Lưu ý khi dùng thuốc trị nghẹt mũi ở người đái tháo đường
Thuốc chống nghẹt mũi hay còn được gọi thuốc chống sung huyết mũi thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để điều trị nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang… Thuốc có cả dạng uống và dạng xịt mũi thông thường.
Tôi có bệnh đái tháo đường nhưng thời gian gần đây, thời tiết thay đổi cộng với không khí môi trường ô nhiễm làm tôi hay bị viêm mũi, gây nghẹt mũi khi ngủ, rất khó chịu. Tôi muốn mua thuốc pseudoephedrine về uống để chống nghẹt mũi có làm ảnh hưởng gì đến bệnh đái tháo đường của tôi không?
Hoàng Văn Thái (Vĩnh Phúc)
Ảnh minh họa
Thuốc chống nghẹt mũi hay còn được gọi thuốc chống sung huyết mũi thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để điều trị nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang… Thuốc có cả dạng uống và dạng xịt mũi thông thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần phải thận trọng, do thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể đặc biệt là đối với người có bệnh đái tháo đường như bạn. Vì nhóm thuốc chống sung huyết mũi đường uống như pseudoephedrine và phenylephrine thường được phối hợp với paracetamol trong các chế phẩm điều trị cảm lạnh.
Các thuốc này có thể gây tác dụng bất lợi lên tim mạch, làm tăng huyết áp, thay đổi đường huyết và gây căng thẳng, khó ngủ, đặc biệt ở người cao tuổi. Ngoài ra, chúng còn tương tác với một số thuốc điều trị đái tháo đường. Do vậy bạn cần thận trọng và chỉ nên dùng ngắn ngày để giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Nghẹt mũi có rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân cấp tính, có thể hồi phục. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân do bệnh lý mạn tính. Việc tự ý sử dụng thuốc chống nghẹt mũi vừa làm che lấp đi triệu chứng, khó xác định bệnh, vừa gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Khi có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được xử trí, chứ không nên tự ý mua thuốc về dùng.
Bạn cũng cần nhớ đường huyết sẽ rất khó kiểm soát và lên xuống thất thường khi bạn bị ốm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trong những ngày bị bệnh. Việc lựa chọn các thuốc điều trị các bệnh khác sẽ cần phải được xem xét thận trọng để không gây ra biến cố làm tăng hay giảm đường huyết.
Chúc bạn khỏe.
Chất gây rối loạn nội tiết từ nhựa rất nguy hiểm
Nhựa có thể chứa các chất hóa học độc hại và gây rò rỉ trong môi trường, trong đó có các chất gây rối loạn nội tiết (EDC).
Báo cáo "Nhựa, EDC và Sức khỏe" của Hiệp hội Nội tiết và IPEN đã chỉ ra những tác động sức khỏe đáng báo động của ô nhiễm EDC trong các sản phẩm bằng nhựa.
Tại sao EDC lại nguy hiểm?
EDC là các chất hóa học làm rối loạn hệ thống hormon của cơ thể, có thể gây ung thư, đái tháo đường, rối loạn sinh sản, suy giảm thần kinh của thai nhi và trẻ em đang phát triển. Báo cáo mô tả các bằng chứng chứng minh mối liên hệ nhân - quả trực tiếp giữa các chất phụ gia hóa học độc hại trong nhựa và các tác động đến hệ nội tiết.
Ước tính có hơn 1.000 hóa chất đang được sử dụng ngày nay là EDC. Các EDC này có thể bị rò rỉ từ nhựa và đe dọa sức khỏe, bao gồm: bisphenol A và các hóa chất liên quan, chất chống cháy, phthalate, chất per và polyfluoroalkyl (PFAS), dioxin, chất ổn định tia cực tím và các kim loại độc hại (chì và cadmium). Nhựa có chứa EDC được sử dụng nhiều trong đóng gói, xây dựng, ván sàn, sản xuất và đóng gói thực phẩm, đồ nấu nướng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ chơi trẻ em, hàng giải trí, đồ nội thất, đồ điện tử gia dụng, dệt may, ôtô và mỹ phẩm.
Báo cáo của Hiệp hội Nội tiết và IPEN cho thấy, 144 hóa chất, nhóm hóa chất có trong nhựa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người được sử dụng thường xuyên từ hoạt tính kháng khuẩn đến chất tạo màu, chất chống cháy, dung môi, chất ổn định tia cực tím và chất làm dẻo. Sự tiếp xúc với các hóa chất này có thể xảy ra từ quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa đến tiếp xúc với người tiêu dùng, tái chế, quản lý và xử lý chất thải.
Báo cáo cho hay, tiếp xúc với EDC là một vấn đề phổ biến và thử nghiệm cho thấy gần như tất cả mọi người đều có EDC trong cơ thể. Vi nhựa có chứa các chất phụ gia hóa học, chúng cũng có thể liên kết và tích tụ các hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh. Mặc dù nhựa sinh học/nhựa phân hủy sinh học, được quảng cáo là sinh thái hơn nhựa dẻo, nhưng chứa các chất phụ gia hóa học tương tự như nhựa thông thường và cũng gây rối loạn nội tiết.
Cần có những hành động để giảm thiểu, loại bỏ EDC khỏi nhựa.
Cần hành động mạnh mẽ vì sức khỏe con người
TS. Jodi Flaws, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, tác giả chính của báo cáo cho biết: Nhiều vật dụng bằng nhựa sử dụng hàng ngày ở nhà và nơi làm việc đang khiến chúng ta tiếp xúc với một loại hóa chất gây rối loạn nội tiết. Cần phải có hành động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Theo Đại sứ Thụy Sĩ về môi trường, Franz Xavier Perrez: EDC trong nhựa là hiểm họa đe dọa sức khỏe cộng đồng và tương lai của chúng ta. Cần ban hành các chính sách để giải quyết triệt để vấn đề này.
Vào tháng 5 năm nay, Chính phủ Thụy Sĩ đã đệ trình đề xuất lên Công ước Stockholm về việc niêm yết chất ổn định tia cực tím (UV), phụ gia nhựa UV-328. Công ước Stockholm, Hiệp ước quốc tế về môi trường là công cụ toàn cầu cuối cùng để đánh giá, xác định và kiểm soát các chất hóa học nguy hiểm nhất trên hành tinh.
Pamela Miller, đồng Chủ tịch IPEN cho hay, trong 6 năm tới dự kiến tốc độ tăng trưởng sản xuất nhựa khoảng 30-36%, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng phơi nhiễm EDC và tăng tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết, phơi nhiễm hóa chất gây rối loạn nội tiết không chỉ là vấn đề toàn cầu ngày nay mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các thế hệ tương lai.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, EDC có thể gây ra các biến đổi DNA, ảnh hưởng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy, các chính sách giảm thiểu, loại bỏ EDC khỏi nhựa, giảm phơi nhiễm từ tái chế nhựa, chất thải nhựa và đốt rác là cấp thiết.
Khoa học hóa bữa ăn để duy trì cân nặng Chế độ ăn uống dư thừa, lối sống ít vận động hiện nay của chúng ta đã làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm ở người trưởng thành. Với người trưởng thành, thừa cân là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật, như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến, đái tháo đường, rối loạn...