chóc cũng dễ bề tháo chạy hơn. Nhưng sẽ là thảm kịch thực sự với những con vật di chuyển chậm như lười và thú ăn kiến hay loài vật có kích thước nhỏ như ếch, thằn lằn... Cái chết của chúng sẽ vô cùng tàn khốc khi ngọn lửa đã đuổi tới mà vẫn chưa nhìn ra đường thoát thân. "Nó giống như việc chạy lên cành cao để chạy trốn nhưng lại chọn nhầm một cái cây đang cháy" - Sullivan chỉ ra hoàn cảnh tuyệt vọng mà các con vật phải chịu đựng.
Những loài động vật sống dưới nước cũng không thoát khỏi bị liên lụy, nhất là ở kênh rạch hay sông nhỏ - nơi chứa đựng hệ động thực vật lớn đến đáng kinh ngạc. Ở những dòng suối chẳng hạn, lửa có khả năng cháy ngay bên cạnh và "bức tử" những loài lưỡng cư vì chúng cũng cần lên bờ trong nhiều hoạt động sống. Ngọn lửa còn có thể thay đổi các chất hóa học của môi trường nước và diết hại hàng loạt sinh vật trong đó.
Hậu quả lâu dài còn thảm khốc hơn: Cuộc sống như tận thế với nhiều loài
Sau hàng loạt vụ cháy, toàn bộ hệ sinh thái của rừng mưa nhiệt đới cũng bị thay đổi. Ví dụ, các tán rừng dày đặc của Amazon - có nhiệm vụ che ánh nắng chạm tới mặt đất - bỗng nhiên phơi mình trơ trọi và không còn là nơi nương náu của nhiều loài động vật.
(Ảnh: Reuters)
Nhiều loài lưỡng cư, bò xát vốn dựa vào màu sắc thân để ngụy trang vào vỏ cây, đột nhiên lại trở nên lộ liễu, biến thành con mồi dễ dàng. Và nếu chúng bị tận diệt, toàn bộ chuỗi thức ăn cũng đảo lộn theo.
Một ví dụ khác là chim toucan. Với cái mỏ cong dài của mình, chúng có thể chạm vào các ngõ ngách để ăn trái cây mà nhiều con vật khác không chạm tới được. Nhưng sau vụ cháy, những loại hoa quả nào chưa bị thiêu rụi cũng sẽ phơi bày ra trước mắt - khiến nguồn thức ăn của chim toucan đã khan hiếm còn bị cạnh tranh gay gắt. Điều này có thể khiến số lượng cá thể loài sụt giảm nghiêm trọng.
Rừng Amazon qua triệu năm bỗng thay đổi môi trường đột ngột vì cháy rừng, sẽ đẩy nhiều loài vật tới bờ vực tuyệt chủng
Ateles hay còn gọi là khỉ nhện, vốn sống trên vòm cây cao để tránh kẻ thù và sự cạnh tranh của các loài linh trưởng khác. Cháy rừng xảy ra, chúng buộc phải rời khỏi môi trường lâu đời của mình và dấn thân vào cuộc chiến sinh tồn tàn khốc hơn bao giờ hết.
Những con vật "được lợi" trước mắt có thể là chim săn mồi và thú ăn thịt vì rừng đã phơi ra nhiều khoảng không, giúp chúng bắt mồi tốt hơn. Tuy nhiên tình trạng này sẽ đẩy nhiều loài vật nhỏ vào bờ vực tuyệt chủng và góp phần làm thức ăn khan hiếm trong tương lai, khu rừng dần dần trở thành miền đất vắng sự sống.
Khỉ nhện chỉ sống ở Trung Mỹ và Nam Mỹ - phải lao vào cuộc chiến vô cùng khốc liệt để tiếp tục sinh tồn sau trận cháy rừng
Giới chuyên gia môi trường cho biết, có một khu vực dọc theo biên giới phía nam của rừng Amazon - trải dài trên các bang Pará, Mato Grosso và Rondônia - được gọi là "vòng cung phá rừng". Nạn khai thác bừa bãi dưới nhiệm kỳ Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro đã đẩy biên giới rừng ngày càng tiến dần về phía bắc theo hình vòng cung, để lại những vùng đất khô cằn trơ trọi...
"Chúng ta biết rất ít về nó [phần rừng bị phá hoại]. Con người có lẽ đã giết chết rất nhiều loài vật mà ta chưa biết chúng đã từng tồn tại" - nhà nghiên cứu Magnusson nói. "Và một khi con người làm biến mất rừng mưa nhiệt đới, 99% các loài vật cũng sẽ tàn lụi theo".
Bức ảnh chụp được từ máy bay vào ngày 20/8 cho thấy lửa đang càn quét tại bang Mato Grosso, Brazil. Khoa học e ngại biên giới rừng đang ngày càng bị thu hẹp và số lượng các loài động vật cũng vậy! (Ảnh: AP)
Theo National Geographic
Sóc đất vất vả chui vào hang vì thân hình béo mập Với thân hình béo mập, chú sóc đất chui vào hang rất vất vả, trông vô cùng hài hước ở vùng Krasnoyarsk Krai, Nga. (Nguồn: Daily Mail) Một cặp đôi người Nga ghi lại cảnh tượng sóc đất chui vào hang vô cùng vất vả vì thân hình của nó quá mập mạp. (Nguồn: Daily Mail) Bức ảnh chụp cận cảnh cho thấy...