Lý do 4 con giáp này hối hận vì khi ngồi trên giảng đường đã không học hành chăm chỉ
Thanh xuân chỉ có một lần và không phải lúc nào người ta cũng trân trọng khoảng thời gian đó để hấp thu thật nhiều kiến thức. Có những người đã buông thả cho bản thân và khi trưởng thành họ thực sự hối hận.
Những năm tháng ngồi học trên ghế nhà trường, có người lựa chọn nghiêm túc học hành nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Đến khi trưởng thành và nhận ra những cơ hội bị tuột khỏi bàn tay chỉ vì khi còn trẻ đã không chăm chỉ học hành, những con giáp này đã vô cùng hối hận.
1. Tuổi Dần: Thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống
Người tuổi Dần rất thông minh, nhưng họ cũng rất ham chơi. Khi đến trường, họ sẽ không thể chịu được sự cám dỗ của thú vui xung quanh nên có những lúc trốn học hoặc trốn tiết. Điều này dẫn đến những kỳ thi cuối cùng họ có thể không đạt kết quả tốt. Nên không thể vào được một trường đại học như mong muốn.
Ảnh minh họa
Sau khi tốt nghiệp, công việc có thu nhập bấp bênh chưa được ổn định, mức sống đã giảm mạnh. Đôi khi nhìn thấy những thứ đắt tiền có muốn cũng không mua nổi. Lúc này, người tuổi Dần sẽ đặc biệt hối hận vì họ đã không học hành chăm chỉ trong quá khứ.
2. Tuổi Tỵ: Bị coi thường
Thời học sinh người tuổi Tỵ không được chú ý lắm khi chúng ở trong trường, vì điểm số của họ không quá xuất chúng. Sau khi tốt nghiệp, công việc cũng rất chung chung không có bước đột phá.
Ảnh minh họa
Mỗi khi tụ tập các khóa trong trường, họ không muốn đi vì thấy rằng những sinh viên học giỏi đã có xe hơi và mua được nhà. Người tuổi Tỵ là người mới ra trường nhưng sao lại có sự chênh lệch như vậy. Đi đâu người tuổi Tỵ cũng bị chế giễu coi thường và họ chỉ có thể tiếc nuối vì đã không học hành chăm chỉ.
Video đang HOT
3. Tuổi Ngọ: Trong công việc bị từ chối
Người tuổi Ngọ rất chăm chỉ, nhưng thành tích của họ luôn không đạt yêu cầu. Khi ra ngoài xã hội để làm việc, người tuổi Ngọ muốn làm việc chăm chỉ để tìm một công việc tốt hơn.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên vì năng lực hạn chế, người tuổi Ngọ luôn bị người khác từ chối. Lý do từ chối cũng rất đơn giản vì bằng cấp của người tuổi Ngọ không phù hợp cho công việc của họ. Lúc này tâm trạng của người tuổi Ngọ vô cùng tồi tệ và hối tiếc vì đã không học tập chăm chỉ hơn.
4. Tuổi Mùi: Bị người khác giới đánh giá thấp
Dù công việc chỉ ở mức trung bình nhưng trong suy nghĩ của người tuổi Mùi họ không để tâm đến vấn đề này lắm. Nhưng sau khi yêu, khi người yêu đưa ra những câu hỏi liên quan đến công việc và tỏ thái độ không hài lòng thì người tuổi Mùi đặc biệt thất vọng.
Ảnh minh họa
Lúc này tâm trạng của người tuổi Mùi rất buồn khi nhận được lời nhận xét như vậy từ người yêu. Nhưng họ càng buồn hơn nữa vì người tuổi Mùi không thể phản bác lại những nhận xét đó. Trong suy nghĩ của người tuổi Mùi bỗng hiện ra câu hỏi nếu ngày xưa chịu khó học hơn thì giờ sẽ khác chứ!
Thanh xuân chỉ đến một lần, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường được học tập và tạo điều kiện về nhiều mặt hãy trân trọng khoảng thời gian này nhé vì thời gian không bao giờ quay lại.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Sau vụ cây phượng đổ: Trường học có nên đốn hạ hết phượng?
Sau sự cố cây phượng vĩ tại trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bật gốc, khiến học sinh tử vong, nhiều trường đã cho hạ tán, cắt tỉa, thậm chí đốn hạ cây phượng.
Chặt bỏ cây phượng tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan hình ảnh những cây phượng bị đốn hạ, chặt trụi tại nhiều sân trường, hoặc bị căng dây "cách ly". Có lẽ chưa bao giờ cây phượng bị "hắt hủi" như vậy.
Sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM đã chia sẻ những hình ảnh khoảng sân trước giảng đường Phượng Vỹ với những cây phượng bị cưa cụt. Nhiều sinh viên bày tỏ sự nuối tiếc khi hình ảnh loài cây thân quen gắn với giảng đường nay đã không còn.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cho biết, trường quyết định đốn những cây phượng còn lại trong trường để đảm bảo an toàn cho sinh viên, cán bộ giảng viên sau khi chứng kiến một gốc phượng trước cổng bảo vệ bị đổ. Rất may cây phượng này đổ ra đường, không gây thương vong.
Cây phượng bị "cách ly" tại Gia Lai.
Nổi hơn cả là bức ảnh trường học căng dây rào xung quanh gốc cây phượng. Đây là cây phượng ở Trường THCS Trần Phú (TP.Pleiku, Gia Lai).
Theo lãnh đạo nhà trường, cây phượng trên có tuổi đời lâu năm, lại nằm ngay trung tâm sân trường, nơi học sinh thường ngồi chào cờ đầu tuần và vui đùa giờ chơi. Gần đây, cây có dấu hiệu mục rỗng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, trường đã căng dây xung quanh cây phượng. Nhà trường cũng đã trình bày tình hình cây phượng cho các cơ quan chức năng và chờ kiểm tra để đốn hạ...
Nhiều trường học khác cũng đang khẩn trương tỉa cành, thậm chí tỉa đến trơ trụi hoặc đốn hạ các cây lớn trong trường để đề phòng nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia cây xanh, việc cắt tỉa, đốn hạ cây lẽ ra phải được khảo sát kỹ trước khi thực hiện.
Ông Ngô Bá Kính - Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết, để trồng một cây xanh không phải chuyện một sớm một chiều. Trước khi cắt tỉa, đốn hạ cần khảo sát kỹ về tình trạng, đặc tính cây để không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Các đơn vị cần tư vấn cơ quan chuyên môn để có hướng chăm sóc, đốn hạ cây xanh phù hợp, tránh trường hợp đốn hạ hàng loạt vừa nguy hiểm vừa mất mảng xanh.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia TP.HCM lo ngại, các trường học sẽ mất nhiều mảng xanh khi chặt hạ hàng loạt cây phượng. Với những ý kiến cho rằng cây phượng không thích hợp trồng trong trường học, bà Huyền cho rằng đây là ý kiến cực đoan, một chiều. Khi trồng phượng hoặc bất cứ loại cây nào khác, mọi người nên hiểu về đặc tính của chúng.
Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, cây phượng tồn tại từ 30-50 năm, thân cây dễ mục, rỗng và dễ bị sâu bệnh tấn công. Cây trồng khoảng 25-30 năm nên thay thế. Loại cây này cần được trồng trên diện tích đất đủ rộng cho rễ bám vào đất.
"Vấn đề là các trường đem cây phượng về trồng khi nó đã lớn, đường kính 20-30 cm, để cây nhanh kết tán và có bóng mát. Chính vì thế, rễ cây thường ít phát triển, không bám sâu vào lòng đất và rất dễ bị mục.
Hơn nữa, ở thành phố, mức độ bê tông hóa cao, cây không có không gian để phát triển bộ rễ. Một cây phượng ngoài tự nhiên, bộ rễ có thể to ít nhất gấp 2 lần tán lá của nó. Nhưng ở trường học hoặc trong thành phố, do không có không gian, bộ rễ chỉ bám nông trên mặt đất nên rất dễ đổ", bà Huyền phân tích.
Theo bà Huyền, các trường cần rà soát tuổi đời, vấn đề sâu bệnh của cây phượng trồng trong trường. Nếu cây có tuổi đời khoảng 25 năm, trường nên chủ động thay cây mới, chứ không nên đốn hạ "vô tội vạ", cảm tính.
Nhiều chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều cây phượng bật gốc gần đây là việc bê tông hóa xung quanh gốc cây. Các trường xây bồn bằng gạch hoặc bê tông, cao 40-45cm, sau đó lại đổ lớp đất dày vào trong bồn. Đất càng dày, rễ càng khó hô hấp và dần cũng thối, hỏng. Bộ rễ của cây không "thở" được, rễ cây ăn nổi nhiều hơn, dễ bật gốc.
Khi trồng phượng, các trường học, cơ quan nên chọn cây nhỏ, không nên làm bê tông hóa khu vực rễ cây, cố gắng để nước, phân bón có thể thoát xuống phần gốc, nếu tốt hơn thì có thể bón phân theo tán cây.
Ngoài ra, với những cây to, đường kính từ 40 cm, rễ bắt đầu trồi lên, cành nhánh rất giòn, dễ gãy, gốc rất dễ mục... nhà trường phải theo dõi thường xuyên từ khi cây còn nhỏ, khi trồng phải chống đỡ, cắt tỉa tán để tạo thế cân đối. Mùa mưa bão, trường phải cắt bớt cành yếu để đảm bảo an toàn.
Bà Huyền nhận định: "Với cây phượng, các trường phải chấp nhận tuổi đời cây không dài. Sau 20-30 năm nên trồng cây mới thay thế. Không thể sau sự cố vừa rồi lại đổ hết là do cây phượng hay nói cây phượng không phù hợp trong trường học".
Sáng 26/5, cây phượng cổ thụ trong khuôn viên trường THCS Bạch Đằng, quận 3 (TP.HCM) bật gốc, đè 18 học sinh. Một em trong số đó tử vong.
Sáng 28/5, cây phượng đường kính khoảng 1m trong khuôn viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bật gốc. Chiều cùng ngày, cây phượng cao khoảng 20m bên cạnh Đại học Văn Hóa TP.HCM (quận 9) cũng bị đổ sau cơn mưa lớn.
Trưa 29/5, cây phượng trong khuôn viên trường Tiểu học Thái Hòa A (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cũng bất ngờ bật gốc.
Chiều 30/5, cây phượng cổ thụ đang ra hoa tươi tốt tại khuôn viên trường Tiểu học Nguyễn Du (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) bật gốc.
Cận cảnh trường đại học Hạ Long - nơi Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm hiệu trưởng Đại học Hạ Long là trường công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào năm 2014. Trường đại học Hạ Long có diện tích đất sử dụng trên 9 Ha, gồm 2 cơ sở, với 11 ngành đào tạo trình độ đại học. Ông Nguyễn Văn Thắng - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa...