Lý do bạn phải đeo khẩu trang sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Vắc xin không giúp bạn miễn dịch với virus nCoV ngay lập tức và chưa rõ có tác dụng trong thời gian bao lâu.
Việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus nCoV. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi tiêm, bạn vẫn cần đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp khác như rửa tay, giãn cách xã hội. Dưới đây là các lý do:
Vắc xin không mang lại khả năng miễn dịch ngay lập tức
Vắc xin Pfizer – BioNTech và Moderna yêu cầu tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Tùy thuộc vào loại vắc xin, có thể mất 4-6 tuần kể từ khi dùng liều ban đầu để đạt được mức độ miễn dịch tương đương với các thử nghiệm lâm sàng. Trong thời gian này, người tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm virus nCoV.
Ảnh minh họa: EPA
Thế giới thực không giống thử nghiệm lâm sàng
Các yếu tố như cách bảo quản, vận chuyển, sử dụng vắc xin và sức khỏe của mỗi cá nhân có thể quyết định hiệu quả thực tế của vắc xin. Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá các cá nhân với bệnh nền ổn định.
Khi chiến dịch tiêm chủng hàng loạt diễn ra, công tác hậu cần cùng với điều kiện sức khỏe của mỗi người có thể ảnh hưởng đến mức độ miễn dịch cộng đồng.
Ngưỡng miễn dịch cộng đồng vẫn còn bí ẩn
Video đang HOT
Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có đủ số lượng người tiếp xúc với virus, thường thông qua tiêm chủng và hạn chế khả năng lây lan của virus. Tỷ lệ dân số cần chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng thay đổi tùy theo bệnh.
Ví dụ, với bệnh sởi, 95% dân số cần được tiêm vắc xin để hạn chế lây lan. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ngưỡng miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 vẫn chưa được xác định.
Chưa xác định được thời gian miễn dịch của vắc xin
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ yêu cầu dữ liệu an toàn và hiệu quả trung bình 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng để được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Thời gian vắc xin có tác dụng vẫn chưa được xác định và sẽ được theo dõi khi triển khai các chiến dịch tiêm chủng.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, với hơn 1,5 triệu người tử vong, giới khoa học đã đạt được thành tựu ấn tượng.
Trong 10 tháng, vắc xin đã được tạo ra, thử nghiệm và triển khai với hiệu quả trên 90% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điều bắt buộc là mọi cá nhân đủ điều kiện phải được chủng ngừa. Tiêm phòng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, nhưng chưa thể kết thúc các biện pháp y tế công cộng.
Khi hiểu rõ hơn về Covid-19 và hiệu quả của vắc xin, chúng ta phải tiếp tục tuân thủ các giải pháp nhằm giảm phơi nhiễm với virus nCoV như đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.
5 bài học lớn từ các đại dịch trong lịch sử
Những biện pháp hiện nay được các nước áp dụng để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 đã từng được người xưa dùng để sống chung với đại dịch, theo history.com.
Năm 1932, nhiều người Anh đeo loại khẩu trang khác ngày nay để ngừa dịch - HISTORY.COM
1. Cách ly
Điều luật về cách ly xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1377, tại cảng thành phố Ragusa (ngày nay là Dubrovnik, Croatia) trong đại dịch Cái chết Đen đã cướp đi mạng sống của 1/3 dân số châu Âu thời điểm đó.
Sau này việc cách ly trở nên phổ biến rộng rãi tại Mỹ vào thế kỷ 20, trước sự bùng phát của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Tại San Francisco, các con tàu chở binh lính trở về sau Thế chiến thứ nhất đều được cách ly trước khi cập cảng. Thành phố San Francisco và St.Louis cũng cấm việc tụ tập đông người, đóng cửa các rạp hát và trường học.
2. Giãn cách xã hội
Các cửa sổ rượu xuất hiện trở lại khi đại dịch ập đến - CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK POST
Trước dịch Covid-19, nước Ý đã trải qua một đại dịch khác vào thế kỷ 17. Lúc này những người giàu có ở vùng Tuscany (Ý) đã nghĩ ra một cách khôn khéo để bán những thùng rượu của họ mà không cần phải ra đường giữa cơn dịch: các "cửa sổ rượu."
Đây là những ô cửa sổ nhỏ cho phép các chủ rượu bán cho khách hàng, giống như các quầy cocktail mang đi rộ lên tại New York trong đại dịch gần đây. Các nhà buôn rượu thế kỷ 17 cũng đã sử dụng giấm như một loại sát khuẩn khi nhận tiền thanh toán. Có hơn 150 cửa sổ rượu tại thành phố Florence. Và 400 năm sau, đại dịch Covid-19 đã làm cho các nơi này mở cửa trở lại để bán rượu, cà phê và kem.
3. Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là bắt buộc ở một số nơi trong dịch cúm - ALAMY
Trong dịch cúm năm 1918, khẩu trang trở thành phương tiện cần thiết để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Tại San Francisco, việc đeo khẩu trang là bắt buộc và nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, ngồi tù, hay thậm chí tên họ được nêu trên các mặt báo với tên gọi "mask slackers" (tạm dịch: những người lười đeo khẩu trang).
Các tờ báo thời đó cũng hướng dẫn cách làm khẩu trang tại nhà, và người dân thỏa sức sáng tạo với các kiểu dáng khác nhau. Tờ Seattle Daily Times còn xuất bản bài báo với tựa đề "Mặt nạ phòng dịch đã định hình xu hướng thời trang mới," tháng 10 năm 1918.
4. Rửa tay
Việc rửa tay thường xuyên là điều nên làm hiện nay , nhưng lại khá mới lạ vào đầu thế kỷ 20. Để thúc đẩy việc rửa tay, người ta xây các nhà tắm ngay dưới tầng trệt để có thể dễ dàng vệ sinh cho gia đình, các người khách, hoặc nhân viên đến giao hàng.
5. "Trường học mở"
Một mô hình "trường học mở" đầu thế kỷ 20 - THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ
Hiện giờ nhiều nước đang đau đầu về việc có nên mở cửa lại trường học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, nhưng đây không phải lần đầu con người phải suy nghĩ về việc đó.
Đầu những năm 1900, Nước Đức đã đi tiên phong trong mô hình trường học không gian mở, tiếp cận với không khí trong lành. Mô hình sau đó được nhiều thành phố ở Mỹ áp dụng, góp phần làm giảm sự bùng phát của bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của 450 người Mỹ mỗi ngày, trong số đó có nhiều trẻ em.
Chuyên gia khuyến cáo những lưu ý đặc biệt khi dùng khẩu trang và tấm chắn che mặt phòng COVID- 19 Khẩu trang được khuyên dùng như một hàng rào đơn giản góp phần kiểm soát nguồn lây. Tuy nhiên, có một loại khẩu trang không nên dùng vì không ngăn người đeo lây truyền Covid-19 cho người khác. Và việc dùng tấm chắn che mặt thay thế cho khẩu trang là điều không khuyến nghị. Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch...