Lưu ý khi xử lý xe máy ngập nước lâu ngày
Để hạn chế tối đa các tổn thất, người dân cần nắm kỹ các vấn đề khi xử lý xe máy sau ngập.
Người dân miền Trung đang trong giai đoạn dọn rửa nhà cửa, đường phố và khôi phục lại cuộc sống sau đợt ngập lụt nghiêm trọng. Nước dâng cao tới mái nhà khiến hầu hết các đồ đạc, tài sản trong nhà đều ngập sâu trong nước suốt vài ngày, và xe máy – phương tiện giao thông chủ yếu của người dân – cũng không phải là ngoại lệ.
Xe máy bị ngập nước lâu ngày. (Hình minh họa)
Hỏng hóc và sửa chữa là điều đương nhiên cần phải tiến hành, tuy nhiên cần phải sửa chữa những gì là điều mà có lẽ không phải nhiều người nắm được.
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số vấn đề mà bà con cần chú ý khi xử lý những chiếc xe máy sau ngập nước (ngập sâu hoàn toàn trong nước).
- Không cố gắng khởi động xe
Việc cố gắng khởi động xe sau khi bị ngập sẽ gây nên tình trạng đoản mạch do các bộ phận điện của xe đều bị ngâm trong nước. Do đó, ngay sau khi nước rút, bà con không nên tra ổ khóa và cố gắng đạp nổ xe.
- Làm khô xe là việc ưu tiên
Do khi ngập sâu lâu ngày, nước có tể len lỏi trong nhiều bộ phận của xe bao gồm cả ống xả, bình dầu,…khi đó, bà con cần dựng chân chống giữa, và nghiêng xe ra phía sau để dốc hết nước từ trong ống xả ra ngoài. Ngoài ra, hút hết nước lẫn với dầu máy ra khỏi bình dầu. Các chi tiết như bugi, két nước…cũng cần được làm khô.
Video đang HOT
Dốc ngược xe từ trước ra sau để đưa hết nước trong pô xe ra ngoài.
- Thay lọc gió, thay dầu, thay bugi
Nước ngập bẩn, chắc chắn sẽ khiến lọc gió trên xe bị hỏng, đặc biệt là với xe tay ga, nên người sử dụng không thể chỉ sấy khô mà việc cần làm là phải thay mới hoàn toàn lọc gió mới cho xe.
Tương tự dầu xe, thậm chí dầu phanh, nước làm mát…cũng cần được thay thế mới.
Đây chính là bộ phận cần hết sức cẩn trọng khi kiểm tra sau khi xe máy bị ngập. Người sử dụng sẽ phải tiến hành làm khô hệ thống dây điện, ắc quy, mô tơ củ
Việc ngâm nước lâu trong nước thì việc nước tràn vào bộ chế hòa khí là đương nhiên, đặc biệt là với các dòng xe máy số. Do đó, người sử dụng cần tiến hành kiểm tra để vệ sinh buồng đốt, sục rửa kim phun xăng…
Ngoài ra, các chi tiết như dây đai (trên xe tay ga), xích xe, đĩa phanh…cũng sẽ bị hoen gỉ do tiếp xúc với nước bẩn, người dân cũng cần lưu ý tới các chi tiết nhỏ này.
Nước bẩn lẫn vào dầu máy cần được thải hết ra ngoài.
Nhìn chung, để đảm bảo, người dân nên mang xe tới các tiệm sửa chữa xe để tiến hành kiểm tra, sửa chữa tổng thể cho chiếc xe máy của mình. Mức chi phí có thể dao động từ vài trăm nghìn tới tiền triệu tùy mức độ hỏng hóc bị gây ra do nước ngập.
Đương nhiên, do lượng xe sửa chữa nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng quá tải, do đó bà con có thẻ tự xử lý các vấn đề đơn giản như chúng tôi đã trình bày trên đây để hạn chế việc để nước đọng quá lâu trong xe khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chi tiết xe.
4 bí quyết giúp xe số bền lâu hơn
Sử dụng phanh và sang số đúng cách, không đấu nối thêm các thiết bị,... là những bí quyết giúp chiếc xe số được bền lâu hơn.
Một trong những tật xấu thường gặp nhất của lái xe là không về số thấp khi dừng đỗ tạm thời, dừng đèn đỏ, hoặc điều khiển xe tốc độ thấp trong khi vẫn để số cao
Sang số đúng cách
Một trong những tật xấu thường gặp nhất của lái xe là không về số thấp khi dừng đỗ tạm thời, dừng đèn đỏ, hoặc điều khiển xe tốc độ thấp trong khi vẫn để số cao. Thói quen này sẽ làm tốn xăng nhiều hơn và động cơ phải hoạt động trong tình trạng yếu, máy ì, nhanh lão hóa hơn.
Thông thường, nếu để ý trên các bảng đồng hồ công tơ mét của các dòng xe số, nhà sản xuất thường chỉ định rõ ràng tốc độ hợp lý nhất. Chẳng hạn, đi số 1 là tốc độ dưới 10km/h, đi số 2 là tốc độ từ 10 đến 20 km/h,... Do đó, hãy sử dụng số hợp lý để xe luôn được vận hành trong điều kiện tốt nhất, luôn về số thấp khi đi chậm hay dừng đèn đỏ hoặc sau khi phanh.
Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước là rất cao, nhất là xe dùng phanh đĩa
Phanh đúng cách
Tất cả xe máy đều có 2 phanh nằm ở bánh trước và bánh sau, vì thế nên nhớ hãy luôn giữ chân phải lên bàn đạp phanh khi điều khiển xe và tay phải đặt trên cần phanh tay. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước là rất cao. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt.
Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.
Lọc gió có tác dụng ngăn mọi bụi bẩn, tạp chất lọt vào động cơ
Thay lọc gió, lọc dầu đúng hạn
Lọc gió có tác dụng ngăn mọi bụi bẩn, tạp chất lọt vào động cơ, nếu chúng bị rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí, dẫn tới các hiện tượng như: xe ăn xăng nhiều hơn, khó nổ vào buổi sáng, không thể đạt được công suất tối đa. Còn nếu để lọc dầu tắc, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng bó máy.
Khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện
Không đấu nối thêm phụ kiện
Gần đây, nhiều vụ cháy xe khi đang vận hành có nguyên nhân từ việc chủ xe đấu nối thêm các thiết bị điện từ ngoài vào. Các thiết bị như: còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí... lắp thêm đều là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí gây cháy xe. Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.
Những bộ lọc cần vệ sinh, thay thế định kỳ trên ô tô Được ví như những "buồng phổi" trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu... cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ Trần Hoàng Trên...