Lưu ý khi sử dụng xe vào mùa hè nắng nóng
Với thời tiết nóng bức của mùa hè, tài xế sử dụng xe hằng ngày phải lưu ý đến tình trạng hoạt động của xe để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mùa hè tại Việt Nam thời tiết thường rất nắng nóng và khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời tăng cao gây ảnh hưởng rất nhiều tới những chiếc xe hơi: Các chi tiết trên xe, hệ thống làm mát, điều hòa… vì vậy chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý tới việc chăm sóc xe hơn.
Để phòng tránh những rủi ro đó vào thời tiết nắng nóng thì dưới đây là những lưu ý được các chuyên gia chia sẻ giúp bảo vệ chiếc xe được tốt hơn:
1. Tránh đỗ xe dưới trời nắng
Khi bạn đỗ xe ngoài trời nắng trong thời gian dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới nước sơn của xe. Không chỉ vậy, ánh nắng còn làm tăng nhiệt độ trong xe gây ảnh hưởng, giảm độ bền của các chi tiết làm bằng nhựa và da khiến nó nhanh hỏng, đồng thời, tiết ra những mùi khó chịu chứa chất Benzel.
Đỗ xe dưới trời nắng sẽ ảnh hướng rất nhiều tới chiếc xe của bạn.
Vì vậy, nếu thường xuyên phải đỗ xe dưới trời nắng thì bạn nên chọn những chỗ nào có bóng cây, dâm mát hoặc nhà có mái che. Nếu không, bạn có thể dùng vải chuyên dụng để phủ xe hay các loại bìa chống nắng có bán sẵn trên thị trường để bảo vệ xe đặc biệt là khoang nội thất.
Hoặc bạn có thể dán phim chống nóng giúp ngăn cản hầu hết tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời và giảm một lượng nhiệt bức xạ đáng kể xuyên qua kính xe.
2. Tránh để bị sốc nhiệt
Thời tiết mùa hè thường rất cao và khi đó thì nhiệt độ trong ô tô nếu để dưới trời nắng sẽ còn cao hơn rất nhiều (theo tính toán nếu nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 – 40 độ C thì nhiệt độ trong ô tô dưới trời nắng có thể lên tới 70 độ C hoặc hơn). Vì vậy, nếu chiếc xe của bạn đỗ dưới trời nắng quá lâu thì bạn không nên ngồi vào xe ngay khi mở cửa vì có thể gây sốc nhiệt, chóng mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí tim đập nhanh, ngất xỉu hoặc đột quỵ. Đặc biệt những người có tiền sử về cao huyết áp thì càng nguy hiểm hơn nữa.
Do đó, trong trường hợp xe đỗ lâu dưới trời nắng, bạn hãy mở cửa kính hoặc cửa xe một lúc rồi hãy ngồi vào.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Khi mới bước lên xe từ ngoài trời nắng nóng bạn nên điều chỉnh nhiệt độ giảm dần và hoạt động từ từ chứ không nên để nhiệt độ thấp nhất hay hoạt động quạt gió ở mức cao nhất. Bởi như vậy, sẽ khiến dàn lạnh bị hoạt động quá tải, tiêu tốn nhiên liệu và nhanh hỏng.
Video đang HOT
Sử dụng điều hòa vào mùa hè cũng là điều cần lưu ý để tránh bị sốc nhiệt.
Ngoài ra, sự chênh lệch của nhiệt độ trong xe và ngoài trời cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe dễ bị cảm, ảnh hưởng tới đường hô hấp.
4. Không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe
Với điều kiện thời tiết nắng nóng thì bình ga, bình xịt giảm đau, nước hoa, bật lửa… và một số loại hóa chất chứa khí gas khác là những vật dễ cháy hoặc nổ nhất. Vì vậy, trong trường hợp đỗ xe dưới cái nắng mùa hè, bạn hãy bỏ những đồ vật này ra ngoài để tránh xảy ra điều đáng tiếc.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn trên chiếc xe ô-tô của bạn một chiếc bình chữa cháy mini phòng khi chẳng may xuất hiện cháy nổ thì bạn có thể kịp thời xử lý chúng. Tuy nhiên bạn cũng phải giữ gìn những chiếc bình chữa cháy đó thật cẩn thận, nếu không chúng cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong. Đặc biệt không được để bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời có thể chiếu vào như cốp chứa đồ, bảng táp-lô phía trước hay khay để đồ bên dưới kính sau của những dòng xe con.
5. Kiểm tra dàn điều hòa
Nếu bạn không muốn chịu cảnh nóng bức do điều hòa hỏng thì hãy đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống này trước khi mùa hè tới. Vì sau một thời gian dài sử dụng hệ thống điều hòa dễ bị ảnh hưởng làm mát kém do bị bẩn hay sụt gas, rò rỉ gas….
Vì vậy, bạn nên cho đi kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế lọc gió điều hòa, kiểm tra hệ thống làm lạnh, vệ sinh bề mặt ngoài của két nước và dàn nóng. Kiểm tra lượng ga điều hòa đủ hay thiếu và tình trạng hoạt động của dàn nóng. Theo tiêu chuẩn một số hãng xe, lọc gió điều hòa thay mới sau mỗi 15.000 km, kiểm tra vệ sinh sau mỗi 5.000 km.
Kiểm tra các bộ phận làm mát trên xe là điều rất quan trọng.
6. Kiểm tra hệ thống làm mát động cơ
Trước khi mùa hè tới bạn hay cho xe đến gara để kiểm tra nước làm mát, đường ống dẫn, két nước, các chi tiết làm bằng cao su, nếu phát hiện tình trạng rạn, nứt thì cần khắc phục hoặc thay thế. Bởi nhiệt độ tăng cao, khiến nhiệt độ máy cũng sẽ tăng theo và nước làm mát có thể hao hụt nhanh hơn.
Quan trọng hơn, hệ thống làm mát là một trong những bộ phận quan trọng giúp giải nhiệt, giải phóng nhiệt độ động cơ nếu không đảm bảo thì rất nguy hiểm cho xe của bạn.
Hạn chế tối đa việc để động cơ của xe quá nóng. Hãy đảm bảo rằng hệ thống làm mát động cơ luôn hoạt động tốt nhất để chăm sóc cho động cơ xe của bạn hiệu quả. Bằng cách làm sạch bộ tản nhiệt, không để lại mảnh vỡ nào đồng thời cải thiện luồng không khí và trao đổi nhiệt của xe để chắc chắn rằng quá trình làm mát diễn ra thuận lợi.
7. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe cùng là một bộ phận của xe bạn cần chú ý khi vào hè. Lốp xe là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường nên khi nhiệt độ tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới lốp. Đồng thời, lốp xe được làm từ cao su nên việc đỗ xe dưới trời nắng nóng liên tục cũng sẽ ảnh hưởng tới độ bền, khiến lốp nhanh bị oxy hóa… Vì vậy, bạn cần kiểm tra bề mặt và áp suất lốp thường xuyên; Đặc biệt là trước những hành trình dài phải chạy xe trong thời gian lâu.
Lốp xe hoạt động tốt và ổn định là điều rất quan trọng khi đi xe.
Nhưng bạn cần lưu ý, kiểm tra áp suất lốp nên thực hiện khi lốp nguội hoặc theo sách hướng dẫn sử dụng. Theo kinh nghiệm, nên để lốp non hơn tiêu chuẩn khoảng 0,1 kg. Ví dụ lốp xe con tiêu chuẩn là 2,2 kg/cm3 thì nên để áp suất lốp ở mức 2,1 kg/cm3.
8. Kiểm tra ắc quy
Trong những ngày nắng nóng, dung dịch trong ắc quy dễ dàng bị bốc hơi. Vì vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra ắc quy để bổ sung dung dịch kịp thời tránh những hư hỏng không đáng có. Ngoài ra, hãy giữ nắp bình ắc quy sạch sẽ vì bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn làm cạn dung dịch trong ắc quy.
9. Giảm thiểu các tác hại trực tiếp của ánh nắng
Bạn cũng có thể giảm thiểu hư hại cho các thiết bị hay nhiệt độ trong xe vào mua nắng nóng bằng một số cách đơn giản: Dán film cách nhiệt, các tấm che chắn được bán sẵn, đỗ xe dưới bóng dâm hay phủ bạt chống nóng…/.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ và những điều cần biết
Bảo dưỡng ôtô định kỳ là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn bảo vệ bản thân và xế yêu của mình.
Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
Đây là khái niệm chỉ việc thực hiện rất nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Những công việc này được thực hiện với xe ôtô sau 6 tháng sử dụng hoặc di chuyển quãng đường là 10.000km.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ giúp xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô định kỳ?
Nâng cao tuổi thọ của xe
Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe ôtô sẽ xảy ra những mài mòn giữa những mối lắp ghép của các chi tiết. Việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ ngăn chặn sớm các hư hỏng không đáng có và kéo dài tuổi thọ cho xe.
Hơn nữa, điều kiện đường xá, khí hậu tại Việt Nam khá khắc nghiệt, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chỗ nhiều nên nhiều chi tiết, hệ thống trên xe ôtô bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng ôtô định kỳ đều đặn.
Đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi mà xe ôtô gặp phải. Bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu như những tiếng kêu lạ, hay cảm giác bất an vì xe gặp trục trặc như không thể khởi động, phanh rít, phanh chạm sàn,...
Do đó, để đảm bảo an toàn và tạo cảm giác thoải mái khi tham gia giao thông, bạn hãy bảo dưỡng xe ôtô định kỳ.
Tiết kiệm chi phí
Trên thực tế, việc bảo dưỡng xe ôtô định kỳ sẽ giúp bạn ngăn chặn những hư hỏng lớn và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi các chi tiết bị hư hỏng nặng sẽ gây ra mất an toàn cho người sử dụng, vì vậy việc bảo dưỡng ôtô là cần thiết.
Những hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ
Những hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ và khoảng thời gian bảo dưỡng cụ thể được ghi rõ trong sổ hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo hành. Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu:
Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin bao gồm các bộ phận như đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí...
Kiểm tra khoang động cơ: thay thế dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động...
Kiểm tra gầm xe bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,...
Cùng các hạng mục thay thế định kỳ bao gồm: dầu máy, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió...
Sau khi bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật của hãng sẽ lái thử xe để kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả...
Bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô: Đừng để đến sát Tết mới "cuống cuồng" Người dùng được khuyến cáo bảo dưỡng, dọn vệ sinh nội thất, sơn sửa lại ngoại thất cho ô tô trước Tết vài tuần để tránh rơi vào cảnh xếp hàng chờ lâu và xe được chăm sóc tốt hơn. Càng gần về cuối năm, các dịch vụ bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô ghi nhận lượng khách tăng cao. "Từ đầu...