Lý do bạn thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
Nếu bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng thì hãy nghĩ tới những nguyên nhân sau đây nhé.
Rất nhiều người trong số chúng ta thường có cảm giác ê ẩm người, khó tỉnh dậy hoặc rất mệt mỏi vào buổi sáng cho dù đã ngủ 7-8 giờ đồng hồ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bạn mệt mỏi, kiệt sức, tư thế ngủ không đúng…
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua những nguyên nhân sau đây nhé, vì chúng cũng có thể là “thủ phạm” khiến bạn vô cùng mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, cảm giác như mất hết sinh lực…
Nhiều người thường có cảm giác ê ẩm người, khó tỉnh dậy hoặc tỉnh dậy rất mệt mỏi vào buổi sáng.
Ánh sáng trong phòng không thích hợp
Ánh sáng trong phòng là yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Ánh sáng ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin mà melatonin là hormone điều khiển giấc ngủ, lượng melatonin sản sinh ra nhiều sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Mức độ melatonin tỉ lệ nghịch với ánh sáng trong phòng. Bạn ngủ ở một phòng tối, mức độ melatonin được sản sinh ra ở mức độ cao. Khi mức độ melatonin giảm sẽ làm cho bạn thức dậy. Do vậy, khi ngủ, bạn nên giữ cho phòng ngủ của mình không có ánh sáng là tốt nhất để có một giấc ngủ ngon.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Khi trời đã sáng mà phòng ngủ của bạn vẫn tối (không có ánh sáng mặt trời chiếu vào) thì bạn sẽ cảm thấy khó dậy hơn hoặc cảm thấy mỏi mệt khi dậy. Vì vậy, hãy để ánh sáng tự nhiên vào phòng khi trời sáng để não nhận thức được đó là thời gian để thức giấc. Bạn nên sử dụng rèm cửa làm cản trở ánh sáng ban đêm và để cho ánh sáng ban ngày để tỏa sáng khắp căn phòng trước khi bạn tỉnh táo.
Thiếu ngủ
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, có không ít người ngủ muộn vào ban đêm vì nhiều lý do: xem tivi, làm việc… và hôm sau có thể họ vẫn phải dậy sớm. Do đó, thời gian ngủ của họ cũng bị rút ngắn đi. Nếu bạn là một trong số những người này thì bạn nên hiểu rằng đây chính là nguyên nhân khiến bạn thiếu ngủ và dẫn đến mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng.
Thiếu ngủ làm cho bạn thức dậy mệt mỏi và khó kiểm soát cảm xúc. Ngủ không đủ giấc cũng khiến cho hoạt động của các hormone trong cơ thể bị rối loạn. Kết hợp với trạng thái mệt mỏi, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện cảm giác thèm ăn. Đó là lý do khiến bạn ăn nhiều hơn và không hề nhận ra rằng hệ thống miễn dịch của mình đang bị suy yếu .
Vậy nên, ngủ đủ rất quan trọng. Bạn nên thiết lập cho mình một lịch trình giấc ngủ và thực hiện nó hàng ngày. Ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần và ngày lễ sẽ là cách tốt nhất giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, tràn đầy sinh lực khi thức dậy.
Ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ là cách tốt nhất giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn.
Uống quá nhiều rượu hay cà phê trước khi ngủ
Nếu bạn muốn có một ngày mới tràn đầy năng lượng, tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và cà phê vào ban đêm. Một ly rượu vang có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng, nhưng nó cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tăng sự tỉnh táo trong đêm. Rượu có một lượng lớn đường, vậy nên, uống rượu sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Sau một vài tiếng, lượng đường này giảm đột ngột và sẽ làm cho bạn tỉnh táo hơn.
Caffeine là một chất kích thích, do đó bạn nên tránh nó trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ. Sử dụng các đồ uống có chất kích thích sẽ làm tăng lượng adrenaline. Trong ngày, adrenaline giúp bạn tỉnh táo nhưng vào ban đêm nó sẽ khiến bạn mất ngủ. Ngoài ra, rượu và cà phê là thuốc lợi tiểu gây một sự thôi thúc đi tiểu trong lúc nửa đêm và khiến bạn không được ngủ ngon. Vì vậy, bạn phải tránh chúng trước khi đi ngủ.
Căng thẳng
Stress là nguyên nhân chính khiến bạn không nhận được một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Vì vậy, hãy ngừng suy nghĩ về những tình huống căng thẳng trong thời gian trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Nếu bạn nghĩ rằng bất cứ điều gì đang làm phiền bạn, hãy nghĩ rằng để chúng đến hôm sau giải quyết. Bạn cũng có thể cố gắng để quản lý căng thẳng bằng cách làm yoga trên giường, hoặc viết những điều mình nghĩ ra một cuốn sổ. Những cách này sẽ rất có lợi cho việc ổn định tinh thần của bạn.
Theo TNO
Tập thể dục đúng cách để ngủ ngon
Sau 4 tháng tập thể dục thường xuyên, giấc ngủ có thể kéo dài hơn trung bình 45 phút đến một giờ mỗi đêm, ngủ sâu hơn và khỏe khoắn hơn khi thức dậy.
Kelly Glazer Baron, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu về giấc ngủ tại Trường Y Feinberg, thuộc ĐH Northwestern, thường xuyên nghe những lời phàn nàn từ bệnh nhân phiền muộn do tập thể dục. Họ nói rằng họ đã luyện tập thậm chí có lúc đến mức kiệt sức nhưng vẫn không ngủ ngon hơn.
Ảnh: nytimes
Tiến sĩ Baron rất ngạc nhiên và bối rối. Không chỉ là người rất thích tập thể dục để điều trị các vấn đề về giấc ngủ mà còn là nhà khoa học, cô quyết định nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa mồ hôi và giấc ngủ hàng ngày. Để có kết luận chính xác, tiến sĩ Baron và các đồng nghiệp tìm tới dữ liệu của một nghiên cứu về tập thể dục và giấc ngủ được xuất bản trước đây. Với thử nghiệm đó, các nhà khoa học đã tập hợp một nhóm nhỏ phụ nữ được chuẩn đoán là bị chứng mất ngủ, chủ yếu là ở tuổi 60, và tất cả đều ít vận động.
Sau đó, các nhà nghiên cứu phân ngẫu nhiên những người tham gia thử nghiệm thành hai nhóm. Một nhóm vẫn duy trì hoạt động thường ngày của họ. Còn nhóm kia bắt đầu một chương trình tập luyện sức chịu đựng vừa phải với ba hoặc bốn buổi tập mỗi tuần, mỗi buổi 30 phút, trên một chiếc xe đạp cố định hoặc máy chạy bộ. Chương trình này được duy trì trong 16 tuần.
Kết thúc thử nghiệm, những người trong nhóm tập thể dục đã ngủ ngon hơn nhiều so với lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm. Họ đã có thể ngủ dài hơn trung trình 45 phút đến một tiếng mỗi đêm, giấc ngủ sâu hơn và khỏe khoắn hơn khi thức dậy.
Tuy nhiên, tiến sĩ Baron băn khoăn rằng liệu giấc ngủ của những người mới tập thể dục có được cải thiện ngay khi bắt đầu tập thể dục?
Lật lại nhật ký giấc ngủ của nhóm tập thể dục và các thông tin khác của một nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Baron bất ngờ khi phát hiện ra rằng sau 2 tháng đầu của chương trình tập luyện, hầu như không ai có giấc ngủ tốt hơn lúc bắt đầu nghiên cứu. Chỉ sau 4 tháng của chương trình, giấc ngủ của họ mới được cải thiện. Và giấc ngủ xấu có xu hướng giảm dần sau mỗi buổi.
Theo bà Baron, việc tập luyện dường như làm giảm những phản ứng căng thẳng của một người. Những kích thích sinh lý của người tập giảm dần đến khi đủ để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
Theo Alobacsi
Trung Quốc thúc đẩy chiến tranh tâm lý trên Biển Đông Nguy cơ của một cuộc xung đột thực sự trên Biển Đông vẫn đang bập bùng cháy, nhưng một cuộc chiến tâm lý cao độ đã và đang diễn ra trên tuyến đường thương mại quan trọng và đang bị "giằng xé" này. Trên Diplomat, nhà nghiên cứu Aaron Jensen - người từng phục vụ 7 năm trong Không quân Mỹ và đang...