Lý do Ấn – Trung không đụng độ bằng súng đạn
Lính Ấn Độ và Trung Quốc tấn công nhau ở biên giới bằng gậy, đá thay vì nổ súng do một thỏa thuận song phương năm 1996.
Tối 15/6, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, khiến 20 lính Ấn Độ chết. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong nhưng Bắc Kinh không xác nhận thông tin này.
Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này, trong khi Ấn Độ khẳng định quân đội Trung Quốc đã vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), đóng vai trò như biên giới hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc xác nhận không có nổ súng trong vụ đụng độ, thương vong do binh sĩ hai nước tấn công nhau bằng nắm đấm, gạch đá và gậy sắt.
Binh sĩ Ấn Độ khiêng thi thể đồng nghiệp chết trong cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Leh ngày 17/6. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ hai bên không nổ súng vì thỏa thuận song phương năm 1996 quy định “không bên nào được nổ súng, sử dụng hóa chất nguy hiểm, tiến hành các vụ nổ hoặc săn bắn bằng súng hay chất nổ trong phạm vi hai km từ LAC”. Thỏa thuận nhằm tránh nổ ra xung đột quân sự toàn diện giữa hai nước.
Nhờ quy tắc này, dù Ấn – Trung thường xuyên ẩu đả ở biên giới, không có binh sĩ nào thiệt mạng trong hơn 4 thập kỷ. Sự việc hôm 15/6 là lần đụng độ gây chết người đầu tiên sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.
Video đang HOT
Sau vụ đụng độ, Trung Quốc tuyên bố không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ đụng độ nào ở biên giới với Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Modi nhấn mạnh nước này muốn hòa bình nhưng “sẽ đáp trả nếu bị khiêu khích”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Ấn – Trung hôm nay điện đàm và nhất trí “hạ nhiệt tình hình càng sớm càng tốt”.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Modi: ‘Ấn Độ có thể đáp trả nếu bị khiêu khích’ Lính Trung Quốc diễn tập diệt 1.000 mục tiêu ở Tây Tạng Truyền thông Trung Quốc hạ thấp vụ đụng độ biên giới 20 lính Ấn Độ chết trong vụ ẩu đả với Trung Quốc
Ấn Độ chờ Modi phản ứng sau đụng độ biên giới
Ấn Độ nôn nóng chờ phản ứng của Thủ tướng Modi về cuộc đụng độ biên giới với Trung Quốc, khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong.
Thủ tướng Narendra Modi hôm nay đăng trên Twitter kêu gọi các bên liên quan họp vào ngày 19/6 để thảo luận về tình hình khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không đưa thêm bất cứ bình luận nào khác về cuộc đụng độ của binh lính hai nước ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh đêm 15/6.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết đã có thương vong ở cả hai phía, song Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ con số cụ thể và truyền thông nước này cũng tránh nhắc về cuộc đụng độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ tuyên bố không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ đụng độ nào ở biên giới với Ấn Độ.
Thủ tướng Modi đã gặp các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, cùng các chỉ huy quân sự vào cuối ngày 16/6, song ông vẫn chưa nói công khai về cuộc đụng độ được cho là tồi tệ nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ năm 1967.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Modi được bầu vào nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai hồi tháng 9/2019, sau chiến dịch tập trung vào an ninh quốc gia trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Pakistan ở biên giới phía tây.
"Găng tay nhung đã cất đi sau cuộc đụng độ ở thung lũng Galwan. Trung Quốc đã thúc đẩy quyết liệt. Ấn Độ phải đáp trả lại", Times of India viết trong bài xã luận hôm 16/6.
"Bắc Kinh không thể giết thêm binh sĩ của chúng ta ở biên giới và hy vọng tiếp tục hưởng lợi từ thị trường khổng lồ của chúng ta", tờ báo cho biết thêm, thể hiện quan điểm ủng hộ các lệnh trừng phạt chống lại hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Đối mặt với những thách thức trong chính sách đối ngoại lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, Modi đã kiềm chế bình luận công khai về cuộc đụng độ, khi những lời kêu gọi hành động đáp trả liên tục tăng những ngày qua.
"Tại sao Thủ tướng im lặng, tại sao ông lại trốn tránh", Rahul Gandhi, lãnh đạo đảng đối lập đăng trên Twitter. "Quá đủ rồi. Chúng tôi cần biết điều gì đã xảy ra. Tại sao Trung Quốc dám giết lính của chúng ta, tại sao họ dám chiếm đất của chúng ta".
Đụng độ diễn ra tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Ấn - Trung.
Ấn Độ cáo buộc một lượng đáng kể lính biên phòng Trung Quốc đã vượt qua LAC và xâm nhập khu vực do nước này kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ đã vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này.
Trước đó binh sĩ hai nước từng đối đầu nhau trong nhiều tuần tại hồ Pangong Tso, thung lũng Galwan, làng Demchok và căn cứ Daulat Beg Oldi ở phía đông Ladakh, Ấn Độ. Một vụ ẩu đả xảy ra bên hồ Pangong Tso khiến nhiều người bị thương.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Trung Quốc nói không muốn thêm ẩu đả với Ấn Độ Trung Quốc tuyên bố không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ đụng độ nào ở biên giới với Ấn Độ, sau cuộc ẩu đả khiến nhiều người chết. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/6 ra tuyên bố cáo buộc lực lượng biên phòng Ấn Độ đã "vi phạm nghiêm trọng quy trình liên quan đến...