Lý do Ấn Độ mua S-400 của Nga bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ
Trước lời đe dọa của Bộ ngoại giao Mỹ rằng nếu Ấn Độ không từ bỏ hợp đồng mua S-400, Nhà Trắng có thể sẽ áp dụng “Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ bằng biện pháp trừng phạt” (CAATSA).
Ngày 8/10 Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, tướng Bipin Rawat tuyên bố Ấn Độ sẽ thực hiện “chính sách độc lập”.
Theo đạo luật CAATSA, bất kỳ quốc gia nào có quan hệ giao dịch quan trọng với Nga, Iran, Triều Tiên đều sẽ phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, tuy nhiên tổng thống Mỹ có quyền miễn trừ đối với quốc gia hoặc giao dịch cụ thể.
Ấn Độ thực hiện chính sách độc lập, do đó Mỹ có áp dụng lệnh trừng phạt cũng không ảnh hưởng đến quyết định của Ấn Độ, tướng Rawat nhấn mạnh, sẽ tiếp tục hợp tác với Nga trên lĩnh vực quân sự.
Theo Sputnik, Ấn Độ hiện đang thuyết phục Washington rằng nước này có lý do để miễn trừ lệnh trừng phạt bởi lịch sử hợp tác lâu dài về quốc phòng với Nga. Nhưng các chuyên gia Mỹ cho rằng Nhà Trắng đang có những thay đổi về chính trị nội bộ và tổng thống Donald Trump chỉ trích gay gắt về thương mại và thuế quan của Ấn Độ, do vậy nước này khó có thể tránh khỏi lệnh trừng phạt. Cơ hội của Ấn Độ là việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis ủng hộ không trừng phạt Ấn Độ và ông Trump có thể sẽ lấy thuế quan làm điều kiện trao đổi lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Tờ PTI của Ấn Độ dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết, đạo luật CAATSA quy định 3 trường hợp miễn trừ lệnh trừng phạt. Một là, việc miễn trừ có liên quan tới lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ hay không. Hai là, nước mua có đang hay sẽ thực hiện các biện pháp giảm nhập khẩu trang bị quốc phòng chủ yếu và vũ khí tiên tiến từ Nga. Ba là, trong những trường hợp nhất định nước mua có hợp tác với Nhà Trắng để giải quyết những vấn đề an ninh trọng yếu đối với lợi ích chiến lược của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, trong 10 năm qua Ấn Độ đang từng bước giảm nhập khẩu vũ khí từ Nga và mở rộng quy mô mua vũ khí của Mỹ. Ấn Độ còn là đối tác an ninh quan trọng của Mỹ, trong tương lai sẽ mua hàng tỷ USD trang bị vũ khí của Mỹ.
Schwartz, nguyên giám đốc Trung tâm Ấn Độ của Lầu Năm Góc, hiện đang làm việc cho Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ-Ấn Độ nói với PTI: “Tôi không thích dự đoán, nhưng trừng phạt Ấn Độ sẽ đẩy thị trường quốc phòng Ấn Độ sang phía Nga. Điều này đi ngược với mục tiêu của CAATSA, Mỹ sẽ không được lợi gì trong những lệnh trừng phạt như vậy”.
ĐỖ TRỌNG PHƯƠNG
Theo TPO
Mỹ cảnh báo Ấn Độ mua S-400 của Nga
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cảnh báo Ấn Độ rằng không có gì đảm bảo để New Delhi sẽ được hưởng quyền miễn trừ đặc biệt trước các lệnh trừng phạt của Mỹ nếu quyết định mua vũ khí Nga, AFP cho biết.
Hệ thống S-400 của Nga (Ảnh: Reuters)
Washington đang tỏ ra khá lo ngại về việc Ấn Độ, một đồng minh ngày càng quan trọng với Mỹ và cũng là nước nhập khẩu quốc phòng lớn nhất thế giới, bằng mọi giá sẽ mua các hệ thống vũ khí mới của Nga, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.
Theo một đạo luật của Mỹ, bất cứ quốc gia thứ 3 nào giao dịch với Nga trong lĩnh vực quốc phòng và tình báo đều có thể đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Tuy nhiên, sau nỗ lực vận động của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Quốc hội Mỹ đã trao quyền cho Tổng thống và Ngoại trưởng được xem xét miễn trừ trừng phạt với những trường hợp nhất định, ví dụ khi một đồng minh của Nga ngả về phương Tây.
Randall Schriver, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, cho biết, điều khoản miễn trừ này đã tạo ra quan điểm cho rằng Washington sẽ miễn trừ trừng phạt Ấn Độ trong mọi trường hợp. "Ở đây có một chút hiểu lầm. Chúng tôi vẫn rất quan ngại nếu Ấn Độ theo đuổi các thương vụ mua vũ khí mới của Nga", ông Schriver nói.
Ông Schriver cho rằng, việc Ấn Độ có thể mua S-400 của Nga rất "đáng lo ngại" vì nhiều lý do khác nhau.
Bình luận của ông Schriver được đưa ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại New Delhi vào tuần tới giữa Ấn Độ và Mỹ. Vào dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp gỡ hai người đồng cấp của Ấn Độ.
Những năm gần đây, Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác quân sự, ngoại giao với Ấn Độ trong một động thái được cho là tạo đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ mặc dù vẫn mua lượng lớn thiết bị quốc phòng từ Mỹ và Pháp, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các khí tài quân sự của Nga.
Minh Phương
Theo Dantri/ AFP
Thượng viện Mỹ cảnh báo có thể trừng phạt nếu Nga bán S-400 cho bất cứ nước nào Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi thư tới Bộ Ngoại giao nước này đề xuất ban hành lệnh trừng phạt nếu Nga bán hệ thống phòng không S-400 cho bất cứ nước nào. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (Ảnh: RT) Theo Sputnik, nhóm nghị sĩ do Thượng nghị sĩ Bob Menendez dẫn đầu đã gửi lá thư yêu cầu...