Lý do 800 năm không tìm thấy mộ Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn là một bậc thầy trong việc đánh lừa và ông đã “gạt” được rất nhiều người thông minh, theo nhà thám hiểm người Mỹ Alan Nichols.
Alan Nichols, nhà thám hiểm người Mỹ 86 tuổi, khẳng định tất cả các cuộc tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn đều sai vị trí
Các nhà khảo cổ, các thợ săn kho báu, các nhà khoa học, và các nhà thám hiểm đã tìm kiếm ngôi mộ của hoàng đế Mông Cổ thế kỷ thứ 13 Thành Cát Tư Hãn trong gần 800 năm qua. Nhiều người đã cống hiến cuộc đời mình để lùng sục, nhưng vẫn chưa có ai tìm thấy ông.
Vấn đề là, họ đều đang tìm kiếm sai địa điểm, theo Alan Nichols, một nhà thám hiểm người Mỹ 86 tuổi.
Ông Nichols, cựu chủ tịch của câu lạc bộ thám hiểm tại New York, là một chuyên gia về những ngọn núi thiêng và là người đầu tiên đạp xe trên toàn bộ Con đường Tơ lụa từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Trung Quốc.
Hầu hết những nỗ lực trước đó nhằm tìm nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế chế Mông Cổ, đều tập trung vào Burkhan Khaldun, một ngọn núi thiêng ở tỉnh Khentii phía đông bắc Mông Cổ. Được biết Thành Cát Tư Hãn sinh ra ở gần ngọn núi và đây là nơi ẩn náu tinh thần của ông.
Ông Nichols, cựu chủ tịch của câu lạc bộ thám hiểm tại New York, đã tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn trong 10 năm qua
“Đó là nơi mà tất cả những người hiện đại đang tìm kiếm”, Nichols nói. “nhà phiêu lưu của National Geographic Albert Lin đang ở đó, nhà khảo cổ học Kravitz ở đó, những người Nhật và rất nhiều người khác đang ở đó. Họ đều đã nhầm”.
Nichols tự tin là ông đã phát hiện ra địa điểm chôn cất Thành Cát Tư Hãn, nơi ông gọi là “núi X” vì lý do bảo mật. “Lúc này, tất cả những gì tôi có thể nói là nó ở đâu đó trong lịch sử đế chế Mông Cổ”, nhà thám hiểm 86 tuổi nói.
Video đang HOT
Khi trả lời phỏng vấn với Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Nichols đang chuẩn bị bắt đầu một chuyến thám hiểm để xác định vị trí ngôi mộ, cùng đội ngũ các chuyên gia và các thiết bị kiểm tra dưới đất mới nhất để chứng minh điều đó.
Ông đã nghiên cứu và chuẩn bị cho chuyến đi này trong 10 năm qua, và giả định của ông dựa trên các tiêu chí cần thiết của riêng ông trong việc định vị địa điểm.
Rất nhiều người nói rằng họ đã tìm thấy địa điểm chôn cất Thành Cát Tư Hãn, nhưng chưa ai chứng minh được điều đó
Một trong những lý do khiến ông tin rằng ngôi mộ không nằm trong dãy núi Khentii là vì Thành Cát Tư Hãn là một bậc thầy đánh lừa.
Theo Jack Weatherford, tác giả cuốn sách “Thành Cát Tư Hãn và việc hình thành thế giới hiện đại” (2004), một trong những chiến lược chiến tranh thành công nhất của ông là “Cuộc chiến của những con chó”. Theo đó, quân đội của ông sẽ đánh lừa kẻ thù, khiến chúng tưởng rằng họ đã rút lui. Sau đó quân đội sẽ tấn công bất ngờ khi địch đã mệt mỏi, yếu và phân tán.
Nichols nói: “Ông ấy là một thiên tài đánh lừa, bạn không nghĩ rằng ông ấy sẽ sử dụng điều đó sao? Và vì ông ấy rất tuyệt vời, ông đã “gạt” được tất cả những người thông minh”.
“Ngôi mộ không thể ở Khentii vì Thành Cát Tư Hãn và gia đình của ông đã nói rất nhiều về việc đưa một chiếc quan tài lên đó”, Nichols nói. “Đó là nơi đầu tiên mà tất cả mọi người sẽ nghĩ đến.”
Dãy núi Khentii, nơi nhiều cuộc tìm kiếm đang được diễn ra
Nichols đã đến địa điểm tìm kiếm tiềm năng của ông được 3 lần trước đó và đã phát hiện ra những điều dị thường. Lần này ông quay trở lại với các thiết bị mới nhất để lùng sục ngôi mộ. Trong số các bằng chứng mà ông đã tìm thấy có một quan tài bằng bạc, ngựa, xương, vàng và bạc, vũ khí và các máy móc thiết bị vây hãm.
“Có thể tôi sai, có thể tôi sẽ chỉ tìm thấy xương cừu.
“Tôi không bị điên, và điều này có thể là một thất bại. Bạn luôn luôn phải đối mặt với khả năng đó. Nhưng nếu tôi không tìm thấy ngôi mộ, hy vọng ai đó sẽ tìm thấy nó trong suốt cuộc đời của tôi, hoặc họ sẽ chẳng tìm thấy nổi. Thành Cát Tư Hãn quả là một người sáng tạo”.
Nichols đã đến địa điểm tìm kiếm tiềm năng của ông được 3 lần trước đó và đã phát hiện ra những điều dị thường
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau xung quanh việc chôn cất Thành Cát Tư Hãn, người qua đời năm 1227 ở Tây Hạ (tây bắc Trung Quốc ngày nay) trong những năm 60 tuổi. Có những câu chuyện khác nhau về việc ông qua đời như thế nào. Một số nói rằng ông đã bị giết khi ra trận, những người khác nghi ngờ ông qua đời vì bị thương.
Theo một câu chuyện được lan truyền phổ biến, nhóm lính hộ tống thi thể của Thành Cát Tư Hãn trở về Mông Cổ để chôn cất bí mật đã giết chết tất cả mọi người và động vật mà họ gặp trên đường. 800 kỵ binh sau đó đã chà đạp khu vực để làm mờ vị trí của nó. Cuối cùng họ đều bị giết nên đã không thể tiết lộ vị trí của ngôi mộ.
Theo Trà My – SCMP (Dân Việt)
Phát hiện hình vẽ kỳ bí trong sách cổ 500 tuổi
Dưới công nghệ siêu phổ, những hình ảnh ẩn bên dưới những trang sách 500 năm tuổi hiện lên đầy bất ngờ.
Trang 10 và 11 của Cổ bản Selden. Phía trên là hình ảnh nhìn bằng mắt thường, phía dưới là hình ảnh ẩn dưới lớp phấn và keo được quét bởi công nghệ siêu phổ.
Sách ghi chép cổ, hay còn gọi là Cổ bản Selden từ thành phố Mixtec tỉnh Anute là một trong 5 hiện vật cùng loại còn sót lại ở khu vực, thuộc bang Oaxaca phía nam nước này. Từ lâu đã có nhiều giả thuyết cho rằng có thông điệp ẩn giấu bên dưới cuốn sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Bodleian, ĐH Oxford (Anh).
Bằng công nghệ viễn thám siêu phổ cắt lớp, mới đây, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên được nhìn thấy những hình ảnh độc đáo
"Tôi như muốn hét lên khi nhìn thấy chúng. Sau khi tìm hiểu nhiều cách, cuối cùng cũng khám phá được thông điệp ẩn giấu đằng sau mà không gây hại cho hiện vật", Ludo Snijders từ ĐH Leiden University, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Hình ảnh được quét
Đây là phát hiện khá quan trọng vì bức vẽ mang phong cách tiền thuộc địa, trong khi các văn bản đè phía trên lại có ảnh hưởng châu Âu. Vì vậy trước kia người ta cho rằng Cổ bản Selden được làm năm 1560, 50 sau khi thực dân Tây Ban Nha tới đây, nhưng thực tế nó còn cổ hơn nhiều.
Tuy nhiên rất khó tìm hiểu xem tài liệu này có ý nghĩa gì vì công nghệ quét mới chỉ làm hiện lên các phần màu đỏ và vàng. Còn lại lớp than vẫn che lấp khá nhiều. Hình ảnh xuất hiện nhiều nhất là hai biểu tượng dao găm và dây thừng.
Có vẻ như nhân vật dao găm-dây thừng này đóng vai trò khá quan trọng trong xã hội Mixtec cổ. Cổ bản giống như bản chép sử, nên đó có thể là tư tế hoặc vua, dù chưa chắc rằng những biểu tượng này có phải đề cập tới cùng một người hay không.
Theo Snijders, sách này chi tiết tới mức có thể phác thảo về địa chính trị của Mixtec thời cổ. Còn lại là biểu tượng của 20 người đang ngồi và đứng, mặt đứng về một hướng trong khi có một nhóm cầm gậy, giáo và phụ nữ tóc đỏ. Hiện tại nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục rà soát, có khả năng là còn rất nhiều trang nữa.
Không rõ lý do văn bản này bị ẩn đi, nhưng nhiều khả năng đây là tư liệu lịch sử ngầm kể lại cho đời sau sự tàn bạo của quân xâm lược. Riêng lớp văn bản bên trên đã bị phe thực dân phá hủy.
Trước đó các phương pháp quét thông thường không có tác dụng vì người xưa sử dụng chất liệu sơn sinh học. David Howell, đứng đầu tổ Khoa học Di sản tại Bodlean nhận xét rằng cổ bản này rất đặc biệt do đó là sản phẩm duy nhất còn tồn tại của cả một nền văn hóa.
Theo Danviet
Tìm thấy kim khâu tự chế 50.000 tuổi vẫn dùng tốt Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chiếc kim lâu đời nhất thế giới trong một hang động ở Siberia, vẫn sử dụng được sau 50.000 năm. Truyền hình Nga đưa tin về chiếc kim lâu đời nhất thế giới Cái kim cổ xưa được chế tác từ xương của một con chim cổ đại, là kết quả của người Denisova, một...