Lý do Ấn Độ phản đối chiến hạm Mỹ di chuyển qua lãnh hải
New Delhi đã kháng nghị Washington về việc tàu Hải quân Mỹ rẽ sóng qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Ấn Độ khi chưa được sự cho phép.
Chiến hạm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trong cuộc tập trận chung tại biển Bắc Arab năm 2020. Ảnh: AP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra thông báo trên vào ngày 9/4. Đây được coi là động thái hiếm có ở thời điểm Hải quân Ấn Độ và Mỹ đẩy mạnh quan hệ.
Trước đó, ngày 7/4, Hạm đội số 7 Mỹ thông báo tàu USS John Paul Jones đã tuân thủ quyền và tự do hàng hải trong vùng EEZ Ấn Độ dựa trên pháp luật quốc tế. Theo đó, tàu USS John Paul Jones di chuyển ở vị trí cách quần đảo Lakshadweep của Ấn Độ 241 km về phía Tây.
Video đang HOT
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ lại lập luận rằng quy định của Liên hợp quốc lại không có điều khoản như phía Hải quân Mỹ đưa ra.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) không cho phép nước khác diễn tập, tập trận, đặc biệt liên quan tới vũ khí và thiết vị nổ, tại Vùng EEZ khi chưa được sự đồng ý của nước sở tại.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng xác nhận quân đội nước này đã theo sát động thái của USS John Paul Jones khi chiến hạm này di chuyển từ Vịnh Ba Tư đến Eo Malacca.
Bộ Quốc phòng Mỹ trong báo cáo thường niên có đề cập Hải quân nước này từng di chuyển theo tự do hàng hải qua lãnh hải Ấn Độ khi chưa xin phép và lần gần đây nhất là vào năm 2019.
Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn và gần đây còn “kết nạp” thêm Nhật Bản cùng Australia. Bốn quốc gia thuộc “bộ tứ kim cương” (còn gọi là QUAD) này đã hình thành nhóm với chủ trương đối trọng Trung Quốc.
Ấn Độ tái khẳng định quan hệ chiến lược với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi ngày 8/4 khẳng định mối quan hệ giữa New Delhi và Moskva mang tính chiến lược, được kiểm chứng qua thời gian và không bị ảnh hưởng bởi quan hệ với các nước khác.
Ông Bagchi đã đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp báo tuần khi trả lời các câu hỏi về chuyến công du của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Pakistan sau khi thăm Ấn Độ và đề xuất của Moskva cung cấp trang thiết bị quân sự cho Islamabad. Người phát ngôn Bagchi nhấn mạnh chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov tới Ấn Độ đã mang lại cơ hội tốt để đánh giá và làm mới mối quan hệ đối tác đặc biệt và đặc quyền giữa hai nước, trong đó hai bên thảo luận hàng loạt vấn đề.
Mặc dù từ chối bình luận về chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Lavrov, song ông Bagchi nêu rõ: "Mối quan hệ chiến lược, gần gũi và được kiểm chứng qua thời gian giữa Ấn Độ và Nga dựa trên giá trị riêng của hai nước và không bị ảnh hưởng bởi quan hệ với các nước khác. Liên quan đến việc Nga cung cấp thiết bị quốc phòng cho Pakistan, các bạn đều biết về lập trường rõ ràng của Ấn Độ về vấn đề này và tôi không cần phải nhắc lại".
Trước đó, nhật báo Hindustan Times đưa tin trong cuộc họp báo cùng ngày với người đồng cấp Pakistan Shah Mahmood Qureshi, Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva sẵn sàng cung cấp thiết bị quân sự đặc biệt cho Islamabad để tăng cường khả năng chống khủng bố.
Là Ngoại trưởng Nga đầu tiên tới Islamabad trong gần một thập kỷ qua, ông Lavrov cũng đã gặp Đại tướng Qamar Bajwa - Tư lệnh Lục quân Pakistan và Thủ tướng Imran Khan - người đã nêu lên vấn đề Kashmir trong cuộc gặp. Tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Lavrov đã không hội kiến Thủ tướng Narendra Modi.
Nhóm Bộ Tứ cam kết thúc đẩy trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ Ngày 12/3, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhóm Bộ Tứ giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã ra tuyên bố chung "Tinh thần Bộ Tứ", trong đó nhấn mạnh đến cam kết của nhóm này trong việc thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ. Theo tuyên bố chung...