Lý do Bắc Phi xích lại gần Nga và Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Bắc Phi đang rời xa phương Tây để hướng tới Nga và Trung Quốc, được coi là những lựa chọn thay thế có lợi.

Lý do dẫn đến những thay đổi địa chính trị này là gì và nó có ý nghĩa như thế nào?

Lý do Bắc Phi xích lại gần Nga và Trung Quốc - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi năm 2023. Ảnh: TASS

Theo đánh giá của chuyên gia Sara Coppolecchia thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI) có trụ sở tại Italy mới đây, trong thời gian qua, các quốc gia Bắc Phi đã thể hiện xu hướng tương tự như một số nước láng giềng Trung Đông, rời xa phương Tây và hướng tới những đối tác quốc tế mới.

Trên hết, sự thay đổi đó là vì với các quốc gia như Pháp, được nhiều nước Bắc Phi coi là cường quốc thực dân trước đây và do đó gây tranh cãi, và với các quốc gia châu Âu khác, thường tập trung vào việc quản lý dòng người di cư hơn là đưa ra các thỏa thuận hợp tác kinh tế và chính trị nhằm thúc đẩy sự phát triển.

Những yếu tố này đã khiến các quốc gia Bắc Phi xích lại gần hơn bao giờ hết với Nga và Trung Quốc, theo xu hướng cùng với một số nước ở Trung Đông.

Nga và Trung Quốc được cho là mang lại nhiều lợi ích khác nhau, từ hợp tác kinh tế đến chính trị và quân sự, mang lại sự đảm bảo lớn hơn cho tăng trưởng và phát triển, đồng thời mang lại cho các nước quyền tự chủ lớn hơn trong việc ra quyết định so với trước đây.

Mặt khác, đối với Nga và Trung Quốc, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên (như khí đốt và dầu mỏ, đặc biệt là ở Libya và Algeria) khiến khu vực này trở nên hấp dẫn với khả năng đạt được các thỏa thuận năng lượng lớn. Hơn nữa, vị trí chiến lược của khu vực rất quan trọng: Bắc Phi đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Đông và Địa Trung Hải, cho phép Nga và Trung Quốc củng cố sự hiện diện và ảnh hưởng của họ trong một khu vực quan trọng về mặt địa chính trị.

Xét về từng quốc gia riêng lẻ ở Bắc Phi, họ cũng có những lợi ích riêng khi hợp tác với Nga và Trung Quốc:

Với Maroc, nước này gần đây đã bắt tay vào quá trình tách mình khỏi Pháp, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết là vấn đề về hai nghị quyết của EU với những người ủng hộ chính như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Stéphane Séjourné. Nghị quyết đầu tiên là cáo buộc Maroc vi phạm quyền tự do ngôn luận liên quan đến vụ bắt giữ nhà báo Omar Radi.

Nghị quyết thứ hai đề xuất “đối xử với Maroc trên cơ sở giống như Qatar”, đề cập đến cáo buộc rằng Doha đã hối lộ nghị sĩ Nghị viện châu Âu (MEP) và gây ảnh hưởng đến Nghị viện châu Âu thông qua mạng lưới vận động hành lang. Chính phủ Maroc cũng bị cáo buộc đưa hối lộ cho MEP của Italy Pier Antonio Panzeri trước đây để đổi lấy sự ủng hộ của ông.

Video đang HOT

Liên quan đến vấn đề về Tây Sahara, Maroc tuyên bố chủ quyền hoàn toàn đối với khu vực này, nhưng bị các nhà hoạt động độc lập của Mặt trận Polisario do Algeria ủng hộ phản đối. Lập trường trung lập của Pháp liên quan đến Tây Sahara không được Maroc đánh giá cao, nước muốn có cách tiếp cận quyết đoán hơn như Tây Ban Nha.

Những vấn đề này đã khiến mối quan hệ song phương giữa Maroc và Pháp trở nên xấu đi và buộc Rabat phải tìm kiếm đối tác mới. Ở cấp độ châu Âu, Maroc đã xích lại gần hơn đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trên bình diện quốc tế, nước này coi Nga và Trung Quốc như những đồng minh mới, ký một bản ghi nhớ với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga và tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Với Algeria, mối quan hệ giữa nước này và Pháp có lịch sử phức tạp và có nhiều thăng trầm. Mặc dù Algeria vẫn duy trì mối quan hệ văn hóa và một số lĩnh vực song phương quan trọng với Pháp, nhưng vẫn thường xuyên xảy ra xích mích giữa hai quốc gia, đặc biệt là về điều kiện của người nhập cư Algeria ở Pháp.

