Lý do bà bầu nên tập thể dục
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục trong quá trình mang thai mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Hầu hết mọi người đều biết việc thể dục khoảng 30 phút hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện rằng phụ nữ có thai tập thể dục cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai nhi.
“Tôi cho rằng, bất kỳ điều gì các bà mẹ làm cho mình là đang làm cho chính đứa trẻ trong bụng. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục trong quá trình mang thai có lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi”, Rebecca Scritchfield, chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia thể dục ở Washington (Mỹ) nói.
Tăng cường não bộ
Một nghiên cứu năm 2013 tiến hành bởi nhóm nghiên cứu ở ĐH Montreal đã so sánh sự nhận thức của 2 nhóm trẻ. Một nhóm được sinh ra từ những người mẹ đã tập thể dục ít nhất 20 phút (đi bộ hoặc chạy bộ) 3 ngày trong một tuần, và một nhóm bà mẹ ít vận động.
Các nhà nghiên cứu so sánh bộ não của 2 nhóm trẻ ở giai đoạn một tháng tuổi phản ứng như thế nào với các loại âm thanh (đây là một thang đo về sự phát triển nhận thức). Họ nhận thấy rằng những đứa bé sinh ra ở nhóm bà mẹ tập thể dục thường xuyên có chức năng não trưởng thành hơn và tiến bộ hơn so với nhóm trẻ còn lại, nhờ đó chúng có phản xạ với âm thanh tốt hơn.
Video đang HOT
Ảnh: Parents.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Một cuộc nghiên cứu năm 2011 của ĐH Y, khoa Sinh học tại Missouri, các nhà khoa học đã tập trung tìm hiểu về hoạt động liên quan đến tim mạch của thai phụ và thai nhi. Họ phát hiện ra rằng thể dục nhịp điệu tốt cho tim mạch của bà mẹ cũng như cho đứa con trong bụng họ.
Nhóm thai phụ tham gia nghiên cứu này có thói quen hoạt động thể chất ở mức độ khác nhau. Các nhà khoa học nhận thấy thai nhi của những bà mẹ tập thể dục ít nhất 30 phút trong ngày, 3 ngày trong tuần, có nhịp tim chậm (một dấu hiệu của sức khỏe tim mạch). Khi kiểm tra thai nhi được một tháng tuổi, chúng cũng có nhịp tim chậm hơn, cũng như biến thiên nhịp tim tốt hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy hệ thống thần kinh của những thai nhi này đang kiểm soát tim của chúng tốt hơn.
“Kết quả nghiên cứu về việc luyện tập thể dục giúp bảo vệ tim mạch cần được hỗ trợ bởi những nghiên cứu sâu hơn. Kết quả lần này củng cố quan điểm cho rằng hoạt động của tim mạch trong quá trình mang thai có thể là một sự khởi đầu tốt cho sức khỏe của em bé trong tương lai”, nhà nghiên cứu Ross cho biết.
Duy trì trọng lượng cơ thể trẻ ở mức ổn định
Một nghiên cứu được thực hiện ở New Zealand năm 2010 cho thấy, các bà mẹ tập thể dục khi mang thai có xu hướng sinh con có trọng lượng phù hợp và khỏe mạnh. Tất cả trẻ sơ sinh trong nghiên cứu sinh ra trong tình trạng khỏe mạnh, song những em bé sinh ra từ những bà mẹ tập thể dục thường xuyên có trọng lượng cơ thể gần với mức trung bình hơn và không có nguy cơ béo phì.
“Điều đó giúp cho việc phục hồi sau sinh tốt hơn, hạn chế sự thay đổi đường nên những đứa trẻ này ít có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Nhiều chuyên gia cũng tin rằng những em bé được sinh ra với cân nặng khỏe mạnh cũng có ít khả năng béo phì sau này”, Ross cho biết thêm.
Thi Trân (Theo Parents)
Các loại cá nên và không nên dùng đối với bà bầu, trẻ nhỏ
Đây là lời khuyên được Cơ quan kiểm soát dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đưa ra ngày 10/6 trong bản dự thảo cập nhật liên quan đến hàm lượng thủy ngân trong cá biển.
Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc đang có kế hoạch mang thai cũng như trẻ nhỏ nên tăng lượng cá có hàm lượng thủy ngân thấp trong khẩu phần ăn để tăng cường sức khỏe và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Theo dự thảo của FDA, những đối tượng trên nên tiêu thụ khẩu phần cá tối thiểu là 227 gram và tối đa là 340 gram, tương đương với hai đến ba bữa ăn mỗi tuần, tăng gấp bốn lần so với lượng tiêu thụ hiện tại.
Cá hồi nằm trong số những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp được khuyên dùng.
Những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp được khuyên dùng bao gồm cá hồi, tôm, cá tuyết Bắc Đại Tây Dương, cá ngừ thịt sáng đóng hộp, cá rô phi và cá thu.
Trong khi đó, cá kiếm, cá mập, cá thu hoàng đế và loài cá tilefish đánh bắt từ Vịnh Mexico đứng đầu danh sách những thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, được khuyến cáo không sử dụng.
FDA cũng cho rằng lượng cá ngừ trắng tiêu thụ tối đa mỗi tuần chỉ nên ở mức 170 gram.
Ngoài ra, cá sống là món ăn cần tránh đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu.
Đối với các loại thủy sản sông, suối, hồ, FDA đưa ra lượng tiêu thụ 170 gram một tuần đối với người lớn và 28-85 gram cho trẻ nhỏ.
Nhà khoa học hàng đầu của FDA Stephen Ostroff cho biết việc hầu hết các phụ nữ hạn chế hoặc ngừng ăn cá trong thời gian mang thai cũng như không cho con nhỏ ăn cá trong giai đoạn đầu có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu những dưỡng chất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của cơ thể và sức khỏe.
FDA cho biết họ sẽ nghiên cứu ý kiến phản hồi của công chúng đối với dự thảo nói trên, tham khảo ý kiến tư vấn từ Ủy ban Tư vấn Rủi ro thông tin của FDA, trước khi công bố bản khuyến cáo cuối cùng.
Theo Trí thức trẻ
Tác hại nghiêm trọng từ loại quả đang đồn đoán chữa được ung thư Việc sử dụng trái cây mãng cầu xiêm có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson . Gần đây, trên các trang mạng rộ lên thông tin mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng chữa được bệnh ung thư . Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây...