Lưu ý khi tập thể dục vào mùa đông
Tập thể dục để giữ gìn và tăng cường sức khỏe là rất tốt. Song có 4 điểm bạn cần lưu ý khi tập thể dục trong mùa đông lạnh giá.
1. Khởi động kĩ
Trong thời tiết lạnh, hệ thống bảo vệ cơ, gân, dây chằng của cơ thể giảm, độ ẩm thấp nên chúng ta thường cảm thấy cơ thể cứng, rât khó khăn để có thể kéo căng cơ thể ra.
Nếu như trước khi tập thể dục chúng ta không khởi động kĩ sẽ rất dễ dàng khiến cơ thể bị căng cơ đột ngột, bong gân, trật khớp.
Bởi vì nhiệt độ trong mùa đông thường xuống thấp nên khi bắt đầu khởi động, cơ thể sẽ chưa thể ngay lập tức nóng lên để thích ứng với môi trường. Vì vậy, lúc đầu nên mặc quần áo ấm áp một chút. Sau khi khởi động làm nóng cơ thể có thể cởi bỏ bớt.
Trong quá trình tập thể dục cần phải kịp thời lau mồ hôi, không để mồ hôi thấm vào người có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh.
Video đang HOT
Cần chú ý khi tập thể dục ngoài trời, vì rất dễ bị lạnh. Không nên tập thể dục chân đất, vì nếu để chân bị lạnh sẽ khiến cho cơ thể dễ bị mắc bệnh lạnh tay chân, viêm khớp và dẫn đến nhiều bệnh khác.
3. Môi trường thoáng khí, ít người
Bình thường mỗi người thải ra 20 lít carbon dioxide mỗi giờ. Nếu tập thể dục trong phòng tập đóng kín, có nhiều người tập thể dục cùng lúc sẽ làm gia tăng nồng độ carbon dioxide trong không khí, cộng với mùi mồ hôi… sẽ khiến cho không khí trong phòng tập bị ô nhiễm, dễ dàng dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, làm giảm các lợi ích của việc tập thể dục.
Vì thế nên tránh tập thể dục trong phòng quá nhiều người. Tốt nhất nên chọn nơi tập ở ngoài trời, nơi có nắng và có mái che là thích hợp nhất để tập thể dục trong mùa đông.
4. Thời gian tập luyện
Vào mùa đông, cơ thể gia tăng tích tụ mỡ, làm trọng lượng cơ thể tăng lên. Vì vậy, để duy trì trọng lượng cơ thể, cần phải tăng thêm thời gian tập thể dục và tăng cường các bài tập giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa.
Tuy nhiên, không nên kéo dài quá nhiều thời gian tập, đặc biệt là khi tập thể dục ngoài trời, nếu không cơ bắp sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể rất dễ dàng bị cảm lạnh.
Theo PLXH
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc
Ngải cứu là cây quen thuộc trong mỗi gia đình bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng làm thuốc cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh...
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng ngải cứu:
Chữa kinh nguyệt không đều:
8g ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa và tối. Hoặc ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi vị 8g.
Tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống khi thuốc còn ấm. Cả hai đơn thuốc trên nên uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa đau đầu:
Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn. Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.
Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não. Bài thuốc này dễ làm và có hiệu quả tốt để trị chứng đau đầu.
Trị chứng đau bụng do lạnh:
Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 ngày. Hoặc lá ngải cứu tươi 70g, hơ nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa đau lưng do gai cột sống: Ngải cứu tươi 250g, dấm gạo 150ml, miếng vải mỏng, mềm. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Dấm đun cho nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu giã nát trộn với dấm đã đun nóng đem xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, nên hâm nóng thuốc thường xuyên.
Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Và thực hiện liên tục từ 3 - 5 tháng.
An thai:
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, 50g lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống, nên cho ít đường dễ uống. Ngày uống 1 lần sau khi ăn sáng.
Giúp tăng cường sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh:
Ngải cứu tươi 200g, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, mỗi vị 10g, gà ri 1 con. Cách làm: Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ xâm xấp nước, cho gia vị vừa đủ, đun cho đến khi gà mềm nhừ.
Nên ăn nóng. Một tuần ăn 1 lần. Bài thuốc này giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương cốt dẻo dai.
Theo SKĐS
Mật ong - Thực phẩm chứa nhiều thành phần khoáng chất Các nghiên cứu đã tìm thấy trong mật ong có chứa nhiều loại vitamin A2, E, C, pantothenic, các axit folic và biotin... vốn là các thành phần rất tốt cho da, tóc và móng. Các thành phần khác như canxi, muối, magiê, ferrum, iốt, và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể cũng có chứa nhiều trong mật ong. Trong...