Trong những năm gần đây, Algeria ngày càng thể hiện sự quan tâm đến việc tách mình ra khỏi cường quốc thuộc địa cũ và giảm bớt ảnh hưởng của Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như trong hệ thống giáo dục.

Đồng thời, nước này đã tăng cường quan hệ với Nga, quốc gia cũng có mối quan hệ lịch sử từ việc hỗ trợ từ Liên Xô trong chiến tranh giành độc lập của Algeria. Những mối quan hệ này đã được củng cố hơn nữa trong những năm gần đây, đỉnh điểm là việc ký kết hiệp ước đối tác chiến lược giữa Algeria và Nga vào tháng 6 năm ngoái và tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Tây Địa Trung Hải vào tháng 12 cùng năm.

Đồng thời, Algeria cũng chuyển sang Trung Quốc, quốc gia đầu tư vào cảng El Hamdania và lĩnh vực năng lượng của nước này.

Lý do Bắc Phi xích lại gần Nga và Trung Quốc - Hình 2
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với những người tham dự Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc – châu Phi ngày 24/8/2023. Ảnh: THX

Với Tunisia, nước này có mối quan hệ chặt chẽ với EU, mối quan hệ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay thông qua việc ký Bản ghi nhớ giữa EU và Tunisia (MoU) vào tháng 7 năm ngoái với 5 lĩnh vực hợp tác: ổn định kinh tế vĩ mô, hợp tác thương mại, chuyển đổi năng lượng, giao lưu nhân dân và quản lý di cư.

Bản ghi nhớ sẽ nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược và xuyên suốt giữa hai bên. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các khoản đầu tư trong thỏa thuận sẽ được phân bổ chủ yếu cho vấn đề quản lý di cư, vì đây là vấn đề then chốt của EU.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga mang đến những cơ hội khác, cụ thể hơn: Ví dụ, Bắc Kinh đang thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến BRI, trong khi Moskva đang tăng cường hỗ trợ ngũ cốc để giảm bớt khủng hoảng lương thực của Tunisia.

Với Lybia, nước này đang có tình hình chính trị cực kỳ phức tạp, đã rơi vào cuộc nội chiến hơn mười năm và bị chia rẽ với hai chính phủ đối địch tồn tại song song: Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNU) được quốc tế công nhận ở thủ đô Tripoli và Chính phủ ổn định quốc gia (GNS) ở miền đông nước này.

Nga quyết định can thiệp vào cuộc xung đột ở Libya năm 2019, theo đuổi hàng loạt mục tiêu cả chính trị và kinh tế. Lợi ích kinh tế chủ yếu liên quan đến việc bán vũ khí và các thỏa thuận khai thác dầu khí; những vấn đề địa chính trị gắn liền với vị trí chiến lược của Libya ở khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông – Bắc Phi (MENA) cũng như trên lục địa châu Phi nói chung.

Mặt khác, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với GNU khi đã ký một biên bản ghi nhớ, cam kết hợp tác để đưa BRI đến Libya.

Tóm lại, sự thay đổi trong định hướng của các quốc gia này với trục Nga – Trung chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn giải phóng mình khỏi các cường quốc thuộc địa cũ hoặc các nước châu Âu khác, những quốc gia vẫn bị coi là can thiệp quá sâu vào lĩnh vực chính trị hoặc chỉ quan tâm đến quản lý các dòng di cư.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc mang đến cho các nước Bắc Phi một giải pháp thay thế thuận lợi hơn, mang lại cơ hội hợp tác và phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng đến năng lượng, từ kinh tế đến chính trị và thậm chí cả lĩnh vực quân sự.

Đồng thời, đối với hai cường quốc thế giới, Bắc Phi quan trọng cả về nguồn lực lẫn vị trí chiến lược. Với sự hiện diện ngày càng tăng của Moskva và Bắc Kinh ở Trung Đông, các quốc gia Bắc Phi đóng vai trò là cầu nối tự nhiên đến Địa Trung Hải, từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị và kinh tế của họ.

EU thúc đẩy chiến lược mới ở Trung Á

EU đang thúc đẩy một chiến lược mới để gia tăng tầm ảnh hưởng ở Trung Á.

EU thúc đẩy chiến lược mới ở Trung Á - Hình 1
Ảnh minh họa: Asiaplustj

Theo Tiến sĩ Mehmet Fatih Oztarsu, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu EU tại Đại học Hankuk, Trung Á đang trở thành "nam châm" thu hút các cường quốc toàn cầu. Với lợi thế về vị trí địa lý gần và quy mô lớn về diện tích, dân số và tiềm lực kinh tế, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực với những cam kết về các siêu dự án. Để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này, EU đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện bằng một chiến lược mới.

Bình luận trên trang web của Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA) mới đây, Tiến sĩ Oztarsu cho rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Á xoay quanh các khoản đầu tư lớn dài hạn.

Trong khi đó, EU đã cam kết cung cấp các khoản vay nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường tự do và thúc đẩy nhân quyền. Chương trình nghị sự "phương Tây" này cũng nhận một số chỉ trích trong khu vực.

Năm 2007, EU chính thức hóa cách tiếp cận của mình bằng Chiến lược Trung Á đầu tiên. Bất chấp kế hoạch ​​này, việc Mỹ ưu tiên Afghanistan trong các chính sách khu vực của mình đã khiến EU chủ yếu coi khu vực này trong bối cảnh an ninh và tập trung vào sự phát triển ở quốc gia đó.

Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng. Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) vào năm 2013, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào các nước Trung Á, củng cố vị thế là một cường quốc kinh tế lớn trong khu vực. Trên toàn thế giới, các dự án BRI có tổng giá trị 1.000 tỷ USD.

Trong khi BRI gặp phải vấn đề đặc biệt là ở châu Âu, Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy ở các khu vực khác. Năm ngoái, họ đã công bố các dự án dài hạn ở Trung Á với Tuyên bố Tây An được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á và ký các thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD. Trung Quốc đã tăng khối lượng thương mại với các nước trong khu vực từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 70 tỷ USD vào năm 2022.

EU đã phản ứng: Cả Chiến lược Trung Á của EU được cập nhật vào năm 2019 và Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway) đều thảo luận về tác động ngày càng tăng của BRI đối với khu vực.

EU cho biết chiến lược Global Gateway đưa ra một cách tiếp cận khác để phát triển "trên cơ sở bình đẳng". Sáng kiến ​​trị giá 300 tỷ euro này nhắm tới các dự án cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và khí hậu toàn cầu vào năm 2027, khiến Trung Á trở thành một ưu tiên. Dự án nhằm hỗ trợ khu vực, tăng cường sự tham gia của châu Âu.

Một giai đoạn quan trọng của sáng kiến ​​này đã được đưa ra tại Diễn đàn Cửa ngõ Toàn cầu vào tháng 10 năm ngoái. Các dự án khu vực đã được trình bày và các thỏa thuận song phương đã đạt được - ví dụ, chuyển đổi kỹ thuật số ở Kyrgyzstan và thành lập một nhóm đặc biệt cho mục đích này, chuyển đổi kinh tế ở Turkmenistan và giúp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) và cải cách giáo dục toàn diện ở Tajikistan.

Liên minh châu Âu cũng đã tổ chức Diễn đàn Nhà đầu tư về Kết nối Giao thông EU - Trung Á, quy tụ đại diện từ cả 5 nước cộng hòa Trung Á cùng với các quan chức EU vào cuối tháng 1 vừa qua. Hội nghị thảo luận về các cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối.

Vấn đề kết nối chiếm vị trí trung tâm. Những người tham gia diễn đàn đã thảo luận về tiềm năng của hành lang kết nối Trung Á và châu Âu trong vòng 15 ngày, thúc đẩy đáng kể hợp tác kinh tế và thương mại. Ngoài ra, dự án còn có cam kết hỗ trợ tài chính trị giá 10 tỷ euro.

Một biên bản ghi nhớ trị giá 1,5 tỷ euro cũng đã được ký kết giữa Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) với Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ngoài ra, Kazakhstan còn đề xuất giao quyền quản lý 22 sân bay và 2 cảng biển Caspia cho các nhà đầu tư châu Âu.

Trong khi EU bày tỏ sự tin tưởng vào chiến lược Trung Á của mình thì những rào cản đáng kể vẫn còn ở phía trước.

Sức mạnh kinh tế vượt trội và sự gần gũi về mặt địa lý của Trung Quốc mang lại cho nước này đòn bẩy không thể phủ nhận. Ngay cả khi các dự án đã hứa được thực hiện thì cũng sẽ khó có thể cạnh tranh được với chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, dù chiến lược mới cần thời gian để phát triển, nó hứa hẹn mang lại những kết quả đôi bên cùng có lợi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đằng sau việc hàng loạt sinh viên du học tại Mỹ bị thu hồi visa không lý doĐằng sau việc hàng loạt sinh viên du học tại Mỹ bị thu hồi visa không lý do
19:54:46 13/04/2025
Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống TrumpGiáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump
16:23:47 13/04/2025
'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi
15:05:02 14/04/2025
Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống TrumpChảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump
05:52:58 14/04/2025
Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại họcLo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học
09:15:01 13/04/2025
Thủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EUThủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EU
21:05:20 13/04/2025
Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung QuốcTuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc
07:41:58 13/04/2025
Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình DươngNhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương
20:18:26 13/04/2025

Tin đang nóng

Ban tổ chức 'Mái ấm gia đình Việt': Quyền Linh đã bội tín với chúng tôiBan tổ chức 'Mái ấm gia đình Việt': Quyền Linh đã bội tín với chúng tôi
23:07:18 14/04/2025
Nam ca sĩ từng bị Hoài Linh cấm hát 1 năm, giờ sở hữu dinh thự nghìn tỷ TP.HCMNam ca sĩ từng bị Hoài Linh cấm hát 1 năm, giờ sở hữu dinh thự nghìn tỷ TP.HCM
20:47:56 14/04/2025
Con trai út nhà Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn cực lém lỉnh, sợ làm ba tổn thương nên "rào trước" bằng câu nói nàyCon trai út nhà Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn cực lém lỉnh, sợ làm ba tổn thương nên "rào trước" bằng câu nói này
19:25:42 14/04/2025
Đôi bạn Hoa hậu - diễn viên "cạch mặt" vì scandal, cắt đứt mối quan hệ chỉ bằng cuộc gọi lúc nửa đêmĐôi bạn Hoa hậu - diễn viên "cạch mặt" vì scandal, cắt đứt mối quan hệ chỉ bằng cuộc gọi lúc nửa đêm
20:35:11 14/04/2025
Sốc: Một sao nam bị đồng nghiệp tiết lộ có hành vi biến tháiSốc: Một sao nam bị đồng nghiệp tiết lộ có hành vi biến thái
20:20:21 14/04/2025
Được yêu cầu so sánh Trấn Thành và Victor Vũ, bà xã Anh Đức trả lời cực khéo mát lòng cả đôi bênĐược yêu cầu so sánh Trấn Thành và Victor Vũ, bà xã Anh Đức trả lời cực khéo mát lòng cả đôi bên
23:00:55 14/04/2025
Nữ nghệ sĩ sở hữu nhà 6 tầng ở trung tâm TP.HCM, vừa ở, vừa làm khách sạn, 3 đời chồng, U80 đẹp như 50Nữ nghệ sĩ sở hữu nhà 6 tầng ở trung tâm TP.HCM, vừa ở, vừa làm khách sạn, 3 đời chồng, U80 đẹp như 50
22:03:43 14/04/2025
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lộ mặt mộc thiếu son phấn, visual không chỉnh sửa khác lạ ra sao?Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lộ mặt mộc thiếu son phấn, visual không chỉnh sửa khác lạ ra sao?
22:14:26 14/04/2025

Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

21:27:39 14/04/2025
Có lẽ quyết định của ông Trump là do người Mỹ muốn bảo vệ những người sản xuất bông của họ. Đó là lý do hợp lý duy nhất mà người ta có thể tìm thấy , Giáo sư Ossadzifo Wonyra nói.
Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

21:18:21 14/04/2025
Những phát biểu tích cực của ông Araqchi về bầu không khí tại Muscat cho thấy, bất chấp sự ngờ vực sâu sắc, cả hai bên đều nhận thức được sự cần thiết của việc tiếp tục thảo luận và quyết tâm tránh bế tắc, khám phá những cơ hội mới.
Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

21:15:33 14/04/2025
Hạn chót này mở ra cuộc đàm phán cấp tốc trong những tuần tới, do nhóm đàm phán mà Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và ông Lutnick dẫn đầu để cố gắng ký kết hàng chục thỏa thuận.
Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

21:14:14 14/04/2025
Người đứng đầu lực lượng chống khủng bố Anh nhấn mạnh các cơ quan chức năng sẽ có hành động cứng rắn đối với bất kỳ cá nhân nào bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động khủng bố, dù hoạt động đó diễn ra trong nước hay ở nước ngoài.
Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

21:13:06 14/04/2025
Trong khi đó, nhiều tổ chức NGO hoạt động trong lĩnh vực môi trường - vốn phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ Quỹ LIFE của EU - đã phải thu hẹp hoặc tạm dừng các hoạt động vận động để đảm bảo tuân thủ điều kiện nhận tài trợ.
Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

20:53:22 14/04/2025
Ông Lombard nhấn mạnh đây chỉ là một loại thuế đánh vào thu nhập, đồng thời cho biết thêm rằng mục tiêu của chính sách mới này là tối ưu hóa thuế, tức là giúp các cá nhân giảm thiểu nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp.
Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

