Lý do 300 người thoát nạn khi máy bay cháy dữ dội ở Dubai
Có 3 yếu tố quan trọng giúp 300 người trên chuyến bay bốc cháy dữ dội ở sân bay Dubai sống sót.
Chiếc Boeing 777 bốc cháy dữ dội ở sân bay Dubai ngày 3.8.
Một máy bay chở khách của hãng Emirates hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Dubai khi động cơ cháy khét lẹt và mất gần như toàn bộ phần nóc. Dù vụ cháy xảy ra nhưng kì lạ thay 300 người đều sống sót. Chuyện gì đã diễn ra? Câu trả lời nằm ở kĩ thuật chế tạo và việc huấn luyện thường xuyên.
Vụ việc xảy ra khi chiếc máy bay Boeing 777-300, số hiệu 512 bay từ Ấn Độ thì gặp sự cố động cơ. Trường hợp này giống tháng 7.2013 khi một chiếc Boeing 777-200 của hãng Asiana gặp nạn và bốc cháy ở San Francisco. 3 trong tổng số 291 hành khách thiệt mạng, tỉ lệ sống sót 99%.
Emirates là hãng hàng không sử dụng nhiều máy bay Boeing 777 nhất thế giới. Loại máy bay này thường sử dụng cho những chuyến bay dài. Sự cố xảy ra hôm 3.8 là trường hợp tồi tệ nhất của chiếc Boeing 777 trong 31 năm qua.
Thông báo đưa ra ngày 3.8, hãng hàng không cho biết chuyến bay số hiệu 521 “gặp sự cố khi hạ cánh ở sân bay quốc tế Dubai lúc 12 giờ 45 phút giờ địa phương”. Hãng cũng thông tin tất cả những người có mặt đã được di dời an toàn nhờ phản ứng nhanh của sân bay Dubai và hãng Emirates. Nguyên nhân vụ việc bước đầu được cho là do hướng gió thay đổi đột ngột.
Máy bay của hãng Asiana cháy rụi ở thành phố San Francisco năm 2013.
Hãng Emirates cũng khẳng định chiếc máy bay này mới đưa vào sử dụng từ năm 2003 và phi công kinh nghiệm trên 7.000 giờ bay.
Đào tạo tốt
Lí do khiến 282 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn sống sót được cho là “phép màu” của thiết kế máy bay và tiếp viên hàng không được huấn luyện tốt.
Để tăng khả năng sống sót khi máy bay gặp nạn, cần đảm bảo việc di tản phải thực hiện trong vòng 90 giây. Lí do nhằm tránh lửa và khói bao vây máy bay và giết hại hành khách bên trong.
Một lí do khác là Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã đổ rất nhiều tiền của vào nghiên cứu các giải pháp sơ tán khẩn cấp và phòng thí nghiệm ở thành phố Oklahoma cũng nghiên cứu về những tình huống cấp bách trên máy bay.
Video đang HOT
Khói đen bốc lên nghi ngút từ chiếc Boeing 777 dù lực lượng cứu hỏa hoạt động hết sức.
Chống lửa
Vật liệu nhựa và kết cấu của máy bay không chỉ thiết kế chống lửa mà còn không sản sinh khí độc khi cháy. Trong các vụ hỏa hoạn, khói độc nguy hiểm hơn cả lửa. Các máy bay sản xuất sau năm 1990 phải đáp ứng tiêu chuẩn lượng nhiệt năng và độ dày của khói phát ra khi gặp lửa.
Ghế máy bay
Tất cả ghế của máy bay Boeing 777 có thể chịu lực gấp 16 lần lực hút trái đất. Sự gắn kết giữa ghế và mặt sàn được gia cố để đảm bảo ghế không văng ra ngoài khi tai nạn xảy ra.
Các hãng hàng không sẽ điều tra vụ việc trong nhiều tháng tới để tìm ra nguyên nhân và tìm cách cải thiện hơn nữa chất lượng, độ an toàn trong các chuyến bay.
Theo Quang Minh – Bloomberg (Dân Việt)
Phòng ngủ bí mật của phi công - tiếp viên trên máy bay
Chiếc Boeing 777 và 787 có một cầu thang dẫn tới phòng ngủ đặc biệt dành cho phi hành đoàn. Đây là một phòng ngủ bí mật rất ít người biết tới.
Theo thiết kế, phòng ngủ bí mật thường được ẩn sau buồng lái, trên khoang hành khách đầu tiên, giống như chiếc Boeing 777 này.
Có một cầu thang nhỏ dẫn lên phòng ngủ, nơi phi hành đoàn có thể nghỉ ngơi
Bậc thang được ẩn sau một cách cửa kín đáo, chỉ những người có chìa khóa riêng mới mở được lối đi này.
Tùy theo từng loại máy bay lại có đường lên khác, giống như chiếc Boeing 773 của hãng American Airline, thang lên lại ở phía trên đầu.
Khu vực này cũng có những quy định riêng như tối thiểu chỉ 8 thành viên, không được sử dụng khi đang tiếp đất hoặc cất cánh,...
Mặc dù khá chật chội song phòng ngủ này tối đa được 8 giường. Trong ảnh là phòng ngủ của chiếc Boeing 787 Dreamliner.
Tùy theo loại máy bay mà số lượng giường có thể khác nhau
Trên máy bay Boeing 777, các phi công có chỗ ngủ trên riêng, các khoang này có thể tùy biến mở rộng thêm như hai ghế hạng doanh nhân, và đủ chỗ cho một tủ quần áo, bồn rửa tùy thuộc vào các hãng hàng không.
Các giường được ngăn cách bởi rèm kín nhằm ngăn chặn tiếng ồn.
Giường ngủ thường có đèn đọc sách, móc, và gương, cũng như một số không gian lưu trữ cá nhân. Thông thường, họ đặt chăn và gối, đôi khi ngay cả bộ đồ ngủ.
Một số hãng hàng không còn trang bị thêm tính năng giải trí. Boeing 787 Dreamliner của Air Canada này có khu vực ngủ mở.
Các giường xếp lên nhau giống như chiếc máy bay Air A380 Malaysia này.
Cabin của chiếc Airbus A380 hãng hàng không Singapore trông khá thoải mái
Chiếc Boeing 773 có lối đi khá nhỏ và thấp, các tiếp viên phải lom khom khi đi qua đó.
Không có chỗ để đứng ở khu vực phòng ngủ
Để quay trở lại ra ngoài cabin chính, một lối ra khẩn cấp theo một trong những giường dẫn thẳng vào cabin, thông qua một thùng trên cao đã bị khóa từ bên ngoài.
Theo Duy Anh
VEF/Business Insider
Mảnh vỡ nghi của MH370 thổi bùng cuộc "săn lùng kho báu" trên đảo Reunion Kể từ khi một mảnh vỡ của cánh máy bay Boeing 777 được tìm thấy trôi dạt trên bờ biển, đảo Reunion vốn im lìm trên Ấn Độ Dương bỗng chốc "nổi tiếng" và đông nghẹt người tới săn tìm manh mối để giải mã bí ẩn MH370. Trên bờ biển đầy đá lởm chởm, một nhóm người dân địa phương đang tụ...