Lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ vùng răng miệng
Các thuốc này có thể chia thành hai loại: thuốc làm sạch răng miệng và thuốc chữa bệnh ở răng miệng cũng như một số vùng liên quan hầu, họng, lưỡi…
Các thuốc chữa bệnh ở răng miệng
Thành phần thường có các kháng sinh, chất sát khuẩn, gây tê, giảm đau, làm dịu. Đa số thuốc pha chế dưới dạng thuốc phun mù (kỹ thuật dùng có khó hơn), cũng có thể dạng viên ngậm, dung dịch, gel (dễ dùng và rẻ tiền hơn). Tuy nhiên không dùng dạng phun mù cho trẻ nhỏ do khó dùng, do trẻ nhỏ dễ bị nhạy cảm với thuốc. Các thuốc thường dùng:
Arphacollutoire: Thành phần gồm bezodiceinum bromid, natri acetazol có tính sát khuẩn, amylein có tính gây tê, giảm đau. Dùng dưới dạng khí dung, sát khuẩn, gây tê tại chỗ trong các bệnh cấp tính khi bị viêm ở xoang miệng, họng, hầu hạnh nhân. Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi (vì trẻ nhỏ dễ nhạy cảm với thuốc)
Hexapspray:Thành phần có biclotymol có tính sát khuẩn. Dùng sát khuẩn khi bị viêm miệng, tai mũi họng dưới dạng thuốc phun mù hay thuốc viên ngậm. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng trẻ sơ sinh có dạng thuốc siro phối hợp biclotymol với paracetamol dùng khi bị ho.
Angispray: Thành phần có hexetidin, acid propionic có tính chống nấm, sát khuẩn và chlorobutanol có tính gây tê nhẹ, giảm đau. Dùng chống nấm, sát khuẩn, giảm đau trong chứng viêm cấp ở miệng, họng hầu hay sau khi cắt hạnh nhân, dưới dạng thuốc phun mù. Mỗi ngày, người lớn phun vào miệng họng 4 – 6 lần, trẻ em từ 3 – 5 tuổi 2 lần. Đợt dùng 6 ngày. Trẻ em dưới 3 tuổi không dùng.
Ngoài dạng thuốc hỗn hợp này còn có dạng dùng riêng lẻ, thành phần chỉ có hexetidin dưới dạng thuốc súc miệng (dung dịch 1% trong cồn ethylic) hay dạng gel (0,1%), súc miệng vào buổi tối trước khi ngủ, dễ dùng, tiện hơn, mỗi đợt dùng 6 ngày.
Eludril: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, chlorobutanol có tính gây tê nhẹ, giảm đau, ngoài ra có glycerol làm dịu. Dùng dưới dạng phun mù (có thêm tetracain gây tê, giảm đau) hay dùng dưới dạng thuốc súc miệng (pha loãng 2 thìa cà phê vào một cốc nước ấm) khi bị viêm miệng lợi, hạnh nhân, viêm họng, thanh quản hay sát khuẩn sau khi nhổ răng.
Lysofon: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, tetracain gây tê, giảm đau. Dùng để dự phòng các biến chứng viêm miệng họng mũi hầu, dưới dạng viên đặt dưới lưỡi. Chú ý không được nuốt. Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì hay bị dị ứng với thuốc gây tê tetracain.
Locabiotal: Thành phần có kháng sinh chiết từ môi trường nuôi cấy fusarium chủng laterium. Dùng dưới dạng thuốc phun khi bị viêm xoang, mũi, họng, hạnh nhân. Mỗi ngày, người lớn bơm 4 lần. Không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Oromedin: Thành phần gồm hexamidin có tính kháng khuẩn chủ yếu với các vi khuẩn gram ( ), không bị mất hiệu lực khi tiếp xúc với máu mủ, tetracyclin có phổ kháng khuẩn rộng. Dùng kháng khuẩn, chống đau nhức tại chỗ khi bị viêm miệng lợi, lưỡi, miệng – họng, hầu, dùng dưới dạng bơm phun mù. Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài dạng hỗn hợp còn có dạng hexamidin riêng lẻ, dạng thuốc gói, có thể pha vào nước đun sôi để nguội để kháng khuẩn trong khoa răng hàm mặt, khá tiện lợi.
Video đang HOT
Thuốc chữa bệnh răng miệng dạng phun mù không được dùng cho trẻ nhỏ.
Các thuốc súc miệng
Thuốc thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor). Pha chế dưới dạng dung dịch:
Thuốc súc miệng T-B: Thành phần có acid boric, dùng sát khuẩn răng miệng họng, khử mùi hôi của thuốc lá, hành tỏi, vị tanh thức ăn. Dùng dưới dạng dung dịch súc miệng mỗi lần 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
Thuốc súc miệng T-B Broma: Thành phần có kẽm sulfat, thymol, fluor, công dụng và dạng bào chế giống thuốc trên, mỗi lần súc 10ml, mỗi ngày súc 2 lần. Do thành phần thuốc có menthol nên không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Ngoài ra cũng có những loại thuốc súc miệng pha dưới dạng đậm đặc khi dùng phải pha loãng ra theo tỷ lệ hướng dẫn. Chú ý không súc miệng quá nhiều lần vì sẽ làm khô miệng, không nuốt nước súc miệng.
Và những chú ý
Khi dùng các thuốc trên cần tránh một số thuốc, một số cách dùng không đúng, gây bất lợi cho răng miệng:
Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng có cấu tạo rất mỏng, vì vậy tránh dùng các thuốc mỡ, cream, thuốc rà miệng có tính kích ứng với nồng độ cao. Ví dụ, nếu dùng acid boric thì nên dùng với nồng độ thấp.
Có những thuốc hủy giao cảm làm giảm tiết nước bọt như atropin. Khi dùng những loại thuốc này để chống đau bụng do co thắt, chống đau dạ dày, phòng chống say xe, nôn mà thấy thuốc đã làm khô miệng tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, tránh dùng liều cao làm cho miệng bị khô, khó chịu.
Một số thuốc cường giao cảm hoặc phong tỏa enzym cholinesteaza gián tiếp kích thích giao cảm, gây tiết nước bọt như pyridostigmin, neostigmin, prostigmin… dùng chữa liệt ruột gây trung tiện sau phẫu thuật, chữa bệnh nhão cơ, thuốc demecarium chữa gaucoma. Khi thuốc gây tiết nước bọt tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, cần chuyển sang dùng liều duy trì, không dùng tăng liều làm tiết nước bọt nhiều, khó chịu.
Thuốc dùng ở khoang miệng (hít, đặt) có một số thuốc nếu dùng lâu dài sẽ gây bội nhiễm (vi khuẩn, nấm) ở miệng. Ví dụ, dùng lâu dài corticoid hít sẽ làm bội nhiễm nấm Candida ở miệng. Vì thế sau mỗi lần hít, cần súc miệng thật sạch.
Tránh dùng các thuốc làm hỏng men răng như tetracyclin (thuốc ảnh hưởng đến việc tạo thành và ảnh hưởng đến độ bền, làm hỏng men răng). Đối với các thuốc này không dùng cho người có thai, trẻ dưới 12 tuổi.
Theo dân trí
Tiết lộ bí mật bất ngờ về răng miệng
Vi khuẩn gây sâu răng có thể lan truyền từ mẹ sang con thông qua nước bọt, chất súc miệng có chứa cồn sẽ làm khô miệng bạn, răng bị lệch có thể gây đau nửa đầu...
Vi khuẩn gây sâu răng có thể lan truyền từ mẹ sang con thông qua nước bọt. Nếu sức khỏe răng miệng của bạn kém và bạn nếm thức ăn của con rồi đưa cái thìa đó vào miệng bé thì bạn đang khiến con mình có nguy cơ bị bệnh sâu răng.
Chất súc miệng có chứa cồn sẽ làm khô miệng bạn. Trong nửa giờ đầu, bạn sẽ thấy miệng có mùi dễ chịu nhưng sau đó hơi thở có mùi sẽ quay trở lại, thậm chí còn tệ hơn.
Các nha sỹ sẽ không nói cho bạn biết hơi thở bạn có mùi trừ khi bạn hỏi.
Một số người cho rằng nếu không có gì trong miệng bị đau thì có nghĩa là họ ổn. Lượng cholesterol cao cũng không gây đau nhưng đó lại là vấn đề lớn.
Nếu tay bạn bị chảy máu trong lúc rửa, bạn sẽ đến gặp bác sỹ. Nhưng với nhiều người, việc chảy máu lợi không có gì đáng ngại. Trừ khi lợi bạn bị chảy máu do đánh răng quá mạnh, còn không, ngay cả khi lợi chỉ chảy ít máu, đó cũng là bệnh về răng.
Nhiều bệnh nhân bị bệnh về răng đối với những răng ở sâu bên trong trong khi những răng cửa đều ổn. Đó là do họ chỉ đánh răng ở những chỗ người khác nhìn thấy.
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách là phải dành 10 phút mỗi ngày đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa. Tuy nhiên, trên thực tế, người lớn thường chỉ dành 3 phút, còn trẻ em thậm chí ít hơn.
Bàn chải đánh răng không thể chạm tới những mảng bám sâu trong kẽ răng mà vốn gây hơi thở có mùi. Chính vì vậy, bạn cần dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày và lấy cao răng 4-6 tháng/lần. Nếu bạn thực hiện tốt những điều đó mà hơi thở vẫn có mùi thì nên xem lại chế độ ăn uống của mình và vấn đề sức khỏe.
Răng trở nên trắng hơn khi bị khô. Một số nha sỹ hứa rằng quá trình làm răng sẽ giúp răng bạn sáng hơn 4 mức độ nhưng bạn cần hiểu rằng nếu bạn mở miệng trong suốt 1 giờ, răng của bạn đã có thể tự sáng lên được 2 mức do thiếu nước rồi.
Nếu bạn tẩy trắng răng thường xuyên, men răng của bạn sẽ mỏng đi và có thể khiến nó gần như có màu đục.
Răng bị lệch có thể gây đau nửa đầu. Nếu chúng ta có thể nắn lại răng, cơn đau thường sẽ biến mất theo.
Một trong những dấu hiệu của bệnh đái đường là chảy máu lợi.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trồng răng có thể làm tăng ham muốn, có lẽ là do mọi người cảm thấy tự tin hơn khi không còn bị sún răng hoặc không còn chiếc răng giả lung lay.
Nhiều người cho rằng chi phí khám răng càng cao thì phòng khám đó càng chất lượng. Nhưng không phải vậy. Hãy hỏi đồng nghiệp hoặc bạn bè, gia đình của bạn phòng khám có uy tín. Đó nên là phòng khám họ thường xuyên đến đó trong 5 năm.
Đừng ăn nhiều tỏi trước khi đến gặp chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu bạn làm điều đó.
Nếu bạn muốn giảm lượng vi khuẩn có hại trong miệng, hãy dùng xylitol (một chất thay thế cho đường có trong kẹo cao su). Nó thay đổi thành phần hóa học trong miệng bạn. Ăn 6 -7 thanh kẹo cao su xylitol mỗi ngày sẽ giúp đẩy bệnh sâu răng lùi xa.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo YH)
3 sai lầm thường gặp khi ăn canh Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Nhưng ăn canh thế nào mới là đúng? Nếu không ăn đúng cách thậm chí còn gây nguy hại tới sức khỏe. 1. Ăn cơm chan canh Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn,...