20:47:25 14/04/2025
Cuộc chiến khốc liệt ở Ukraine không chỉ là phép thử cho ý chí chiến đấu mà còn là môi trường huấn luyện khắc nghiệt để đánh giá hiệu suất thực tế của các hệ thống vũ khí hiện đại.
Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

20:39:54 14/04/2025
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tổng dân số nước này, bao gồm cả cư dân nước ngoài, cũng giảm 550.000 người xuống còn 123,8 triệu người tính đến ngày 1/10/2024, đánh dấu năm thứ 14 liên tiếp giảm.
Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

20:34:23 14/04/2025
Đáng chú ý, các hạn chế do Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) áp đặt đối với các quốc gia được chỉ định có thể sẽ được điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các hệ thống vũ khí tầm xa.
Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

20:33:09 14/04/2025
Đối với "vàng đen", Goldman Sachs dự kiến giá dầu sẽ giảm vào cuối năm nay và năm sau do nguy cơ suy thoái gia tăng và nguồn cung cao hơn từ nhóm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là nhóm OPEC+.
EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

20:28:09 14/04/2025
Quân đội Israel cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào "một trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hamas" nằm trong khuôn viên bệnh viện. Một nhân viên y tế giấu tên cho biết quân đội Israel đã phát cảnh báo sơ tán ngay trước cuộc tấn công.
Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025

19:49:44 14/04/2025
Tiếng trống lễ vang lên, cùng vũ điệu dâng lễ và cầu nguyện độc đáo do các nghệ sĩ múa cung đình biểu diễn, hòa nhịp trong không gian ngôi đền cổ Angkor Wat nổi tiếng ở Tây Bắc Campuchia.

Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng

Sao việt

23:34:18 14/04/2025
Tối 14/4, MC Quyền Linh có thông báo chính thức trên trang cá nhân về những vấn đề liên quan đến việc tham gia các chương trình truyền hình gần đây.
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'

Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'

Tv show

23:23:39 14/04/2025
NSND Thu Huyền khi đồng ý yêu NSND Tấn Minh, đi tới đâu cũng gặp phải những lời bàn tán, chỉ trỏ, có khi cười và hoài nghi vì người âm lịch lại sánh đôi với chàng trai nhạc trẻ.
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm

Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm

Sao châu á

23:12:05 14/04/2025
Sau thời gian dài giữ im lặng vì những tranh cãi tình cảm liên quan đến nam diễn viên Ryu Jun Yeol, vừa qua Han So Hee đã chia sẻ tâm tư trên blog cá nhân.
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải

TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải

Hậu trường phim

23:04:23 14/04/2025
Lê Tuấn Khang thu hút sự quan tâm từ truyền thông và khán giả khi xuất hiện tại buổi giới thiệu phim Lật mặt 8 của Lý Hải tại TP.HCM.
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại

Phim châu á

22:49:23 14/04/2025
Bộ phim là hắc mã gây chấn động năm 2025. Tác phẩm vốn bị đóng băng 3 năm nhưng khi công chiếu đã ngay lập tức đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng.
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Tin nổi bật

22:02:43 14/04/2025
Để ứng phó và khắc phục hậu quả, Ủy ban Nhân dân quận Long Biên sẽ chủ trì phối hợp với Chi cục Thủy lợi và Phòng, việc cảnh báo và hạn chế người dân qua lại tại khu vực sạt lở.
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"

Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"

Nhạc việt

21:57:49 14/04/2025
Ca nương Kiều Anh xuất hiện tráng lệ, mang cảnh núi non hùng vĩ vào concert. Màn chạy nốt, luyến giọng theo đúng kiểu hát chầu văn của Kiều Anh khiến người nghe nổi da gà khi xem trực tiếp.
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!

Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!

Nhạc quốc tế

21:36:35 14/04/2025
Jennie đã có 1 sân khấu solo tại Coachella nhận được rất nhiều sự chú ý nhưng phản ứng về màn trình diễn không được như mong đợi.
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ

Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ

Sao thể thao

21:02:01 14/04/2025
Cựu sao Arsenal Cesc Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ của ông, đây là ngôi sao được định giá 40 triệu euro của Como.
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn

Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn

Pháp luật

19:25:51 14/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra đối tượng Minh và Tuân không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đối tượng Tuân khai nhận toàn bộ số bình khí cười trên là của Tuân và đang trên đường vận chuyển đi bán để kiếm lời.
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận

Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận

Sức khỏe

19:21:26 14/04/2025
Sau khi bị cắn, bệnh nhân chỉ rửa vết thương bằng nước lạnh tại nhà, không thực hiện các bước xử trí y tế cần thiết và không tiêm vắc xin phòng dại hay huyết thanh kháng dại.